
Phương pháp đánh giá hiện trạng và tiềm năng trung hòa carbon cho các tỉnh, thành phố Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp đánh giá hiện trạng và tiềm năng trung hòa carbon cho các tỉnh, thành phố Việt Nam KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 37. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG TRUNG HÒA CARBON CHO CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ VIỆT NAM TS. Lê Huy Huấn*, Nguyễn Duy Hưng*, Hoàng Minh Quân* Hà Việt Hoàng*, Nguyễn Huyền Trang* TS. Nguyễn Thị Đào** Tóm tắt Sự quan tâm của thế giới đối với những vấn đề nhức nhối về biến đổi khí hậu và sựấm lên toàn cầu đang ngày càng gia tăng. Các quốc gia đang dần chuyển mình hướng đếnviệc xây dựng một tương lai bền vững và thân thiện với môi trường, với mục tiêu giảmthiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Việt Nam đã đưa ra những cam kết mạnhmẽ về ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát thải bằng “0” - Net Zerovào năm 2050 tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021(COP26). Để đạt được cam kết này, việc xây dựng thành phố trung hòa carbon đóng mộtvai trò quan trọng trong việc giảm tối đa lượng phát thải và mở ra cơ hội cho sự pháttriển bền vững. Trong nghiên cứu này, trên cơ sở kế thừa và phát triển các nghiên cứuliên quan, các tác giả đề cập đến một số phát hiện từ tổng quan tài liệu về thành phố trunghòa carbon một cách có hệ thống và đề xuất phương pháp đánh giá các tỉnh, thành ở ViệtNam dựa trên mức độ và tiềm năng đạt được trung hòa carbon. Nhóm tác giả phát hiệnra rằng, việc phân loại cụm thành phố dựa theo tiềm năng đạt được trung hòa carbon cầnđược thực hiện trước khi đưa ra các chính sách và quy hoạch để đạt sự hiệu quả tối ưu.Những đề xuất và phát hiện của nhóm nghiên cứu sẽ trở thành tài liệu tham khảo quantrọng cho các nhà hoạch định chính sách trong việc xây dựng các chính sách phát triểncho quá trình trung hòa carbon tại Việt Nam. Từ khóa: giảm phát thải, trung hòa carbon, thành phố, Việt Nam* Trường Đại học Kinh tế Quốc dân** Học viện Ngân hàng 499KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA1. GIỚI THIỆU Tiêu điểm của thế giới hiện nay đang dần chuyển hướng đến một tương lai bền vững vàthân thiện với môi trường, với mục tiêu giảm thiểu tác động tiêu cực đến biến đổi khí hậu.Trong bối cảnh này, việc phát triển các thành phố trung hòa carbon đã trở thành một ưutiên quan trọng trong nỗ lực hướng tới một hành tinh xanh và sạch hơn. Các thành phố cầnphải hướng đến sự cân bằng, trung hòa về carbon vì sự tăng trưởng quy mô đô thị và kinhtế (Chuyu Xia và cộng sự, 2022; Xiaoyu Ju và cộng sự, 2024) trong các đô thị đã tạo ra mộtlượng lớn khí thải carbon, góp phần gây ra biến đổi khí hậu. Đồng thời, việc trung hòa carboncũng tạo cơ hội để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và công nghệ xanh, thúc đẩy sựđổi mới và tăng trưởng kinh tế bền vững cho thành phố. Việc đo lường mức độ phát thải và khả năng hấp thụ carbon là vô cùng quan trọng, mangý nghĩa to lớn đối với việc quản lý và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu (Jiah Lee vàSeunghyun Jung, 2023). Đo lường được mức độ phát thải carbon sẽ giúp chúng ta đánh giávà quản lý hiệu quả lượng khí thải mà chúng ta sản xuất ra từ các nguồn khác nhau như: côngnghiệp, giao thông và nông nghiệp. Thông qua đó, chúng ta có thể xác định được các nguồnkhí thải chính và tập trung vào việc giảm thiểu chúng một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, việctính toán lượng hấp thụ carbon của các hệ sinh thái tự nhiên như: rừng, đất đai và đại dươnggiúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của chúng trong việc giảm bớt khí thải carbon từ khôngkhí (Xianhua Wu và cộng sự, 2022). Điều này mở ra cơ hội cho việc bảo vệ và phục hồicác hệ sinh thái để tăng cường khả năng hấp thụ carbon và giảm thiểu tác động của biến đổikhí hậu. Hiện nay, có nhiều phương pháp để đo lường mức độ phát thải và khả năng hấp thụcarbon, mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế riêng. Một trong những phương phápphổ biến nhất là sử dụng “Hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) giảm nhẹ phát thảikhí nhà kính”, trong đó các tổ chức và cơ quan thu thập dữ liệu về khí thải carbon từ cácnguồn khác nhau như: công nghiệp, giao thông và nông nghiệp (Theo khoản 7 Điều 3 Nghịđịnh số 06/2022/NĐ-CP quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone).Các dữ liệu này sau đó được phân tích và báo cáo để đo lường mức độ phát thải, xác địnhcác xu hướng và biến động. Một phương pháp khác là sử dụng các mô hình và ước tính dựatrên dữ liệu địa lý và thống kê để ước tính lượng khí thải carbon từ các nguồn khác nhau.Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có nhược điểm như: độ chính xác không cao hoặc yêu cầunhiều nguồn lực và kỹ thuật, việc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau sẽ mang lại kết quảđo lường tốt hơn. Phân loại tiềm năng trung hòa carbon của các thành phố giúp xác định và hiểu rõ hơn vềtiềm năng của mỗi thành phố trong việc giảm lượng khí nhà kính (Jiah Lee và SeunghyunJung, 2023). Thông qua việc phân loại, chúng ta có thể nhận biết được các thành phố có điềukiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng phát triển tốt để triển khai các giải pháp trung hòa carbon hiệuquả nhất. Việc phân loại tiềm năng trung hòa carbon của các thành phố không chỉ giúp cácnhà hoạch định chính sách tạo ra các chiến lược và chính sách phù hợp mà còn đảm bảo sự500 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚItập trung và tối ưu hóa nguồn lực để đạt được mục tiêu trung hò ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Kinh tế Việt Nam Tăng trưởng kinh tế Phương pháp đánh giá hiện trạng Tiềm năng trung hòa carbon Biến đổi khí hậu Giảm phát thảiTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 796 4 0 -
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 294 0 0 -
38 trang 282 0 0
-
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 272 0 0 -
Tiểu luận: Chính sách đối ngoại của Việt Nam – ASEAN trước và sau đổi mới
18 trang 246 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 239 1 0 -
Hai mô hình phát triển và sự đổi mới kinh tế thông qua thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam
348 trang 238 0 0 -
Một vài khía cạnh của phân tích dữ liệu lớn trong kinh tế
10 trang 237 0 0 -
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế - PGS.TS. Trần Đình Trọng
337 trang 229 1 0 -
13 trang 217 0 0
-
46 trang 207 0 0
-
Đồ án môn học: Bảo vệ môi trường không khí và xử lý khí thải
20 trang 201 0 0 -
Đề xuất mô hình quản lý rủi ro ngập lụt đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
2 trang 196 0 0 -
13 trang 195 0 0
-
161 trang 185 0 0
-
Bài tập cá nhân môn Biến đổi khí hậu
14 trang 184 0 0 -
Luận văn: Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm nước xả vải mới
30 trang 184 0 0 -
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 5 – ĐH KHTN Hà Nội
10 trang 175 0 0 -
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 3 - PGS .TS Đinh Phi Hổ
35 trang 174 0 0 -
15 trang 163 0 0