Danh mục tài liệu

QUẢN TRỊ KINH DOANH TRONG NGÀNH VIỄN THÔNG VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN - 6

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.31 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Suất hao phí các yếu tố cơ bản mới tăng thêm: Chỉ tiêu này cho biết để có được 1 đơn vị sản lượng sản phẩm dịch vụ viễn thông tăng thêm thì cần tăng thêm bao nhiêu lao động (chi phí tiền lương) nguyên giá bình quân TSCĐ, chi phí vật tư. Các yếu tố cơ bản mới tăng thêm Suất hao phí các yếu tố cơ bản = mới tăng thêm Doanh thu tăng thêm e) Sức sinh lợi các yếu tố cơ bản: Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ 1 lao động (1 đồng chi phí tiền lương);...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
QUẢN TRỊ KINH DOANH TRONG NGÀNH VIỄN THÔNG VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN - 6 Chương 8: Hiệu quả hoạt động kinh doanh viễn thông d) Suất hao phí các yếu tố cơ bản mới tăng thêm: Chỉ tiêu này cho biết để có được 1 đơn vị sản lượng sản phẩm dịch vụ viễn thông tăng thêm thì cần tăng thêm bao nhiêu lao động (chi phí tiền lương) nguyên giá bình quân TSCĐ, chi phí vật tư. Các yếu tố cơ bản mới tăng thêm Suất hao phí các yếu tố cơ bản = mới tăng thêm Doanh thu tăng thêm e) Sức sinh lợi các yếu tố cơ bản: Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ 1 lao động (1 đồng chi phí tiền lương); 1 đồng nguyên giá TSCĐ; 1 đồng chi phí vật tư làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Lợi nhuận Sức sinh lợi các yếu tố cơ bản = Các yếu tố cơ bản g/ Sức sinh lợi của các yếu tố cơ bản mới tăng thêm: Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị các yếu tố cơ bản tăng thêm mang lại bao nhiêu lợi nhuận. Lợi nhuận tăng thêm Sức sinh lợi các yếu tố cơ bản = tăng thêm Các yếu tố cơ bản tăng thêm 8.4. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VIỄN THÔNG 8.4.1 Lựa chọn quyết định sản xuất kinh doanh viễn thông có hiệu quả 1. Quyết định mức sản xuất cung cấp sản phẩm dịch vụ viễn thông và yếu tố đầu vào: Mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung cũng như doanh nghiệp viễn thông nói riêng đều có mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận. Xét trên phương diện lý thuyết thì để đạt được mục tiêu này trong mọi thời kỳ SXKD, doanh nghiệp đều phải quyết định mức sản xuất của mình thoả mãn điều kiện doanh thu biên thu được từ đơn vị sản phẩm thứ i phải bằng chi phí sản xuất kinh doanh biên để sản xuất ra đơn vị sản phẩm thứ i đó. Mặt khác để sử dụng các nguồn lực đầu vào có hiệu quả nhất doanh nghiệp quyết định sử dụng khối lượng mỗi nguồn lực sao cho mức chi phí SXKD để có đơn vị yếu tố đầu vào thứ j nào đó phải bằng với sản phẩm doanh thu biên mà yếu tố đầu vào đó tạo ra. 2. Xác định và phân tích điểm hoà vốn: Kinh doanh trong cơ chế thị trường doanh nghiệp viễn thông cũng như các doanh nghiệp khác đều quan tâm tới hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào. Để quyết định sản xuất, kinh doanh một loại sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp phải tính toán để biết được phải sản xuất bao nhiêu sản phẩm với mức giá đầu vào cụ thể nào và bán với giá nào thì đảm bảo hoà vốn và bắt đầu kinh doanh có lãi. Do đó đặt ra yêu cầu xác định và phân tích điểm hoà vốn. Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí bỏ ra. Tại điểm hoà vốn, kết quả kinh doanh của loại sản phẩm đó bằng không. Đây chính là ranh giới giữa âm hoặc dương của mức doanh lợi. Phân tích điểm hoà vốn chính là xác lập và phân tích mối quan hệ tối ưu giữa chi phí kinh doanh, doanh thu, sản lượng và giá cả. Điểm mấu chốt để xác định chính xác điểm 119 Chương 8: Hiệu quả hoạt động kinh doanh viễn thông hoà vốn là phải phân chia chi phí kinh doanh thành chi phí kinh doanh cố định (định phí) và chi phí kinh doanh biến đổi (biến phí) và xác định được chi phí kinh doanh cố định cho từng loại sản phẩm theo công thức: § Þnh phÝ S¶ n l−îng hoµ vèn = Gi¸ - BiÕn phÝ trª n ® ¬n vÞ s¶ n phÈm 3. Phát triển trình độ và tạo động lực cho đội ngũ lao động: Lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Theo xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế tri thức đòi hỏi đội ngũ lao động phải có trình độ chuyên môn cao, có năng lực sáng tạo. Do đó vấn đề tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng và đào tạo lại nhằm thường xuyên nâng cao chất lượng cho đội ngũ lao động là nhiệm vụ mà doanh nghiệp phải hết sức quan tâm. Đặc biệt đội ngũ lao động quản trị phải có khả năng hoạch định chiến lược, phân bổ có hiệu quả các nguồn lực, chủ động ứng phó có hiệu quả với những thay đổi bất thường của môi trường kinh doanh. Doanh nghiệp phải xây dựng cơ cấu lao động tối ưu, đảm bảo đủ việc làm trên cơ sở phân công và bố trí lao động hợp lý phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng của mỗi người lao động. Phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các điều kiện cần thiết của quá trình sản xuất, tổ chức lao động khoa học và đảm bảo các điều kiện lao động tối ưu. Để nâng cao hiệu quả SXKD cần chú ý tới việc tạo động lực cho tập thể, cá nhân mà yếu tố tác động mạnh mẽ nhất tới việc tạo ra động lực là việc thực hiện trả lương, khuyến khích lợi ích vật chất và chịu trách nhiệm vật chất đối với người lao động. 4. Công tác quản trị : Bộ máy quản trị của doanh nghiệp gọn nhẹ, năng động, linh hoạt trước biến đổi của thị trường luôn là đòi hỏi bức thiết. Do đó phải chú ý ngay từ khâu tuyển dụng, nguyên tắc tuyển người theo công việc chứ không phải ngược lại. Cơ cấu của bộ máy quản trị doanh nghiệp phải thích ứng được với sự biến động của môi trường kinh doanh. 5. Phát triển khoa học công nghệ : Phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ là một yêu cầu bức xúc để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, song phát triển kỹ thuật công nghệ luôn đòi hỏi một lượng đầu tư lớn. Đầu tư đúng hay sai sẽ tác động đến hiệu quả lâu dài trong tương lai của doanh nghiệp, vì vậy, để giải quyết đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ cần phải phải dự đoán đúng cung - cầu của thị trường, tính chất cạnh tranh, các nguồn lực cần thiết liên quan tới sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp sẽ đầu tư phát triển; Phân tích đánh giá và lựa chọn công nghệ phù hợp với xu thế phát triển kỹ thuật công nghệ trên thế giới. Có giải pháp huy động và sử dụng vốn đúng đắn. Nếu dự án đổi mới thiết bị không được đảm bảo bởi các đ ...

Tài liệu có liên quan: