Quan điểm của F.M.Dostoievsky về tự do tinh thần - Mai Thị Hạnh Lê
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 469.56 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích quan điểm của F.M. Dostoievsky về tự do tinh thần, một quan điểm có vị trí quan trọng trong hệ thống các quan điểm triết học của ông. Theo tác giả, F.M.Dostoievsky là người đề cao tự do tinh thần; lên án lối sống rập khuôn, bị đè nén tinh thần, lối sống này sinh ra những con người phi cá tính; con người cần phải được tự do cảm xúc; xã hội tốt đẹp hơn thì không thể đi ngược với nhân tính con người.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan điểm của F.M.Dostoievsky về tự do tinh thần - Mai Thị Hạnh Lê Quan điểm của F.M.Dostoievsky... CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Quan điểm của F.M.Dostoievsky về tự do tinh thần Mai Thị Hạnh Lê * Tóm tắt: Bài viết phân tích quan điểm của F.M. Dostoievsky về tự do tinh thần, một quan điểm có vị trí quan trọng trong hệ thống các quan điểm triết học của ông. Theo tác giả, F.M.Dostoievsky là người đề cao tự do tinh thần; lên án lối sống rập khuôn, bị đè nén tinh thần, lối sống này sinh ra những con người phi cá tính; con người cần phải được tự do cảm xúc; xã hội tốt đẹp hơn thì không thể đi ngược với nhân tính con người. Từ khóa: Dostoievsky; tự do; tinh thần; hiện sinh; nước Nga. Mỗi người đều có quan hệ mật thiết với xã hội rộng lớn và có đặc điểm riêng và nhờ đó làm nên tính đa dạng của xã hội loài người. Con người hết sức đa dạng về đời sống tinh thần. Sự phát triển của đời sống vật chất làm cho đời sống tinh thần của con người được nâng lên. Tuy nhiên, câu hỏi “con người có tự do tinh thần không và tự do tinh thần là gì?” đã và vẫn đang được các nhà triết học quan tâm nghiên cứu. F.M.Dostoievsky là một trong những nhà triết học quan tâm đến vấn đề tự do tinh thần của con người. Quan điểm về tự do tinh thần có vị trí quan trọng trong hệ thống các quan điểm triết học của ông. Bài viết này trình bày nội dung chính trong quan điểm của Dostoievsky về tự do tinh thần. Fiodor Mikhailovich Dostoievsky (1821 - 1881) là một nhà văn hiện thực của Nga, đồng thời là nhà triết học. Dostoievsky được hưởng một nền giáo dục có hệ thống; mê văn chương từ nhỏ, mong muốn được trở thành nhà văn, am tường lịch sử Nga và yêu triết học. Tư tưởng triết học được thể hiện qua những tiểu thuyết của ông. Dostoievsky giãi bày mục đích trong sự nghiệp của mình: “Nghiên cứu cuộc sống của con người đó là mục đích cao cả nhất và là niềm vui của tôi”(1). Trong suốt cuộc đời mình, nhất là từ sau những năm sáu mươi thế kỷ XIX, Dostoievsky thể hiện tâm trạng về con người ngày càng rõ ràng hơn. Tháng 3 năm 1863, Tsernysevsky (một nhà văn, nhà tư tưởng, khi đó là môn sinh của các tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng) đăng trên Tạp chí Người cùng thời đại tiểu thuyết “Làm gì”, ở đó trình bày cương lĩnh cải tạo xã hội, xây dựng con người mới, bức tranh tương lai thấm đượm một màu hồng tươi sáng của nhân loại. Sau đó vài tháng, nhân đọc tiểu thuyết “Làm gì” của Tsernysevski, F.M.Dostoievsky viết và cho in “Bút ký dưới hầm” (còn có tên dịch khác là: “Hồi ký viết dưới hầm”). Tác phẩm (1) Thạc sĩ, Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa. ĐT: 0982426700. Email: hanhlecdyth@gmail.com. (1) L. Gorxman (1993), Dostoievsky - Cuộc đời và sự nghiệp , Nxb Văn hóa, Hà Nội, tr.65. (*) 113 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(93) - 2015 được viết nhằm mục đích tranh luận với Tsernysevsky về con người, thời đại. Dostoievsky đã chọn tác phẩm trung tâm của đảng đối lập của mình để đả kích. Đây là tác phẩm đầu tiên thể hiện sắc thái tư tưởng triết học hiện sinh của Dostoievsky. Tác phẩm trình bày nhiều vấn đề nóng bỏng của xã hội Nga đương đại, trong đó vấn đề tự do là trọng tâm của tác phẩm. Với cảm nhận về khó khăn của cuộc đời mình, của những con người trong xã hội Nga lúc ấy, Dostoievsky đau xót, day dứt bàn đến tự do. Theo ông, tự do là tự do tinh thần của con người. Con người sẽ sống là mình, chứ không phải sống cuộc sống đơn điệu, theo một môtip nào đó; con người cần có tự do để khẳng định nhân cách, cá tính và góp phần vào làm phong phú thêm xã hội rộng lớn. Tự do không phải là những khuôn phép, trật tự. Dostoievsky trình bày rất nhiều lần, khi thì trực tiếp, khi thì gián tiếp, quan niệm về tự do tinh thần. Tự do tinh thần chứ không phải tự do công dân, tự do thể xác. Tự do tinh thần là được làm những gì theo bản năng mình muốn và được tự đánh giá những ham muốn đó. Cái cá nhân, cái cá thể người, cái làm cho xã hội phong phú và đa dạng không chỉ nhờ yếu tố sinh học mà chính là nhờ yếu tố tinh thần. Trong đó, ngoài những lý lẽ của lý trí còn có lý lẽ của lương tâm, của những khát khao chân thực vượt qua những chuẩn tắc đạo đức của xã hội đương thời. Tự do tinh thần là vấn đề nóng bỏng của bản thân mỗi người. Nếu “cái tôi”, “cái bản ngã” trong mỗi người bị triệt tiêu, nhường chỗ cho cái tập thể, nếu 114 con người mình không phải là của mình, mình không được là mình thì con người không có tự do tinh thần. Dostoievsky nhấn mạnh rằng con người phải là mình, phải có tự do tinh thần. Tự do tư tưởng là tự do bắt nguồn từ trong sâu thẳm cái “bản ngã” đầy phức tạp và không ít sóng gió. Tự do là bản chất người với sự dung hoà những yếu tố của cuộc sống phong phú đa dạng. Chính cái đa dạng trong tinh thần cá nhân sẽ làm cho đời sống xã hội trở nên phong phú. Tự do là cái quý báu nhất, quan trọng nhất, có nhân tính nhất trong con người. Ông viết: “Trong khi dục vọng mới là cái biểu lộ toàn diện cuộc đời, nghĩa là cuộc đời con người toàn vẹn, kể cả lý trí lẫn những thúc giục của bản năng. Và cuộc đời chúng ta mặc dù trong cách biểu hiện ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan điểm của F.M.Dostoievsky về tự do tinh thần - Mai Thị Hạnh Lê Quan điểm của F.M.Dostoievsky... CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Quan điểm của F.M.Dostoievsky về tự do tinh thần Mai Thị Hạnh Lê * Tóm tắt: Bài viết phân tích quan điểm của F.M. Dostoievsky về tự do tinh thần, một quan điểm có vị trí quan trọng trong hệ thống các quan điểm triết học của ông. Theo tác giả, F.M.Dostoievsky là người đề cao tự do tinh thần; lên án lối sống rập khuôn, bị đè nén tinh thần, lối sống này sinh ra những con người phi cá tính; con người cần phải được tự do cảm xúc; xã hội tốt đẹp hơn thì không thể đi ngược với nhân tính con người. Từ khóa: Dostoievsky; tự do; tinh thần; hiện sinh; nước Nga. Mỗi người đều có quan hệ mật thiết với xã hội rộng lớn và có đặc điểm riêng và nhờ đó làm nên tính đa dạng của xã hội loài người. Con người hết sức đa dạng về đời sống tinh thần. Sự phát triển của đời sống vật chất làm cho đời sống tinh thần của con người được nâng lên. Tuy nhiên, câu hỏi “con người có tự do tinh thần không và tự do tinh thần là gì?” đã và vẫn đang được các nhà triết học quan tâm nghiên cứu. F.M.Dostoievsky là một trong những nhà triết học quan tâm đến vấn đề tự do tinh thần của con người. Quan điểm về tự do tinh thần có vị trí quan trọng trong hệ thống các quan điểm triết học của ông. Bài viết này trình bày nội dung chính trong quan điểm của Dostoievsky về tự do tinh thần. Fiodor Mikhailovich Dostoievsky (1821 - 1881) là một nhà văn hiện thực của Nga, đồng thời là nhà triết học. Dostoievsky được hưởng một nền giáo dục có hệ thống; mê văn chương từ nhỏ, mong muốn được trở thành nhà văn, am tường lịch sử Nga và yêu triết học. Tư tưởng triết học được thể hiện qua những tiểu thuyết của ông. Dostoievsky giãi bày mục đích trong sự nghiệp của mình: “Nghiên cứu cuộc sống của con người đó là mục đích cao cả nhất và là niềm vui của tôi”(1). Trong suốt cuộc đời mình, nhất là từ sau những năm sáu mươi thế kỷ XIX, Dostoievsky thể hiện tâm trạng về con người ngày càng rõ ràng hơn. Tháng 3 năm 1863, Tsernysevsky (một nhà văn, nhà tư tưởng, khi đó là môn sinh của các tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng) đăng trên Tạp chí Người cùng thời đại tiểu thuyết “Làm gì”, ở đó trình bày cương lĩnh cải tạo xã hội, xây dựng con người mới, bức tranh tương lai thấm đượm một màu hồng tươi sáng của nhân loại. Sau đó vài tháng, nhân đọc tiểu thuyết “Làm gì” của Tsernysevski, F.M.Dostoievsky viết và cho in “Bút ký dưới hầm” (còn có tên dịch khác là: “Hồi ký viết dưới hầm”). Tác phẩm (1) Thạc sĩ, Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa. ĐT: 0982426700. Email: hanhlecdyth@gmail.com. (1) L. Gorxman (1993), Dostoievsky - Cuộc đời và sự nghiệp , Nxb Văn hóa, Hà Nội, tr.65. (*) 113 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(93) - 2015 được viết nhằm mục đích tranh luận với Tsernysevsky về con người, thời đại. Dostoievsky đã chọn tác phẩm trung tâm của đảng đối lập của mình để đả kích. Đây là tác phẩm đầu tiên thể hiện sắc thái tư tưởng triết học hiện sinh của Dostoievsky. Tác phẩm trình bày nhiều vấn đề nóng bỏng của xã hội Nga đương đại, trong đó vấn đề tự do là trọng tâm của tác phẩm. Với cảm nhận về khó khăn của cuộc đời mình, của những con người trong xã hội Nga lúc ấy, Dostoievsky đau xót, day dứt bàn đến tự do. Theo ông, tự do là tự do tinh thần của con người. Con người sẽ sống là mình, chứ không phải sống cuộc sống đơn điệu, theo một môtip nào đó; con người cần có tự do để khẳng định nhân cách, cá tính và góp phần vào làm phong phú thêm xã hội rộng lớn. Tự do không phải là những khuôn phép, trật tự. Dostoievsky trình bày rất nhiều lần, khi thì trực tiếp, khi thì gián tiếp, quan niệm về tự do tinh thần. Tự do tinh thần chứ không phải tự do công dân, tự do thể xác. Tự do tinh thần là được làm những gì theo bản năng mình muốn và được tự đánh giá những ham muốn đó. Cái cá nhân, cái cá thể người, cái làm cho xã hội phong phú và đa dạng không chỉ nhờ yếu tố sinh học mà chính là nhờ yếu tố tinh thần. Trong đó, ngoài những lý lẽ của lý trí còn có lý lẽ của lương tâm, của những khát khao chân thực vượt qua những chuẩn tắc đạo đức của xã hội đương thời. Tự do tinh thần là vấn đề nóng bỏng của bản thân mỗi người. Nếu “cái tôi”, “cái bản ngã” trong mỗi người bị triệt tiêu, nhường chỗ cho cái tập thể, nếu 114 con người mình không phải là của mình, mình không được là mình thì con người không có tự do tinh thần. Dostoievsky nhấn mạnh rằng con người phải là mình, phải có tự do tinh thần. Tự do tư tưởng là tự do bắt nguồn từ trong sâu thẳm cái “bản ngã” đầy phức tạp và không ít sóng gió. Tự do là bản chất người với sự dung hoà những yếu tố của cuộc sống phong phú đa dạng. Chính cái đa dạng trong tinh thần cá nhân sẽ làm cho đời sống xã hội trở nên phong phú. Tự do là cái quý báu nhất, quan trọng nhất, có nhân tính nhất trong con người. Ông viết: “Trong khi dục vọng mới là cái biểu lộ toàn diện cuộc đời, nghĩa là cuộc đời con người toàn vẹn, kể cả lý trí lẫn những thúc giục của bản năng. Và cuộc đời chúng ta mặc dù trong cách biểu hiện ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quan điểm của F.M.Dostoievsky Tự do tinh thần Quan điểm triết học Triết học phương Tây Quan điểm về con ngườiTài liệu có liên quan:
-
Bài 13B. CÁC KỸ NĂNG THAM VẤN - 042011
101 trang 507 0 0 -
Đề tài: Quan niệm của L. Feuerbach về vấn đề con người
18 trang 190 0 0 -
Đề cương bài giảng Triết học dành cho cao học và sau đại học không chuyên ngành Triết học
146 trang 96 0 0 -
TIỂU LUẬN: Sự khác biệt căn bản của triết học phương Tây và phương Đông
9 trang 83 1 0 -
8 trang 71 0 0
-
Tiểu luận Những NLCB của triết học Mac - Lênin
18 trang 60 0 0 -
Giáo trình Triết học phương Tây hiện đại
262 trang 54 0 0 -
Minh triết phương Đông và triết học phương Tây - một vài điểm tham chiếu
10 trang 50 1 0 -
Giáo trình Lịch sử triết học Phương Tây: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng
256 trang 48 0 0 -
Quan điểm của Auguste Comte về xã hội thực chứng
13 trang 46 1 0