Danh mục

Khảo sát sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật cắt túi mật nội soi do sỏi túi mật tại Bệnh viện Nhân dân Gia định năm 2009-2011

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 324.06 KB      Lượt xem: 180      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu nhằm khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng (KSDP) trong phẫu thuật nội soi cắt túi mật do sỏi túi mật ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ thấp và nguy cơ cao (có bệnh lý đái tháo đường đi kèm và bệnh nhân ≥65 tuổi). Đánh giá hiệu quả của kháng sinh dự phòng cefazolin dựa vào yếu tố thời gian nằm viện sau mổ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật cắt túi mật nội soi do sỏi túi mật tại Bệnh viện Nhân dân Gia định năm 2009-2011 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT SỬ DỤNG KHÁNG SINH DỰ PHÒNG TRONG PHẪU THUẬT CẮT TÚI MẬT NỘI SOI DO SỎI TÚI MẬT TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH NĂM 2009 – 2011 Lê Diệu Huy*, Võ Thị Kiều Quyên**, Vũ Thị Phương Mai**, Võ Phùng Nguyên* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng (KSDP) trong phẫu thuật nội soi cắt túi mật do sỏi túi mật ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ thấp và nguy cơ cao (có bệnh lý đái tháo đường đi kèm và bệnh nhân ≥65 tuổi). Đánh giá hiệu quả của kháng sinh dự phòng cefazolin dựa vào yếu tố thời gian nằm viện sau mổ. Phương pháp nghiên cứu: 2 giai đoạn với đối tượng bệnh nhân phẫu thuật cắt túi mật nội soi do sỏi túi mật từ tháng 07/2009 đến tháng 06/2011. Giai đoạn 1: Cắt ngang mô tả (từ tháng 07/2009 - 06/2010). Giai đoạn 2: Nghiên cứu theo dõi lâm sàng việc sử dụng kháng sinh dự phòng cefazolin và penicillin (từ tháng 07/2010 - 06/2011). Nhóm 1: sử dụng KSDP cefazolin 1-2g tiêm tĩnh mạch. Nhóm 2: sử dụng KSDP penicillin phối hợp chất ức chế β-lactamase (amoxicillin-clavulanat, ampicillin-sulbactam). Phân tích thống kê mô tả - dữ liệu được trình bày dưới dạng số trung bình ± sai số chuẩn của số trung bình (SEM) và phân tích hồi qui đa biến số đánh giá hiệu quả điều trị theo thời gian nằm viện sau mổ. Kết quả: Giai đoạn 1: Thời gian nằm viện bị ảnh hưởng bởi yếu tố dùng kháng sinh điều trị (KSĐT) sau phẫu thuật. Sử dụng kháng sinh điều trị sau phẫu thuật kéo dài thời gian nằm viện. Giai đoạn 2: Hiệu quả dự phòng của 2 nhóm kháng sinh nghiên cứu không khác nhau về thời gian nằm viện (khoảng 3 ngày). Chi phí kháng sinh của kháng sinh dự phòng của cefazolin thấp hơn penicillin phối hợp với chất ức chế β-lactamase từ 16,6% đến 120%. Kết luận: Cefazolin có hiệu quả dự phòng trong phẫu thuật cắt túi mật nội soi do sỏi túi mật ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ thấp và bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao. Từ khóa: Sỏi túi mật, phẫu thuật nội soi, kháng sinh dự phòng, bệnh nhân yếu tố nguy cơ thấp và yếu tố nguy cơ cao. ABSTRACT USING ANTIBIOTIC PROPHYLAXIS IN LAPAROSCOPIC CHOLECYSTECTOMY IN NHAN DAN GIA DINH HOSPITAL FROM 2009 TO 2011 Le Dieu Huy, Vo Thi Kieu Quyen, Vu Thi Phuong Mai, Vo Phung Nguyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 395 - 400 Objectives: Using antibiotic prophylaxis in low-risk and high-risk patients undergoing laparoscopic cholecystectomy (diabetics and elderly (≥ 65 years-old), respectively). The effectiveness of antibiotic prophylaxis cefazolin during postoperative inhospital duration were evaluated. Methods: 2 phases in patients undergoing laparoscopic cholecystectomy from 07/2009 to 06/2011. Phase 1: Cross sectional study (07/2009 – 06/2010). Phase 2: Controlled trials (07/2010 – 06/2011). Group 1: cefazolin (1-2 g) administered intravenously as antibiotic prophylaxis. Group 2: penicillin combined with β-lactamase * Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ** Khoa Dược, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định Tác giả liên lạc: ThS. Lê Diệu Huy ĐT: 0982005020 Email: ledieuhuy@gmail.com Chuyên Đề Dược Học 395 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 inhibitors (amoxicillin-clavulanat, ampicillin-sulbactam) administered as antibiotic prophylaxis. Data were collected and analyzed with exploratory data (data are presented as mean±sem) and multivariable regression analysis to evaluate the effectiveness of treatment during the postoperative inhospital duration. Results: Phase 1: The postoperative inhospital duration was most affected by antibiotic treatment. Using antibiotics for treatment prolonged the postoperative inhospital duration. Phase 2: The effect of using prophylactic antibiotics on the postoperative inhospital duration were not significant between two groups administered cefazoline or penicillin combined with β-lactamase inhibitors (approximately 3 days). In Nhan Dan Gia Dinh Hospital, the cost of administering cefazolin was lower than that of penicillin combined with βlactamase inhibitors from 16.6%-120%. Conclusion: Cefazolin was effective in antibiotic prophylaxis for low-risk and high-risk patients undergoing laparoscopic cholecystectomy. Keywords: Cholecystectomy, laparoscopy, antibiotic prophylaxis, low-risk patients and high-risk patients. không có viêm túi mật được chỉ định phẫu thuật ĐẶT VẤN ĐỀ nội soi cắt túi mật theo chương trình. Bệnh sỏi túi mật thường gặp trong ngoại - Bệnh nhân không dùng kháng sinh 48 giờ khoa - ngày càng gia tăng trong dân số với biến trước mổ(). chứng thường gặp là nhiễm khuẩn vết mổ, từ đó - Bệnh nhân có bệnh lý đái tháo đường đi làm gia tăng việc sử dụng kháng sinh, kéo dài kèm có glucose huyết < 7mmol/l(8). thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị và giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân(6). Kháng Phương pháp nghiên cứu sinh dự phòng đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: