Danh mục tài liệu

Quá trình tìm ra vết tích của giá trị trong học thuyết Marx

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 107.40 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

C. Mác là một thiên tài về lý luận, về chính trị, về triết học duy vật biện chứng, về kinh tế chính trị học và về chủ nghĩa xã hội khoa học. Các học thuyết của ông được coi là các cuộc cách mạng vĩ đại trên cơ sở kế thừa và phát triển các giá trị tư tưởng của nhân loại. Nhắc tới kinh tế chính trị học Mác người ta có thể sẽ nghĩ ngay tới “hòn đá tảng” - học thuyết giá trị thặng dư.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quá trình tìm ra vết tích của giá trị trong học thuyết Marx Nguyễn Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 81 - 85 QUÁ TRÌNH TÌM RA VẾT TÍCH CỦA GIÁ TRỊ TRONG HỌC THUYẾT MARX Nguyễn Thị Hạnh* Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT C. Mác là một thiên tài về lý luận, về chính trị, về triết học duy vật biện chứng, về kinh tế chính trị học và về chủ nghĩa xã hội khoa học. Các học thuyết của ông được coi là các cuộc cách mạng vĩ đại trên cơ sở kế thừa và phát triển các giá trị tư tưởng của nhân loại. Nhắc tới kinh tế chính trị học Mác người ta có thể sẽ nghĩ ngay tới “hòn đá tảng” - học thuyết giá trị thặng dư. Song cũng không ai có thể không nhắc tới học thuyết giá trị - một học thuyết mà để khẳng định được nó Mác đã phải trải qua một quá trình cách mạng lâu dài, một học thuyết được coi là khởi thuỷ cho Mác tiến hành các cuộc cách mạng về sau trong sự nghiệp nghiên cứu kinh tế chính trị học của mình. Từ khóa: học thuyết giá trị, giá trị, giá trị sử dụng, giá trị trao đổi, kinh tế chính trị Mác - Lênin QUÁ TRÌNH TÌM RA VẾT TÍCH CỦA GIÁ TRỊ* Mác đặt nghiên cứu về giá trị ngay trong tiết 1, chương 1, phần thứ nhất của quyển I, bộ Tư bản - một tác phẩm kinh điển trong khoa học kinh tế chính trị. Trong lời tựa cho lần xuất bản thứ nhất của quyển I này Mác đã nói: “Mọi bước khởi đầu đều khó”, đủ thấy học thuyết giá trị có ý nghĩa to lớn đến nhường nào. Về trình tự nghiên cứu: Mác đã chọn hàng hoá - tiền tệ làm đối tượng nghiên cứu với một trình tự lôgíc, với phương pháp khoa học đi từ cụ thể tới trừu tượng để tìm ra cốt lõi của quan hệ sản xuất. Đó chính là giá trị hàng hoá. Về nội dung: Mác đã lần lượt đi từ giá trị sử dụng đến giá trị trao đổi để đúc kết ra giá trị của hàng hoá. Đó thực sự là một trình tự lôgíc và khoa học. Đối tượng đầu tiên trong nghiên cứu của Mác chính là hàng hoá. Nói cách khác, Mác đã lấy hàng hoá là xuất phát điểm để nghiên cứu và tìm ra bản chất của phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa. Liệu có ai đó sẽ đặt câu hỏi: “Tại sao Mác lại bắt đầu nghiên cứu Phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa từ hàng hoá ?”. Thật đơn giản. Hàng hoá là hình thức phổ biến nhất trong xã hội Tư bản chủ nghĩa. Mác đã nhận xét rằng xã hội Tư bản chủ nghĩa chẳng qua chỉ là đống hàng hoá khổng lồ. Hơn nữa, sản xuất hàng hoá lại là cơ sở ra đời của Chủ nghĩa tư bản, * Tel: 0986.351.114; Email: Flyingdance.708@gmail.com từng hàng hoá là hình thái nguyên tố của của cải trong xã hội tư bản. Chính vì thế, hàng hoá – giá trị chính là cơ sở để phân tích kinh tế chiính trị về phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa. Cũng tương tự, khi nghiên cứu học thuyết giá trị của Mác hẳn nhiều người sẽ hỏi: “Tại sao Mác lại chọn trình tự đi từ nghiên cứu giá trị sử dụng của hàng hoá?”. Điều này không khó lý giải bởi lẽ giá trị sử dụng là biểu hiện dễ thấy nhất của hàng hoá. Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và được sản xuất ra để trao đổi, để bán. Ngay trong định nghĩa về hàng hoá đã cho thấy thuộc tính hay nhân tố đầu tiên của hàng hoá chính là khả năng thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. Đó chính là giá trị sử dụng của hàng hoá. Giá trị sử dụng của hàng hoá là công dụng của vật phẩm mà nhờ đó có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. Bất kể hàng hoá nào cũng đều có giá trị sử dụng. Về mặt chất, giá trị sử dụng trước hết là tính hữu ích, là công dụng của hàng hoá. Bất kể hàng hoá nào được tạo ra đều mang công dụng riêng, ví dụ như quần áo dùng để mặc, xe cộ để đi lại… Giá trị sử dụng của mỗi hàng hoá đều do những thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hoá đó quyết định. Tuy nhiên, mỗi vật thể lại có thể có nhiều thuộc tính tự nhiên khác nhau, do đó, nó có nhiều giá trị sử dụng khác nhau. Việc phát hiện và tận dụng từng thuộc tính tự nhiên có ích phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội. Tất nhiên, giá trị sử dụng là một 81 Nguyễn Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ phạm trù vĩnh viễn. Giá trị sử dụng xác định mặt chất của hàng hoá bởi nó cho biết hàng hoá đó là gì. Có công dụng gì. Mác đã chỉ rõ: “…là những giá trị sử dụng, các hàng hoá khác nhau trước hết về chất…”. Giá trị sử dụng chỉ được thể hiện đầy đủ trong tiêu dùng, nó là nội dung vật chất của của cải, không kể hình thức xã hội của của cải đó như thế nào vì chỉ khi tiêu dùng hàng hoá thì giá trị sử dụng mới được thực hiện. Xét về mặt lượng, một hàng hoá có thể có nhiều giá trị sử dụng mà việc tìm ra các giá trị sử dụng ấy là nhiệm vụ của lịch sử, phụ thuộc vào trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Trong xã hội hiện đại, bên cạnh những hàng hoá hữu hình còn có những hàng hoá vô hình. Đó là hàng hoá dịch vụ. Với loại hàng hoá này, giá trị sử dụng tồn tại dưới hình thái phi vật thể, quá trình sản xuất cũng đồng thời là quá trình tiêu dùng các loại hàng hoá này. Xã hội ngày càng phát triển thì hàng hoá dịch vụ càng đóng vai trò quan trọng. Ngày nay, ở hầu hết các nước phát triển, khu vực dịch vụ luôn chiếm giữ tỷ trọng lớn. Tựu chung lại, một vật khi đ ...