
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nông dân trong thời kỳ đổi mới
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nông dân trong thời kỳ đổi mới điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam... CHÍNH TRỊ - KINHQuan TẾ HỌC Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nông dân trong thời kỳ đổi mới Vũ Thị Duyên * Nhận ngày 11 tháng 6 năm 2014 Chỉnh sửa ngày 15 tháng 7 năm 2014. Chấp nhận đăng ngày 17 tháng 7 năm 2014 Tóm tắt: Trải qua các Đại hội thời kỳ đổi mới, nhiều quan điểm của Đảng về nông dân được bổ sung và cụ thể hóa phù hợp với đường lối đổi mới kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần cho người nông dân, tạo thêm những điều kiện mới để người nông dân thể hiện được vai trò của mình trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. Bên cạnh đó, Đảng đã đề ra nhiều nghị quyết chuyên đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nêu rõ những tư tưởng chỉ đạo, phương châm và cách thức thực hiện. Đến nay, những nghị quyết đó vẫn còn nguyên giá trị. Từ khóa: Nông nghiệp; nông dân; nông thôn; đổi mới. 1. Quan điểm của Đảng về nông dân trong công cuộc đổi mới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế. Đại hội đánh dấu bước chuyển biến căn bản về tư duy kinh tế của Đảng. Đây là cơ sở lý luận để tạo môi trường cho quá trình đổi mới căn bản, toàn diện cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, mà nội dung trọng tâm là tái xác lập và phát triển kinh tế hộ nông nghiệp. Lần đầu tiên, quan điểm đổi mới của Đảng về nông nghiệp, nông thôn được đặt trong bối cảnh quan điểm đổi mới chung của đất nước. Những chủ trương cơ bản được Đại hội đề ra là: thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; đưa nông nghiệp tiến một bước theo hướng sản xuất lớn, nhằm yêu cầu chủ yếu là tăng nhanh khối lượng và tỷ suất hàng hóa nông sản; kết hợp chuyên môn hóa với phát triển toàn diện, cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi, lúa và màu, cây lương thực và cây công nghiệp; lấy thâm canh, tăng vụ là chính; định canh, định cư, giao đất, giao rừng cho các đơn vị tập thể và nhân dân sử dụng lâu dài;... giải quyết tốt quan hệ giữa nghĩa vụ đóng góp cho đất nước và quyền lợi của nông dân; soát lại các chính sách quan hệ đến nông dân, bãi bỏ những chính sách không đúng(1). Chủ trương trên của Đảng tại Đại hội VI đối với nông dân thể hiện rõ tinh thần đổi mới, nhưng chưa thật cụ thể và chậm đi vào cuộc sống. Vì vậy, ngày 5 tháng 4 năm 1988, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW Về đổi mới quản lý kinh tế nông Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. ĐT: 01683919274. Email: hoaquachtu@gmail.com (1) Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập (Đại hội VI, VII, VIII, IX, X), t.21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.36 - 38, 90. (*) 3 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 4(89) - 2015 nghiệp, nêu ra những yêu cầu chung cho việc lãnh đạo và quản lý nông nghiệp, trong đó có yêu cầu đảm bảo cuộc sống và lợi ích của người nông dân. Tinh thần của Nghị quyết số 10-NQ/TW tiếp tục được củng cố và phát triển trong các Văn kiện của Đảng. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (năm 1991), trong “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000”, Đảng nhấn mạnh hơn đến phát triển kinh tế nông nghiệp phải gắn với chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng nhấn mạnh đến việc hướng tới xây dựng cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ gắn với phân công và hợp tác quốc tế. Đặc biệt, Cương lĩnh xác định mục tiêu: “Xây dựng giai cấp nông dân về mọi mặt để xứng đáng là một lực lượng cơ bản trong việc xây dựng nông thôn mới, góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa”(2). Nghị quyết nói trên (Nghị quyết 10) của Bộ Chính trị sau khi đi vào cuộc sống, đã giúp bộ mặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam có bước phát triển vượt bậc, đóng góp vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới đất nước, tạo động lực mạnh mẽ khơi dậy những tiềm năng ở các vùng nông thôn, làm cho sản xuất kinh doanh ở nông thôn trở nên năng động hơn. Kinh tế hợp tác xã vẫn được duy trì, song đã chuyển sang cách thức tổ chức, quản lý theo kiểu mới. Việc thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ đã tạo cú hích cho kinh tế nông thôn, tài nguyên nông nghiệp được người nông dân sử dụng ngày càng hợp lý, mang lại giá trị kinh tế cao. Sau một thời gian dài trầm lắng, ảm đạm do mất thị trường truyền thống, các làng nghề thủ 4 công cũng từng bước sôi động trở lại, từng bước xuất hiện nhiều ngành công nghiệp nhỏ và dịch vụ mới ở nông thôn. Đi đôi với những chuyển biến tích cực trong hoạt động sản xuất, đời sống nông dân và bộ mặt chung của nông thôn Việt Nam có nhiều biến đổi đáng ghi nhận. Số hộ nông dân có đời sống kinh tế khá giả chiếm tỷ lệ ngày càng lớn. Những tiến bộ trong nông nghiệp là nền tảng vững chắc giúp đưa Việt Nam thoát dần khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị.(2) Khi c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam Nông dân việt Nam Đường lối đổi mới kinh tế Nông dân Việt NamTài liệu có liên quan:
-
11 trang 266 0 0
-
Đề cương ôn tập môn Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
160 trang 205 0 0 -
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần SSại hội XIII của Đảng
4 trang 204 0 0 -
Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam - 130 Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh
38 trang 178 0 0 -
Công tác bảo vệ nền tư tưởng của Đảng trong tình hình mới: Phần 2
210 trang 176 0 0 -
19 trang 174 0 0
-
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam: Phần 2
101 trang 168 0 0 -
Bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay
10 trang 151 0 0 -
25 trang 148 1 0
-
Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam - ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
93 trang 133 0 0 -
798 trang 127 0 0
-
130 câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
78 trang 117 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (11tr)
11 trang 107 0 0 -
18 trang 103 0 0
-
27 trang 100 0 0
-
8 trang 97 0 0
-
7 trang 86 0 0
-
Bài giảng Sản xuất hàng hoá và quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hoá
68 trang 82 0 0 -
Công tác dân vận của Đảng góp phần tạo nên thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954
7 trang 79 0 0 -
Những quan điểm cơ bản về tín ngưỡng, tôn giáo trong văn kiện đại hội XII của đảng cộng sản Việt Nam
8 trang 78 0 0