Quan điểm ung thư học và bệnh lý học trong phẫu thuật nội soi cắt tuyến giáp
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 425.00 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung của bài viết trình bày đại cương về bướu giáp, nguyên tắc điều trị bệnh bướu tuyến giáp, các thể viêm tuyến giáp, phình giáp và u giáp, vai trò của phẫu thuật nội soi cắt tuyến giáp, ưu điểm của phẫu thuật nội soi cắt tuyến giáp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan điểm ung thư học và bệnh lý học trong phẫu thuật nội soi cắt tuyến giáp Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Tổng Quan QUAN ĐIỂM UNG THƯ HỌC VÀ BỆNH LÝ HỌC TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TUYẾN GIÁP Nguyễn Công Minh* ĐẠI CƯƠNG Bướu giáp dân gian thường gọi là bướu cổ, là thuật ngữ phổ biến để chỉ tất cả các tình trạng to ra của tuyến giáp, bất chấp bản chất của nó (lành hoặc ác, bẩm sinh hay mắc phải, cường, suy hoặc bình giáp). Đã gọi là “bướu” là bất thường, là bệnh lý.(10,12) Trên phương diện hình thái học Chúng ta có: Phình giáp (goiter, goitre): là thuật ngữ dùng để chỉ sự tăng sinh tuyến giáp (lành tính), to hơn bình thường. Tuyến giáp bình thường cân nặng khoảng 20-30g. Gọi là phình giáp khi khối lượng của tuyến giáp trên 35g (nghĩa là trên 20% khối lượng tuyến giáp bình thường của một người lớn).(10,12) Phình giáp chia làm “phình giáp lan tỏa” và “phình giáp nhân”: • Phình giáp lan tỏa (trước đây gọi là bướu giáp lan tỏa): toàn bộ tuyến giáp phì đại. Nếu chức năng bình thường gọi là phình giáp đơn thuần(10).Trên thực tế, người ta thường dùng thuật ngữ phình giáp lan tỏa để chỉ phình giáp đơn thuần. • Phình giáp nhân - phình giáp hạt (diffuse nodular goiter): nhân to lên chiếm cả một thùy. Thí dụ: phình giáp nhân thùy (phải), phình giáp nhân thùy (trái). • Phình giáp hỗn hợp để chỉ nhân giáp trên nền phình giáp, phình giáp đơn nhân, nếu nhiều nhân thì gọi là phình giáp đa nhân. Nhân giáp (hạt giáp) (đơn nhân hoặc đa nhân) trên nền tuyến giáp bình thường. Thí dụ: đơn nhân thùy phải, đa nhân thùy trái. Ngày nay nhờ phổ biến của các loại siêu âm có đầu dò với độ phân giải cao, qua đó sinh thiết bằng kim nhỏ (FNA) giúp phát hiện ung thư giáp sớm hơn, nhất là ung thư biểu mô tuyến giáp dạng nhú kích thước nhỏ(12,13,14). Phương diện giải phẫu bệnh ta có - Các thể viêm tuyến giáp. - Phình giáp (goiter). - U giáp: chia làm bướu giáp lành tính và ung thư giáp. Phương diện chức năng sinh lý ● Suy giáp (nhược giáp): bao gồm suy giáp bẩm sinh và suy giáp mắc phải (ở người lớn). Mặc dù tỷ lệ phình giáp rất ít, nhưng thường bị chẩn đoán lầm là “bệnh tâm thần” hoặc “suy nhược thần kinh”. ● Bình giáp. ● Cường giáp: cần phân biệt Hội chứng cường giáp là bệnh lý của tuyến giáp, là tình trạng gia tăng hoạt động (hoạt động quá mức) của tuyến giáp, dẫn đến hậu quả sản xuất nội tiết tố T4 và (hoặc) T3 nhiều hơn mức bình thường(10,12). Hội chứng nhiễm độc giáp là thuật ngữ dùng chung để chỉ toàn bộ các thay đổi các cấu trúc mô học và rối loạn chuyển hóa do quá trình cường giáp gây ra. Hội chứng nhiễm độc giáp cũng do tăng hormon giáp trong máu, từ tất cả các nguyên nhân. Các trạng thái lâm sàng của cường giáp phụ thuộc chặt chẽ vào các cơ chế sinh lý bệnh học, nhưng bệnh cảnh lâm sàng chung là tình trạng nhiễm độc giáp.(10,12) Tùy sự xuất hiện lâm sàng liên quan đến HC độc tuyến giáp, ta có 4 nguyên nhân của Hội * Bộ môn Ngoại ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: GS.TS Nguyễn Công Minh. ĐT: 0903732399. Email: bscongminh@gmail.com Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015 1 Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 chứng cường giáp Bệnh Basedow (bệnh Graves, bệnh “bìu cổ lộ nhỡn”): theo kinh điển, phải hội đủ các tiêu chuẩn: - Bướu giáp lan tỏa với sự tăng sinh mạch máu trong u (bướu giáp mạch). Bướu giáp lan tỏa xuất hiện dưới 3 năm. - HC nhiễm độc giáp. - Dấu chứng lồi mắt. Ngày nay, trên thế giới, các tác giả làm định lượng thêm thụ thể kháng TSH, để xác định bệnh Basedow.(3,6,8,15) Bệnh Plummer: nhân độc tuyến giáp (Nodular thyroid toxic) hay U độc tuyến giáp (Adenoma toxic). Thường gặp trên người lớn (trung bình là 62 tuổi). Phình giáp đa nhân độc được H. S. Plummer mô tả đầu tiên năm 1913, bao gồm:(4,10,12) - Hội chứng nhiễm độc giáp điển hình, đặc biệt, các triệu chứng tim mạch luôn hiện hữu. - Nhân giáp (thể đơn nhân hoặc đa nhân): thường phát hiện trên lâm sàng, hoặc phát hiện qua “nhân nóng” trên xạ hình tuyến giáp. - Một số lớn các trường hợp bị bỏ quên cho đến khi BN nhập viện vì suy tim nặng. Khi nhập viện mới phát hiện được. T3 có vẻ tiết nhiều hơn T4 và chỉ số T4 / T3 giảm. - Chẩn đoán xác định bằng xạ hình tuyến giáp: có hình ảnh một hoặc nhiều nhân nóng (đậm độ bắt xạ cao). Bệnh bướu giáp Basedow hóa phải hội đủ các tiêu chuẩn: - Phải là bệnh Basedow (như tiêu chuẩn đã mô tả trên). - Phình giáp lan tỏa - đơn thuần, đã có trên 5 năm. - Thường khối giáp khá to. Đây là thể lâm sàng đặc biệt có tỷ lệ nhuyễn sụn khí quản nhiều nhất trong tổng số phình giáp(12,13). NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ BỆNH BƯỚU TUYẾN GIÁP Điều trị ngoại khoa bệnh bướu tuyến giáp, dù phẫu thuật nội soi (PTNS) hay mổ mở kinh điển, luôn tôn trọng nguyên tắc là phải đạt hiệu quả trên hai mặt: bệnh lý học và ung thư học(4,17) Đối với các trường hợp phình giáp, nên ưu tiên điều trị nội - Phình giáp lan tỏa mới Nên dùng kích tố liệu pháp để ức chế TSH, tốt nhất là Levothyroxine. Chú ý vì là kích tố sinh nhiệt nên cảm giác nóng người ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan điểm ung thư học và bệnh lý học trong phẫu thuật nội soi cắt tuyến giáp Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Tổng Quan QUAN ĐIỂM UNG THƯ HỌC VÀ BỆNH LÝ HỌC TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TUYẾN GIÁP Nguyễn Công Minh* ĐẠI CƯƠNG Bướu giáp dân gian thường gọi là bướu cổ, là thuật ngữ phổ biến để chỉ tất cả các tình trạng to ra của tuyến giáp, bất chấp bản chất của nó (lành hoặc ác, bẩm sinh hay mắc phải, cường, suy hoặc bình giáp). Đã gọi là “bướu” là bất thường, là bệnh lý.(10,12) Trên phương diện hình thái học Chúng ta có: Phình giáp (goiter, goitre): là thuật ngữ dùng để chỉ sự tăng sinh tuyến giáp (lành tính), to hơn bình thường. Tuyến giáp bình thường cân nặng khoảng 20-30g. Gọi là phình giáp khi khối lượng của tuyến giáp trên 35g (nghĩa là trên 20% khối lượng tuyến giáp bình thường của một người lớn).(10,12) Phình giáp chia làm “phình giáp lan tỏa” và “phình giáp nhân”: • Phình giáp lan tỏa (trước đây gọi là bướu giáp lan tỏa): toàn bộ tuyến giáp phì đại. Nếu chức năng bình thường gọi là phình giáp đơn thuần(10).Trên thực tế, người ta thường dùng thuật ngữ phình giáp lan tỏa để chỉ phình giáp đơn thuần. • Phình giáp nhân - phình giáp hạt (diffuse nodular goiter): nhân to lên chiếm cả một thùy. Thí dụ: phình giáp nhân thùy (phải), phình giáp nhân thùy (trái). • Phình giáp hỗn hợp để chỉ nhân giáp trên nền phình giáp, phình giáp đơn nhân, nếu nhiều nhân thì gọi là phình giáp đa nhân. Nhân giáp (hạt giáp) (đơn nhân hoặc đa nhân) trên nền tuyến giáp bình thường. Thí dụ: đơn nhân thùy phải, đa nhân thùy trái. Ngày nay nhờ phổ biến của các loại siêu âm có đầu dò với độ phân giải cao, qua đó sinh thiết bằng kim nhỏ (FNA) giúp phát hiện ung thư giáp sớm hơn, nhất là ung thư biểu mô tuyến giáp dạng nhú kích thước nhỏ(12,13,14). Phương diện giải phẫu bệnh ta có - Các thể viêm tuyến giáp. - Phình giáp (goiter). - U giáp: chia làm bướu giáp lành tính và ung thư giáp. Phương diện chức năng sinh lý ● Suy giáp (nhược giáp): bao gồm suy giáp bẩm sinh và suy giáp mắc phải (ở người lớn). Mặc dù tỷ lệ phình giáp rất ít, nhưng thường bị chẩn đoán lầm là “bệnh tâm thần” hoặc “suy nhược thần kinh”. ● Bình giáp. ● Cường giáp: cần phân biệt Hội chứng cường giáp là bệnh lý của tuyến giáp, là tình trạng gia tăng hoạt động (hoạt động quá mức) của tuyến giáp, dẫn đến hậu quả sản xuất nội tiết tố T4 và (hoặc) T3 nhiều hơn mức bình thường(10,12). Hội chứng nhiễm độc giáp là thuật ngữ dùng chung để chỉ toàn bộ các thay đổi các cấu trúc mô học và rối loạn chuyển hóa do quá trình cường giáp gây ra. Hội chứng nhiễm độc giáp cũng do tăng hormon giáp trong máu, từ tất cả các nguyên nhân. Các trạng thái lâm sàng của cường giáp phụ thuộc chặt chẽ vào các cơ chế sinh lý bệnh học, nhưng bệnh cảnh lâm sàng chung là tình trạng nhiễm độc giáp.(10,12) Tùy sự xuất hiện lâm sàng liên quan đến HC độc tuyến giáp, ta có 4 nguyên nhân của Hội * Bộ môn Ngoại ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: GS.TS Nguyễn Công Minh. ĐT: 0903732399. Email: bscongminh@gmail.com Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015 1 Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 chứng cường giáp Bệnh Basedow (bệnh Graves, bệnh “bìu cổ lộ nhỡn”): theo kinh điển, phải hội đủ các tiêu chuẩn: - Bướu giáp lan tỏa với sự tăng sinh mạch máu trong u (bướu giáp mạch). Bướu giáp lan tỏa xuất hiện dưới 3 năm. - HC nhiễm độc giáp. - Dấu chứng lồi mắt. Ngày nay, trên thế giới, các tác giả làm định lượng thêm thụ thể kháng TSH, để xác định bệnh Basedow.(3,6,8,15) Bệnh Plummer: nhân độc tuyến giáp (Nodular thyroid toxic) hay U độc tuyến giáp (Adenoma toxic). Thường gặp trên người lớn (trung bình là 62 tuổi). Phình giáp đa nhân độc được H. S. Plummer mô tả đầu tiên năm 1913, bao gồm:(4,10,12) - Hội chứng nhiễm độc giáp điển hình, đặc biệt, các triệu chứng tim mạch luôn hiện hữu. - Nhân giáp (thể đơn nhân hoặc đa nhân): thường phát hiện trên lâm sàng, hoặc phát hiện qua “nhân nóng” trên xạ hình tuyến giáp. - Một số lớn các trường hợp bị bỏ quên cho đến khi BN nhập viện vì suy tim nặng. Khi nhập viện mới phát hiện được. T3 có vẻ tiết nhiều hơn T4 và chỉ số T4 / T3 giảm. - Chẩn đoán xác định bằng xạ hình tuyến giáp: có hình ảnh một hoặc nhiều nhân nóng (đậm độ bắt xạ cao). Bệnh bướu giáp Basedow hóa phải hội đủ các tiêu chuẩn: - Phải là bệnh Basedow (như tiêu chuẩn đã mô tả trên). - Phình giáp lan tỏa - đơn thuần, đã có trên 5 năm. - Thường khối giáp khá to. Đây là thể lâm sàng đặc biệt có tỷ lệ nhuyễn sụn khí quản nhiều nhất trong tổng số phình giáp(12,13). NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ BỆNH BƯỚU TUYẾN GIÁP Điều trị ngoại khoa bệnh bướu tuyến giáp, dù phẫu thuật nội soi (PTNS) hay mổ mở kinh điển, luôn tôn trọng nguyên tắc là phải đạt hiệu quả trên hai mặt: bệnh lý học và ung thư học(4,17) Đối với các trường hợp phình giáp, nên ưu tiên điều trị nội - Phình giáp lan tỏa mới Nên dùng kích tố liệu pháp để ức chế TSH, tốt nhất là Levothyroxine. Chú ý vì là kích tố sinh nhiệt nên cảm giác nóng người ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài viết Tuyến giáp Ung thư học Bệnh lý học Phẫu thuật nội soi Phẫu thuật cắt tuyến giáp Bệnh bướu tuyến giápTài liệu có liên quan:
-
6 trang 180 0 0
-
6 trang 44 0 0
-
Phẫu thuật nội soi cắt đại tràng phải nạo hạch D3
6 trang 41 0 0 -
7 trang 40 0 0
-
Tạp chí Ung thư học Việt Nam: Số 5/2018
485 trang 34 0 0 -
Vỡ túi độn silicone sau tái tạo tuyến vú: Báo cáo trường hợp và tổng quan y văn
8 trang 33 0 0 -
Phẫu thuật nội soi điều trị thai ngoài tử cung vỡ
4 trang 31 0 0 -
9 trang 31 0 0
-
Tìm hiểu về Bệnh lý học sơ sinh: Phần 1
117 trang 30 0 0 -
Tạp chí Ung thư học Việt Nam: Số 05 (Tập 1)/2020
425 trang 29 0 0