Danh mục tài liệu

Quản trị trường thực hành sư phạm trong trường đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.02 MB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Quản trị trường thực hành sư phạm trong trường đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên" đề xuất mô hình quản trị trường phổ thông thực hành trực thuộc đại học theo mô hình công lập tự chủ và một số yêu cầu khi thực hiện theo mô hình này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản trị trường thực hành sư phạm trong trường đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên VJE Tạp chí Giáo dục, Số 513 (Kì 1 - 11/2021), tr 27-32 ISSN: 2354-0753 QUẢN TRỊ TRƯỜNG THỰC HÀNH SƯ PHẠM TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Hương+, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội Đặng Thị Mây + Tác giả liên hệ ● Email: nguyenhuong@vnu.edu.vn Article History ABSTRACT Received: 20/9/2021 Currently, the establishment of a system of pedagogical practice schools as Accepted: 16/10/2021 part of the university for teacher training has become a model of school Published: 05/11/2021 administration that is increasingly being replicated due to its flexibility and practical needs. The administration of the universitys pedagogical practice Keywords school as an open, flexible, and adaptive system helps to improve the quality School administration, of pedagogical students training as well as the professional growth of the pedagogical practice, teacher practical schools teaching staff. Moreover, it simultaneously contributes to training, education program perform admirably in the role of teacher training and retraining in order to apply the new general education program. The article suggests a model of school administration for a system of practical schools as part of the University, as well as some requirements when applying this model. It is undoubtedly true that this is a flexible, non-academic, self-contained model that will create favorable conditions for enhancing teacher training program and developing the professional capacity of teaching team, thereby improving education and training quality. The tight relationship between the university for teacher training and the system of practical schools will be one of the key prerequisites for high schools to “move ahead, progress swiftly” and further to implement the mission and goals of education and training.1. Mở đầu Trong bối cảnh toàn cầu hóa với những biến động mạnh, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, cùng vớiđổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, việc thay đổi mô hình quản trị đại học là rất quan trọng và phù hợp đối với sựphát triển của xã hội. Cơ chế tự chủ đại học sẽ tạo nhiều cơ hội cho các trường chủ động, linh hoạt, sáng tạo đốivới các hoạt động thực tiễn và sứ mệnh, triết lí của mỗi trường. Ngoài các hoạt động trung tâm (như giảng dạy,học tập, chương trình đào tạo, thành quả học tập, kiểm tra và đánh giá...), các nhân tố bổ trợ nhưng góp phần quyếtđịnh đến thành công của trường đại học chính là: lãnh đạo và quản trị đại học (Ngô Tuyết Mai, 2012). Thực tiễnhoạt động của các trường đại học trên thế giới cũng như một số tổng kết của các nhà nghiên cứu cho thấy, nhữngđặc điểm chung nhất của một trường đại học thành công ở tầm cỡ quốc tế là: chú trọng vào năng lực; nguồn lựcphong phú và sự quản trị thuận lợi. Việc xây dựng hệ thống trường thực hành trực thuộc đại học với sự kết nốichặt chẽ, toàn diện với trường đại học đào tạo giáo viên (ĐTGV) đã trở thành một mô hình quản trị ngày càngđược nhân rộng bởi sự linh hoạt đáp ứng yêu cầu thực tiễn góp phần thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW (BanChấp hành Trung ương, 2013). Bài báo đề xuất mô hình quản trị trường phổ thông thực hành trực thuộc đại học theo mô hình công lập tự chủ vàmột số yêu cầu khi thực hiện theo mô hình này.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Đổi mới quản trị trường thực hành sư phạm Trong cơ cấu tổ chức, nhiều trường đại học đã hoàn thiện hệ thống trường thực hành từ bậc mầm non đến THPT;hướng tới mỗi trường đại học sư phạm phải có ít nhất một trường thực hành có quy mô phù hợp với yêu cầu thựchành sư phạm. Đây vừa là cơ sở thực hành nghề nghiệp thường xuyên cho sinh viên, vừa là nơi để giảng viên tự họcvà gắn kết với thực tế phổ thông. Về mục tiêu: hệ thống trường thực hành trực thuộc đại học “Góp phần rèn luyện kĩnăng, phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục, phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên sư phạm; thamgia nghiên cứu, thực nghiệm các đề tài về khoa học giáo dục do cơ sở ĐTGV triển khai thực hiện”. Về nhiệm vụ:“Phối hợp với cơ sở ĐTGV tổ chức hướng dẫn thực hành sư phạm, thực tập sư phạm và rèn luyện nghiệp vụ sưphạm thường xuyên của sinh viên sư phạm. Phối hợp với cơ sở ĐTG ...

Tài liệu có liên quan: