
Phục hồi văn hóa truyền thống ở nông thôn, mấy vấn đề cần quan tâm - Nguyễn Linh Khiếu
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phục hồi văn hóa truyền thống ở nông thôn, mấy vấn đề cần quan tâm - Nguyễn Linh KhiếuDiễn đàn..... Xã hội học, số 3 - 1997 88 Phục hồi văn hoá truyền thống ở nông thôn - mấy vấn đề cần quan tâm. NGUYỄN LINH KHIẾU Sự tăng trưởng với tốc độ cao của kinh tế, dân chủ hoá các quan hệ xã hội và xã hộihoá các quan hệ gia đình là những thành tựu hết sức quan trọng của mười năm đổi mới ở nôngthôn nước ta. Thế nhưng ở nông thôn, cùng với công cuộc đổi mới là sự phục hổi các quan hệ,các phương thức sinh hoạt văn hoá tinh thần truyền thống. Quá trình phục hồi văn hoá truyền thống ở nông thôn, một mặt, là động lực mạnh mẽgóp phần thúc đẩy sự phat triển của kinh tế - xã hội, nhưng mặt khác, cũng đang đặt ra nhữngvấn đề xã hội bức xúc, những thách thức mới đối với tương lai của nông thôn. Bài viết này chỉ đề cập tới sự tác động tiêu cực của một số nhân tố trong sự phục hồivăn hoá truyền thống đối với gia đình và đời sống xã hội ở nông thôn. 1. Lễ hội và các sinh hoạt văn hoá truyền thống. Khi trả nông thôn trở về trạng thái phát triển với mạch vận động tự nhiên vốn có của nó,chỉ một thời gian ngắn ta thấy, các quan hệ làng họ, tín ngưỡng cổ truyền và phương thức sinhhoạt văn hoá – tinh thần truyền thống nhanh chóng hiện hữu một cách vô cùng phong phú vàsinh động, Sự phục hồi lễ hội truyền thống là một nét nổi bật. Lễ hội truyền thống ở nôngthôn, bên cạnh sự tác động tích cực đến đời sống văn hoá – tinh thần của người nông dâncũng đang đặt ra một số vấn đề cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc khách quan. Đằngsau không khí hội hè đình đám tưng bừng là không ít những tâm sự băn khoăn day dứt. Lễ hội truyền thống bao giờ cũng gắn liền với những cơ sở vật chất (trung tâm văn hoávật chất) - tạm gọi là công trình văn hoá cộng đồng – như đình, đền, chùa, miếu hay nhàthờ… Thế nhưng, như ta biết, mấy chục năm tập thể hoá ở nông thôn, trừ nhà thờ (ThiênChúa giáo) và chùa (Phật giáo), còn hầu như đa số các công trình văn hoá cộng đồng của cáclễ hội truyền thống hoặc bị phá dỡ hoặc đã trở nên hoang phế mục nát. Do đó, khi phục hồi lễ hội truyền thống thì một vấn đề cấp bách đặt ra là phải nhanhchóng xây dựng hay tu tạo lại các công trình văn hoá cộng đồng vốn có từ xưa. Và thực tế, vậttư, nhân lực, và kinh phí để thực hiện công cuộc tái thiết này được thu hút từ hai nguồn chính: Thứ nhất, nếu công trình văn hoá cộng đồng nào trước đây khi tập thể hoá đã phá dỡ đểlấy vật tư, nguyên vật liệu xây dựng các công trình của tập thể như nhà kho, sân phơi, nhà vănhoá, hội trường hay trại chăn nuôi tập thể… thì nay dân sở tại nhất tề đòi chính quyền phảiđền bù lại, nhiều nơi dân tự ý phá dỡ các công trình tập thể trước đây được xây dựng bởi vậttư lấy từ các công trình văn hoá cộng đồng. Xu hướng tự phát này ở không ít nơi đã tạo nênmâu thuẫn giữa chính quyền và nhân dân, đã gây nên không khí căng thẳng và bất ổn trongđời sống xã hội nông thôn. Hiện tượng này chúng ta gặp khá phổ biến ở nông thôn đồng bằngBắc Bộ thời gian qua. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 89 Nguyễn Linh Khiếu Thứ hai, nguồn kinh phí và nhân lực xây dựng các công trình văn hoá cộng đồng cơ bảnđược quyên góp từ nhân dân. Sự quyên góp ở đây về hình thức là tự nguyện, nhưng lại có rấtnhiều áp lực vô hình buộc các gia đình nông thôn phải đóng góp đầy đủ. Số liệu khảo sát thực tế cho thấy, những nơi phải xây dựng lại mới các công trình vănhoá cộng đồng này mỗi gia đình phải quyên góp từ 100 đến 300 ngàn đồng; những nơi chỉphải tu tạo, sửa sang lại mỗi gia đình cũng phải đóng góp từ 50 đến 100 ngàn đồng. Ngoàiquyên góp tiền mặt, nhiều nơi còn huy động nhân dân đóng góp thóc gạo, gạch ngói, gỗ vàlao động tự nguyện. Bên cạnh sự đóng góp xây dựng các công trình văn hoá cộng đồng làng xã (đền, chùa,đình…), các gia đình nông thôn còn phải đóng góp xây dựng và tu tạo các công trình văn hoácủa thôn xóm và dòng họ như miếu, phủ, từ đường và xây mộ… Và, cuối cùng mới là đónggóp tiền để tổ chức các loại lễ hội truyền thống, cúng tế miếu phủ và giỗ họ. Qua khảo sát ở một số địa phương chúng tôi nhận thấy, nhiều làng xã ở đồng bằng BắcBộ, vào thời điểm cao trào của sự phục hồi các công trình văn hoá cộng đồng và tổ chức tưngbừng các lễ hội truyền thống, trung bình mỗi gia đình nông thôn phải đóng góp từ 200 đến500 ngàn đồng. Số tiền này so với người dân thành phố và người giầu thì thật không phải làlớn nhưng so với các gia đình nông thôn thì không phải là nhỏ. Bởi lẽ, ở nông thôn chỉ có20% số hộ gia đình là khá giả, 60% gia đình đủ ăn và 20% số gia đình là nghèo khổ. Hơn thế,ở đồng bằng Bắ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xã hội học Phục hồi văn hóa truyền thống Văn hóa truyền thống nông thôn Văn hóa truyền thống Lễ hội truyền thống Sinh hoạt văn hóa truyền thốngTài liệu có liên quan:
-
Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phần 1 - Phạm Văn Quyết
123 trang 509 12 0 -
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lớp 10
85 trang 393 0 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 278 0 0 -
Hành trình của thần linh và thân phận - Văn hóa Lên đồng: Phần 1
159 trang 251 5 0 -
Giới thiệu lý thuyết xã hội học Curriculum - Nguyễn Khánh Trung
0 trang 209 0 0 -
8 trang 208 0 0
-
6 trang 205 0 0
-
Hành trình của thần linh và thân phận - Văn hóa Lên đồng: Phần 2
188 trang 188 3 0 -
Tiểu luận 'Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội'
20 trang 188 0 0 -
Khoá luận tốt nghiệp: Xây dựng kế hoạch truyền thông cho công ty cổ phần MISA
98 trang 178 0 0 -
Giáo trình Nhập môn xã hội học: Phần 1 - TS. Trần Thị Kim Xuyến
137 trang 166 1 0 -
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 138 0 0 -
Một số đặc điểm của Giáo phận Thái Bình
17 trang 129 0 0 -
10 trang 126 0 0
-
Tiểu luận: Giới thiệu khái quát về điều tra xã hội học
42 trang 124 0 0 -
Những thuận lợi và thách thức trong phát triển xã hội bền vững ở Thừa Thiên Huế - Vũ Mạnh Lợi
0 trang 121 0 0 -
195 trang 107 0 0
-
Lịch sử văn minh thế giới: Thành tựu văn minh Ả Rập
27 trang 101 1 0 -
Một số vấn đề đặt ra trong việc thực hiện công bằng xã hội ở nước ta hiện nay - Nguyễn Minh Hoàn
0 trang 92 0 0 -
0 trang 90 0 0