Danh mục tài liệu

Quan hệ cộng đồng

Số trang: 1      Loại file: pdf      Dung lượng: 115.33 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khái niệm, vai trò và chức năng của PR trong hoạt động truyền thông marketing. Quan hệ cộng đồng (PR) là gì?
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan hệ cộng đồngQuan hệ cộng đồngKhái niệm, vai trò và chức năng của PR trong hoạt động truyền thông marketing.Quan hệ cộng đồng (PR) là gì?Theo Fraser P. Seitel, một chuyên gia về PR người Mỹ, thì quan hệ cộng đồng làmột qui trình nhằm tạo ảnh hưởng đến suy nghĩ, nhận thức của cộng đồng, thôngqua những phẩm chất tích cực được trình bày theo một phong cách thích hợp, dựatrên quá trình truyền thông cùng thoả mãn hai chiều.Người ta tin rằng suy nghĩ, nhận thức của cộng đồng về một doanh nghiệp, tổ chứccó tầm ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tổ chứcđó. Về mặt hiệu quả kinh doanh, nghiên cứu cho thấy một khi đứng trước sự chọnlựa, người tiêu dùng thường có xu hướng chọn mua sản phẩm mà họ có thiện cảmvới thương hiệu đó hơn là sản phẩm mà họ có ác cảm. Chính vì lý do trên, cácdoanh nghiệp ngày nay không ngại đầu tư một khoảng tiền không nhỏ vào côngtác quan hệ cộng đồng nhằm tạo ra thiện cảm và xây dựng quan hệ tốt với cộngđồng nơi mà doanh nghiệp hoạt động.Qui trình tạo ảnh hưởng đến quan điểm của cộng đồng bao gồm các bướcsau: Nghiên cứu. Nghiên cứu để hiểu rõ thái độ, suy nghĩ của cộng đồng mục  tiêu đối với vấn đề mà doanh nghiệp, tổ chức quan tâm. Hành động. Xác định hành động cụ thể mà doanh nghiệp, tổ chức cần thực  hiện nhằm vào sự quan tâm của cộng đồng mục tiêu. Truyền thông. Truyền thông hành động mà doanh nghiệp, tổ chức đã thực  hiện đến cộng đồng mục tiêu để cộng đồng biết, hiểu, chấp nhận và ủng hộ. Đánh giá. Đo lường hiệu quả của hoạt động truyền thông nhằm để xác định  xem suy nghĩ, nhận thức của cộng đồng mục ti êu đã có thay đổi theo hướng doanh nghiệp, tổ chức đó mong muốn hay chưa.Trong các bước trên, bước hai Hành động là quan trọng, bạn không thể nóisuông mà có thể làm cho cộng đồng có suy nghĩ tích cực về mình, người phươngtây có câu nói bạn không thể cứ nhắm mắt tưới nước hoa lên mình một con chồnhôi. Hành động phải đi trước lời nói.Giáo sư Melvin Sharpe đưa ra 5 nguyên tắc áp dụng cho qui trình quan hệ cộngđồng. 1. Truyền thông một cách trung thực để tạo uy tín. 2. Cởi mở và hành động nhất quán, trước sau như một để xây dựng niềm tin. 3. Hành động công bằng nhằm tạo ra thiện ý và sự hỗ tương. 4. Duy trì liên tục truyền thông hai chiều nhằm ngăn ngừa bất hoà và xây dựng quan hệ lâu dài. 5. Nghiên cứu môi trường và đánh giá để đề ra hành động, hoặc sự điều chỉnh cần thiết nhằm tạo ra sự hài hoà trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp, tổ chức và cộng đồng trong xã hội.Những chuyên gia về quan hệ cộng đồng ngày nay đóng hai vai trò. Một mặt họ làngười thông dịch truyền đạt những triết lý, chính sách chủ trương, chương trình kếhoạch và hoạt động thực tế của ban lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức đến cộngđồng. Mặt khác, họ là người truyền đạt trở lại thái độ của cộng đồng đối với doanhnghiệp, tổ chức đó.