Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may theo EVFTA và khả năng đáp ứng của Việt Nam
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 715.55 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết dưới đây sẽ tập trung làm rõ các nội dung sau: (i) Giới thiệu khái quát về nội dung của EVFTA; (ii) Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may trong EVFTA; (iii) Tình hình đáp ứng quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may theo EVFTA của Việt Nam và (iv) Một số giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng quy tắc xuất xứ theo EVFTA của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may theo EVFTA và khả năng đáp ứng của Việt Nam QUY TẮC XUẤT XỨ ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY THEO EVFTA VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA VIỆT NAM TS. Đỗ Thị Hương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm lược: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) là một trong hai Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Việt Nam đã tham gia. Một trong những tính mới của Hiệp định này là quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may theo tiêu chí hai công đoạn (hay còn gọi là “từ vải trở đi”). Trong khi đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu sản xuất bằng nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc và motts số quốc gia không phù hợp với quy định xuất xứ của EVFTA. Trong bối cảnh EVFTA đang chờ được phê chuẩn và đưa vào thực thi, việc nghiên cứu về quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may trong Hiệp định này và tình hình đáp ứng của các doanh nghiệp Việt Nam, đề xuất các giải pháp để nâng cao khả năng đáp ứng là rất cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ tập trung làm rõ các nội dung sau: (i) Giới thiệu khái quát về nội dung của EVFTA; (ii) Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may trong EVFTA; (iii) Tình hình đáp ứng quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may theo EVFTA của Việt Nam và (iv) Một số giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng quy tắc xuất xứ theo EVFTA của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Từ khóa: (1) Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA): Vietnam - European Union Free Trade Agreement; (2) Hàng dệt may: Textiles and garments; (3) Quy tắc xuất xứ: Rules of Origin.1. Đặt vấn đề EVFTA đã chính thức được ký kết giữa Việt Nam và EU vào ngày 30 tháng 6 năm 2019. Đây là sự kiện đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ Việt Nam - EU. Đặc biệt là quan hệ thương mại và đầu tư. Ký kết và thực thi EVFTA sẽ tạo cơ hội cho nhiều mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang EU. Theo phân tích, đánh giá và dự báo của Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nhóm hàng dệt may là một trong những nhóm hàng sẽ có nhiều cơ hội nhất từ cam kết mở cửa thị trường và cắt giảm thuế quan trong EVFTA. Để tận dụng được cơ hội tăng khả năng tiếp cận và cạnh tranh tại thị trường EU, hàng dệt may Việt Nam cần đáp ứng được các quy định của EU về chất lượng sản phẩm, trách nhiệm xã hội, quy tắc xuất xứ. Theo EVFTA, hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan thì nguyên liệu phải đáp ứng được một tỷ lệ về hàm lượng nội khối nhất định (nguyên liệu có xuất xứ tại EU và/hoặc Việt Nam). Đối với hàng dệt may, quy tắc xuất xứ trong EVFTA là một trong những điểm mới của Hiệp định này so với các Hiệp định khác Việt Nam đã tham gia (trừ Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ - CPTPP). Theo đó, hàng dệt may được coi là có xuất xứ Việt Nam chỉ khi đáp ứng tiêu chí hai công đoạn hay còn gọi là ―từ vải trở đi‖. Cụ thể là, để đáp ứng được quy tắc xuất xứ trong EVFTA đối với hàng dệt may, nguyên liệu sản xuất sản phẩm của các doanh 402nghiệp Việt Nam cần đảm bảo tỷ trọng 40% giá trị vải được sản xuất tại Việt Nam và/hoặc tạiEU hay từ một nước thứ ba đồng thời có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, EU. Đâylà một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam để nhận được ưu đãi của EU bởinguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng dệt may xuất khẩu hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từTrung Quốc và một số nước châu Á khác như Đài Loan, Nhật Bản. Bên cạnh đó, tại thịtrường EU, hàng dệt may của Việt Nam vẫn còn chiếm thị phần nhỏ, khả năng đáp ứng cáctiêu chuẩn kỹ thuật của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn chưa cao. Chính vì vậy, cácdoanh nghiệp dệt may Việt Nam cần có những biện pháp phù hợp nhằm đáp ứng các quy tắcxuất xứ theo EVFTA để thâm nhập thành công vào thị trường EU giàu tiềm năng, tận dụnghết các cơ hội mà EVFTA đem lại cho Việt Nam.2. Giới thiệu khái quát về nội dung của EVFTA Theo thông tin giới thiệu trên trang web của Trung tâm WTO và Hội nhập, PhòngThương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp định EVFTA gồm 17 Chương, 2 Nghị định thưvà một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là: ―thương mại hàng hóa (gồmcác quy định chung và cam kết mở cửa thị trường); quy tắc xuất xứ (các nguyên tắc xác địnhxuất xứ chung và các quy tắc xuất xứ riêng cho những loại hàng hóa nhất định); hải quan vàthuận lợi hóa thương mại; các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thựcvật (SPS); các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT); thương mại dịch vụ (gồm các quyđịnh chung và cam kết mở cửa thị trường); đầu tư (các nguyên tăc chung về đối xử với nhàđầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà Đầu tư nước ngoài); phòng vệthương mại (TR); cạnh tranh; doanh nghiệp nhà nước; mua sắm của Chính phủ; sở hữu trí tuệ;thương mại và Phát triển bền vững (bao gồm cả môi trường, lao động); hợp tác và xây dựngnăng lực; các vấn đề pháp lý-thể chế‖. Dưới đây là các nội dung cơ bản của EVFTA: (1) Thương mại hàng hóa Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của EU - Đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóabỏ thuế quan với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương với 70,3% kim ngạch xuất khẩucủa Việt Nam vào EU. - Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU có hiệu lực, EU sẽxóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩucủa Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại (bao gồm một số sản phẩmgạo, ngô ngọt, tỏi, nấm, đường và các sản phẩm chứa hàm lượng đường cao, tinh bột sắn, cángừ đóng hộp), EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan (TRQs) với thuế nhậpkhẩu trong hạn ngạch là 0%. - Cam kết của EU đối với nhóm hàng Nông-Thủy sản + Thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên): Xóa bỏ ngay khoảng 50% số dòng thuếngay khi Hiệp ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may theo EVFTA và khả năng đáp ứng của Việt Nam QUY TẮC XUẤT XỨ ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY THEO EVFTA VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA VIỆT NAM TS. Đỗ Thị Hương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm lược: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) là một trong hai Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Việt Nam đã tham gia. Một trong những tính mới của Hiệp định này là quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may theo tiêu chí hai công đoạn (hay còn gọi là “từ vải trở đi”). Trong khi đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu sản xuất bằng nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc và motts số quốc gia không phù hợp với quy định xuất xứ của EVFTA. Trong bối cảnh EVFTA đang chờ được phê chuẩn và đưa vào thực thi, việc nghiên cứu về quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may trong Hiệp định này và tình hình đáp ứng của các doanh nghiệp Việt Nam, đề xuất các giải pháp để nâng cao khả năng đáp ứng là rất cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ tập trung làm rõ các nội dung sau: (i) Giới thiệu khái quát về nội dung của EVFTA; (ii) Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may trong EVFTA; (iii) Tình hình đáp ứng quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may theo EVFTA của Việt Nam và (iv) Một số giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng quy tắc xuất xứ theo EVFTA của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Từ khóa: (1) Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA): Vietnam - European Union Free Trade Agreement; (2) Hàng dệt may: Textiles and garments; (3) Quy tắc xuất xứ: Rules of Origin.1. Đặt vấn đề EVFTA đã chính thức được ký kết giữa Việt Nam và EU vào ngày 30 tháng 6 năm 2019. Đây là sự kiện đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ Việt Nam - EU. Đặc biệt là quan hệ thương mại và đầu tư. Ký kết và thực thi EVFTA sẽ tạo cơ hội cho nhiều mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang EU. Theo phân tích, đánh giá và dự báo của Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nhóm hàng dệt may là một trong những nhóm hàng sẽ có nhiều cơ hội nhất từ cam kết mở cửa thị trường và cắt giảm thuế quan trong EVFTA. Để tận dụng được cơ hội tăng khả năng tiếp cận và cạnh tranh tại thị trường EU, hàng dệt may Việt Nam cần đáp ứng được các quy định của EU về chất lượng sản phẩm, trách nhiệm xã hội, quy tắc xuất xứ. Theo EVFTA, hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan thì nguyên liệu phải đáp ứng được một tỷ lệ về hàm lượng nội khối nhất định (nguyên liệu có xuất xứ tại EU và/hoặc Việt Nam). Đối với hàng dệt may, quy tắc xuất xứ trong EVFTA là một trong những điểm mới của Hiệp định này so với các Hiệp định khác Việt Nam đã tham gia (trừ Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ - CPTPP). Theo đó, hàng dệt may được coi là có xuất xứ Việt Nam chỉ khi đáp ứng tiêu chí hai công đoạn hay còn gọi là ―từ vải trở đi‖. Cụ thể là, để đáp ứng được quy tắc xuất xứ trong EVFTA đối với hàng dệt may, nguyên liệu sản xuất sản phẩm của các doanh 402nghiệp Việt Nam cần đảm bảo tỷ trọng 40% giá trị vải được sản xuất tại Việt Nam và/hoặc tạiEU hay từ một nước thứ ba đồng thời có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, EU. Đâylà một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam để nhận được ưu đãi của EU bởinguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng dệt may xuất khẩu hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từTrung Quốc và một số nước châu Á khác như Đài Loan, Nhật Bản. Bên cạnh đó, tại thịtrường EU, hàng dệt may của Việt Nam vẫn còn chiếm thị phần nhỏ, khả năng đáp ứng cáctiêu chuẩn kỹ thuật của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn chưa cao. Chính vì vậy, cácdoanh nghiệp dệt may Việt Nam cần có những biện pháp phù hợp nhằm đáp ứng các quy tắcxuất xứ theo EVFTA để thâm nhập thành công vào thị trường EU giàu tiềm năng, tận dụnghết các cơ hội mà EVFTA đem lại cho Việt Nam.2. Giới thiệu khái quát về nội dung của EVFTA Theo thông tin giới thiệu trên trang web của Trung tâm WTO và Hội nhập, PhòngThương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp định EVFTA gồm 17 Chương, 2 Nghị định thưvà một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là: ―thương mại hàng hóa (gồmcác quy định chung và cam kết mở cửa thị trường); quy tắc xuất xứ (các nguyên tắc xác địnhxuất xứ chung và các quy tắc xuất xứ riêng cho những loại hàng hóa nhất định); hải quan vàthuận lợi hóa thương mại; các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thựcvật (SPS); các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT); thương mại dịch vụ (gồm các quyđịnh chung và cam kết mở cửa thị trường); đầu tư (các nguyên tăc chung về đối xử với nhàđầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà Đầu tư nước ngoài); phòng vệthương mại (TR); cạnh tranh; doanh nghiệp nhà nước; mua sắm của Chính phủ; sở hữu trí tuệ;thương mại và Phát triển bền vững (bao gồm cả môi trường, lao động); hợp tác và xây dựngnăng lực; các vấn đề pháp lý-thể chế‖. Dưới đây là các nội dung cơ bản của EVFTA: (1) Thương mại hàng hóa Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của EU - Đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóabỏ thuế quan với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương với 70,3% kim ngạch xuất khẩucủa Việt Nam vào EU. - Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU có hiệu lực, EU sẽxóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩucủa Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại (bao gồm một số sản phẩmgạo, ngô ngọt, tỏi, nấm, đường và các sản phẩm chứa hàm lượng đường cao, tinh bột sắn, cángừ đóng hộp), EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan (TRQs) với thuế nhậpkhẩu trong hạn ngạch là 0%. - Cam kết của EU đối với nhóm hàng Nông-Thủy sản + Thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên): Xóa bỏ ngay khoảng 50% số dòng thuếngay khi Hiệp ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hiệp định thương mại tự do Hiệp định EVFTA Hàng dệt may Quy tắc xuất xứ Hàng dệt may theo EVFTATài liệu có liên quan:
-
Những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp khắc phục hạn chế
18 trang 353 0 0 -
17 trang 242 0 0
-
Vấn đề phát triển bền vững trong lao động sau hai năm thực thi EVFTA
10 trang 112 0 0 -
12 trang 101 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Mua sắm chính phủ trong hội nhập kinh tế quốc tế
195 trang 59 1 0 -
Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2022
272 trang 59 1 0 -
13 trang 59 0 0
-
Cẩm nang hội nhập kinh tế quốc tế hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA)
60 trang 58 0 0 -
22 trang 57 0 0
-
Hiệp định thương mại tư do Việt Nam- liên minh Châu Âu
92 trang 53 0 0