Danh mục tài liệu

Quản lý và khai thác tiềm năng tài nguyên biển đảo Cù Lao Chàm (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) trong phát triển du lịch bền vững

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 311.29 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Quản lý và khai thác tiềm năng tài nguyên biển đảo Cù Lao Chàm (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) trong phát triển du lịch bền vững" đánh giá giá trị cũng như hiện trạng quản lý, khai thác nguồn tài nguyên di sản văn hóa trong thời gian qua. Đồng thời, cũng gợi ý giải pháp cho phát triển bền vững thành phố biển Hội An nói chung và xã đảo Cù Lao Chàm nói riêng gắn với phát triển du lịch bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý và khai thác tiềm năng tài nguyên biển đảo Cù Lao Chàm (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) trong phát triển du lịch bền vữngQUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN BIỂN ĐẢO CÙ LAO CHÀM (THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM) TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Đào Vĩnh Hợp Trường Đại học Sài Gòn Tóm tắt Hội An (Quảng Nam) được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1999và đang trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng trong nước, thế giới. Hội An là thành phố biển, phíaĐông giáp biển với đường bờ biển dài 7 km và có cụm đảo Cù Lao Chàm. Cù Lao Chàm có têngọi hành chính là xã đảo Tân Hiệp, là địa phương có nhiều tiềm năng tài nguyên biển đảo chophát triển du lịch. Nhờ khai thác tốt lợi thế vốn có, du lịch Cù Lao Chàm khá phát triển. Tuy nhiên,những năm gần đây xã đảo này cũng đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là những biến đổi của tựnhiên, khí hậu,... Trên cơ sở hệ thống lý luận cơ bản và nghiên cứu về các nguồn tài nguyên dulịch (bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa) của Cù Lao Chàm, bàiviết đánh giá giá trị cũng như hiện trạng quản lý, khai thác nguồn tài nguyên di sản văn hóa trongthời gian qua. Đồng thời, cũng gợi ý giải pháp cho phát triển bền vững thành phố biển Hội An nóichung và xã đảo Cù Lao Chàm nói riêng gắn với phát triển du lịch bền vững. Từ khóa: Cù Lao Chàm; Quản lý; Hội An; Khai thác; Phát triển bền vững. Abstract Management and exploitation of marine resource potential of Cham islands (Hoi An city, Quang Nam province) in sustainable tourism development Hoi An (Quang Nam) was recognized as a World Cultural Heritage by UNESCO in 1999and is becoming a famous tourist destination in the country and the world. Hoi An is a coastalcity, the East is contiguous to the sea with a coastline of 7 km length and has a cluster of Chamislands (Cu Lao Cham). Cham Islands has the administrative name of Tan Hiep island commune,which is a locality with a lot of potential for marine resources for tourism development. Thanksto good exploitation of inherent advantages, Cu Lao Cham tourism is quite developed. However,in recent years, this island commune has also faced many difficulties, especially changes ofnature and climate. On the basis of a basic theoretical system and research on natural resourcetourism (including natural tourism resources and cultural tourism resources) of Cu Lao Cham,the article evaluates the value as well as the current status of management and exploitation ofcultural heritage resources in the past. Simultaneously, there are some solutions suggested for thesustainable development of the coastal city of Hoi An in general and the island commune of CuLao Cham in particular in association with sustainable tourism development. Keywords: Cham islands; Management; Hoi An; Exploitation; Sustainable development. 1. Đặt vấn đề Hội An (Quảng Nam) nằm ở miền Trung Việt Nam, có bề dày lịch sử lâu đời và may mắnđược thiên nhiên ban tặng cho nhiều điều kiện thuận lợi. Riêng Cù Lao Chàm, thuộc Hội An làvùng biển đảo hội tụ đa dạng tiềm năng du lịch. Cụ thể là nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhânvăn phong phú, đa dạng, bao gồm địa lý - cảnh quan, hệ sinh thái, tính sinh học cùng các giá trị vănhóa (vật thể, phi vật thể) như khảo cổ, kiến trúc, nghệ thuật, văn học dân gian, nếp sống, sinh hoạtcộng đồng cư dân,… Trong những năm gần đây, du lịch Hội An và Cù Lao Chàm được định danh338 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023trên bản đồ Việt Nam và thế giới. Vậy, cơ sở nào để du lịch Cù Lao Chàm có thể phát triển mạnhmẽ như vậy?. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên biển đảo Cù Lao Chàm, nhất là tàinguyên di sản văn hóa?. Cần có giải pháp nào cho phát triển du lịch bền vững tương xứng với tiềmnăng, thế mạnh của Cù Lao Chàm?... Nghiên cứu về Hội An cùng hoạt động du lịch của thành phố này không phải là chủ đề mới.Bài viết tiếp cận dưới góc độ đánh giá tiềm năng vùng biển đảo Cù Lao Chàm, thành phố Hội An(Quảng Nam). Dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng công tác quản lý, khai thác tài nguyên biển đảoCù Lao Chàm, từ đó đề xuất giải pháp khai thác, phát huy giá trị tài nguyên trong phát triển du lịchbền vững. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu chính của khoa học lịch sử và văn hóa, dulịch. Đồng thời, cũng kết hợp với các cách tiếp cận liên ngành, xuyên ngành như: Tài nguyên vàmôi trường, địa lý, kinh tế, bảo tồn - bảo tàng,... Cùng với đó, nghiên cứu so sánh cũng được khaithác trong giải quyết các vấn đề đặt ra. 2. Khái quát về vùng biển đảo Cù Lao Chàm, thành phố Hội An (Quảng Nam) Thành phố Hội An hiện nay trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Hội An có diện tích 6.068 km2, tọađộ địa lý: 15o15’26-15o55’15 vĩ độ Bắc, 108o17’08-108o23’10 kinh độ Ðông. Hội An (QuảngNam) cách thành phố Đà Nẵng 30 km về phía Đông Nam và cách thành phố Tam Kỳ (tỉnh QuảngNam) khoảng 55 km về phía Đông Bắc. Phía Đông Hội An nối với Biển Đông qua Cửa Đại. Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê ngày 01/4/2019, dân số Hội An là 98.599 người[1]. Về hành chính, Hội An được chia thành 9 phường: Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Cẩm Phô,Cửa Đại, Minh An, Sơn Phong, Tân An, Thanh Hà và 4 xã: Cẩm Hà, Cẩm Kim, Cẩm Thanh, TânHiệp (xã đảo nằm trên Cù Lao Chàm) [2]. Trải qua hàng ngàn năm giao lưu kinh tế - văn hóa đã tạo cho đô thị cổ Hội An ngày nay cóđược một kho tàng di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) vô giá. Đây là hội tụ của vùng đất, thiênnhiên và con người như Trần Quốc Vượng đã từng nhận xét “Hội An - đó là một sự hội thủy, hộinhân và hội tụ văn hóa vô cùng đa dạng” [3]. Cụ thể: Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạngquần thể kiến trúc đô thị cổ quý báu với hầu hết các loại hình kiến trúc cổ của Việt Nam, hệ thốngcác di tích với mức ...

Tài liệu có liên quan: