Danh mục tài liệu

Quy định về quản lý an toàn vệ sinh lao động

Số trang: 13      Loại file: doc      Dung lượng: 99.00 KB      Lượt xem: 48      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quy định về an toàn vệ sinh lao động của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quy định) quy định những nội dung công tác an toàn vệ sinh lao động mà các đơn vị, cá nhân phải thực hiện nhằm cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn, sức khoẻ cho người lao động, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy định về quản lý an toàn vệ sinh lao động QUY ĐịNH VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (Ban hành kèm theo Quyết định số 2441/QĐ-TCCB ngày 01/8/ 2003 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam) ---- Chương I Những quy định chung Điều 1 : Quy định về an toàn vệ sinh lao động của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quy định) quy định những nội dung công tác an toàn vệ sinh lao động mà các đơn vị, cá nhân phải thực hiện nhằm cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn, sức khoẻ cho người lao động, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty. Các trường hợp không quy định trong Quy định này sẽ được giải quyết theo quy định của Bộ Luật Lao động và các quy định pháp luật hiện hành. Điều 2 : Đối tượng và phạm vi áp dụng Quy định này là giám đốc, thủ trưởng các đơn vị thành viên (gọi chung là thủ trưởng), cán bộ quản lý và người lao động đang làm việc trong các đơn vị thành viên Tổng Công ty. Chương II Tổ chức bộ máy làm công tác aN toàn vệ sinh lao động A. Tại Tổng Công ty Điều 3 : Hội đồng Bảo hộ lao động Tổng Công ty (gọi tắt là Hội đồng) do Tổng Giám đốc Tổng công ty ra Quyết định thành lập với thành phần, nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của Nhà nước và phù hợp với đặc điểm của Tổng Công ty. Chủ tịch Hội đồng quy định chế độ làm việc của Hội đồng và nhiệm vụ của các thành viên trong Hội đồng. Điều 4 : Ban Tổ chức Cán bộ-Lao động Tổng Công ty thực hiện chức năng thường trực Hội đồng Bảo hộ lao động Tổng Công ty; tham mưu, giúp việc Tổng Giám đốc về lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động; chủ trì, phối hợp với các Ban chức năng của Tổng Công ty và Ban Chính sách Kinh tế Xã hội Công đoàn Bưu điện Việt Nam trong việc quản lý, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) của các đơn vị thành viên Tổng Công ty. Văn phòng Tổng Công ty thực hiện chức năng quản lý, tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ tại cơ quan Tổng Công ty. B. Tại đơn vị thành viên Điều 5 : Hội đồng Bảo hộ lao động (HĐBHLĐ) đơn vị là tổ chức phối hợp và tư vấn về các hoạt động BHLĐ ở đơn vị và để đảm bảo quyền kiểm tra giám sát của tổ chức công đoàn. Hội đồng BHLĐ đơn vị do thủ trưởng đơn vị ra quyết định thành lập. Điều 6: Thành phần Hội đồng BHLĐ của đơn vị gồm: - Lãnh đạo đơn vị là Chủ tịch. - Đại diện BCH Công đoàn là Phó chủ tịch. - Đại diện lãnh đạo Phòng TCCB-LĐ là uỷ viên thường trực. - Các uỷ viên là lãnh đạo các phòng, bộ phận: kế hoạch, đầu tư - phát triển, kỹ thuật, nghiệp vụ, y tế, tài chính kế toán, hành chính bảo vệ. - Trưởng bộ phận BHLĐ hoặc các bộ chuyên trách theo dõi công tác BHLĐ là thư ký Hội đồng BHLĐ. Điều 7: Hội đồng BHLĐ đơn vị có nhiệm vụ và quyền hạn sau: 1.Tham gia phối hợp và tư vấn với thủ trưởng đơn vị về các hoạt động trong việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch BHLĐ và các biện pháp ATVSLĐ, cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN). 2.Định kỳ 6 tháng và hàng năm tổ chức kiểm tra tại các cơ sở trực thuộc, tham gia xây dựng kế hoạch BHLĐ và đánh giá công tác BHLĐ của dơn vị. Trong kiểm tra nếu phát hiện có nguy cơ mất an toàn có quyền yêu cầu người quản lý sản xuất thực hiện các biện pháp loại trừ nguy cơ đó. 3.Chủ tịch Hội đồng BHLĐ qui định chế độ làm việc của Hội đồng và nhiệm vụ của các thành viên trong Hội đồng. Điều 8 : Thủ trưởng đơn vị thành viên căn cứ đặc điểm sản xuất, lao động hiện có, bố trí tổ chuyên viên BHLĐ hoặc chuyên viên theo dõi công tác bảo hộ lao động thuộc Phòng Tổ chức Cán bộ - Lao động của đơn vị (gọi chung là chuyên viên BHLĐ). Chuyên viên BHLĐ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau: 1. Nhiệm vụ: - Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác BHLĐ của đơn vị; - Phổ biến pháp luật, chế độ, quy định, quy trình nội quy về ATVSLĐ do Nhà nước, Tổng Công ty hoặc đơn vị ban hành đến các cấp quản lý và người lao động trong đơn vị; đề xuất các hoạt động tuyên truyền về ATVSLĐ và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện. - Dự thảo kế hoạch BHLĐ hằng năm của đơn vị và phối hợp với các phòng, ban liên quan, các cơ sở trực thuộc để thực hiện kế hoạch. - Phối hợp với với phòng kỹ thuật, nghiệp vụ, chuyên viên theo dõi công tác bảo vệ và cơ sở trực thuộc xây dựng hoặc bổ sung, hoàn thiện quy trình, nội quy, biện pháp ATVSLĐ. - Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động, bộ phận kỹ thuật, y tế đơn vị, chuyên viên theo dõi công tác bảo vệ và thủ trưởng các cơ sở trực thuộc tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động. - Phối hợp với bộ phận y tế tổ chức đo kiểm tra và giám sát môi trường lao ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: