Danh mục tài liệu

Quản trị nguồn nhân lực số tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 433.65 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Quản trị nguồn nhân lực số tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp" tập trung phân tích tính cấp thiết của quản trị nguồn nhân lực số theo chủ trương của Đảng, thực tiễn quản trị nguồn nhân lực số tại Việt Nam hiện nay và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực số trong thời gian tới nhằm góp phần xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm về chất lượng, có năng lực cạnh tranh với nguồn nhân lực các quốc gia trên thế giới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản trị nguồn nhân lực số tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC SỐ TẠI VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Nguyễn Thị Kim Nhung* Khoa Nhà nước – Pháp luật, Trường Chính trị thành phố Cần Thơ * Tác giả liên hệ: nhungtctct@gmail.com TÓM TẮT Ngày nay, chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà là việc làm cấp thiết phải tiến hành ngay để đưa nền kinh tếViệt Nam phát triển một cách bền vững, giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Để thực hiện được nhiệm vụquan trọng này thì nguồn nhân lực số đóng vai trò quyết định. Do vậy, bài viết tập trung phân tích tính cấp thiết của quảntrị nguồn nhân lực số theo chủ trương của Đảng, thực tiễn quản trị nguồn nhân lực số tại Việt Nam hiện nay và đề xuấtgiải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực số trong thời gian tới nhằm góp phần xây dựng đội ngũ nguồn nhânlực đủ về số lượng, đảm về chất lượng, có năng lực cạnh tranh với nguồn nhân lực các quốc gia trên thế giới. Từ khóa: nguồn nhân lực số, quản trị, cuộc cách mạng công nghiệp 4.01. Đặt vấn đề Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã xácđịnh phát triển kinh tế số là trụ cột, nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia và đề ra mụctiêu cụ thể vào năm 2025 kinh tế số Việt Nam sẽ chiếm 20% GDP, tăng lên 30% vào năm 2030 và đến năm 2045 ViệtNam trở thành nước phát triển, thu nhập cao [1, t2, tr.327]. Để thực hiện thành công mục tiêu trên, bài viết tập trungnghiên cứu và đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan, góp phần thúc đẩy nguồn nhân lực sốtăng về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu đặt ra hiên nay.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để thực hiện cho nghiên cứu này; theo đó, nguồn dữ liệu thu thậpvà xử lý dữ liệu, phạm vi thu thập được thực hiện như sau: Nguồn dữ liệu thu thập và xử lý dữ liệu: Bài viết dựa trên chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nướcvề phát triển nguồn nhân lực số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0) để làm cơ sởphân tích, đối chiếu thực tiễn nhằm khẳng định tầm quan trọng của quản trị nguồn nhân lực số, phân tích nhu cầu cũngnhư những thách thức đặt ra khi đất nước Việt Nam thiếu hụt nguồn nhân lực số cho sự phát triển kinh tế -xã hội. Ngoàira, tác giả còn thu thập dữ liệu và thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu bằng cách dựa vào sự sẵn có của các kếtquả nghiên cứu và tài liệu mới nhất ở dạng in hoặc điện tử, các báo cáo, bài nghiên cứu khoa học đã được công bố để tiếnhành phân tích, so sánh làm cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực ở giai đoạn tiếp theo. Phạm vi thu thập thông tin: Trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến năm 20233. Kết quả và thảo luận3.1. Quan điểm của Đảng về tầm quan trọng của quản trị nguồn nhân lực số Trong văn bản quy phạm pháp luật, cụm từ “nguồn nhân lực số” và “quản trị nguồn nhân lực số” hiện chưa đượcgiải thích cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, chủ trương của Đảng là đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chấtlượng cao, nhằm chủ động thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0) và hội nhập kinh tếquốc tế. Làm thế nào để đào tạo đội ngũ nhân lực số có khả năng làm việc trong môi trường đòi hỏi sự sáng tạo nhằmthích ứng với những thay đổi không ngừng của khoa học và công nghệ. Do vậy, nguồn nhân lực số được hiểu là nguồnnhân lực chất lượng cao có khả năng làm chủ các thiết bị công nghệ số, được đào tạo bài bản về công nghệ thông tin vàkiến thức về chuyển đổi số. Từ đó có năng lực xử lý công việc một cách độc lập và mang lại hiệu quả cao nhất. Còn quảntrị nguồn nhân lực số là một trong những chức năng cơ bản và quan trọng trong công tác quản trị, vì quản trị tốt nguồnnhân lực số sẽ góp phần: 158 Một là, quản trị tốt sẽ giúp Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương xác định được số lượng và chất lượng nguồnnhân lực số hiện có của đất nước đạt được những tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật nào so với thị trường lao động chungtrên thế giới, kỹ năng nào cần trang bị thêm; đồng thời, hoạch định nguồn nhân lực số trong tương lai, từ đó ban hànhchính pháp luật đào tạo, bồi dưỡng, chế độ chính sách, môi trường làm việc, điều kiện làm việc một cách phù hợp hơn.Điển hình như, giai đoạn 2021-2030, Đảng ta đặt ra chủ trương đào tạo con người theo hướng chuẩn của công dân toàncầu: “có đạo đức, có ý thức trách nhiệm, khi làm việc phải tuân thủ tốt kỷ luật, kỷ cương, trang bị đầy đủ kỹ năng vềngoại ngữ, về công nghệ thông tin, công nghệ số, khả năng sáng tạo và thích ứng nhanh trong bối cảnh hội nhập ngàycàng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế” [1, t1, tr.232-233]. Từ chủ trương trên đã đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm cung cấp kiếnthức và kỹ năng về công nghệ số; đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cơ quan nhà nước,cộng đồng doanh nghiệp, cả người dân về tính cấp thiết của việc tận dụng công nghệ số để phát triển Chính phủ số, kinhtế số và xã hội số. Đặc biệt trong thời gian tới cần đào tạo, bồi dưỡng tối thiểu 1.000 chuyên gia về chuyển đổi số cho tấtcả các ngành, các lĩnh vực và cho 63 tỉnh thành trong cả nước [5]. Các chuyên gia này sẽ là lực lượng nồng cốt, lan tỏakiến thức và kinh nghiệm chuyển đổi số cho đội ngũ kế cận trong cơ quan, đơn vị, địa phương. Hai là, lợi ích thứ hai mà công tác quản trị tốt nguồn nhân lực số mang lại là không chỉ cho khu vực công mà cònkhu vự ...

Tài liệu có liên quan: