Danh mục tài liệu

Quy trình thiết kế trò chơi nhận thức hỗ trợ sinh viên học tập các học phần đại cương

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 788.48 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các học phần đại cương cung cấp những kiến thức cơ bản, khái quát về môn học. Do tính chất đặc thù của môn học, một số vấn đề mang tính trừu tượng cao nên đòi hỏi người học cần có sự quan tâm và đầu tư nhất định để có thể học tập đạt kết quả tốt trong môn học này. Xuất phát từ những lí do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đề xuất một quy trình thiết kế trò chơi nhận thức trợ sinh viên học tập các học phần đại cương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy trình thiết kế trò chơi nhận thức hỗ trợ sinh viên học tập các học phần đại cương VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(1), 25-29 ISSN: 2354-0753 QUY TRÌNH THIẾT KẾ TRÒ CHƠI NHẬN THỨC HỖ TRỢ SINH VIÊN HỌC TẬP CÁC HỌC PHẦN ĐẠI CƯƠNG 1Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh; Chế Dạ Thảo1,+, 2Viện Nguyễn Thị Diễm2, Khoa học Giáo dục Việt Nam Vũ Thị Phương Thảo2 +Tác giả liên hệ ● Email: cd.thao@hutech.edu.vn Article history ABSTRACT Received: 12/8/2023 In teaching, cognitive games are commonly used through learning activities Accepted: 10/10/2023 that require participants to mobilize cognitive functions, make cognitive Published: 05/01/2024 efforts, and perform cognitive actions to conduct game tasks, observe the rules and regulations of the game, fulfill the requirements and goals of the Keywords game, thereby uncovering target knowledge in the game; at the same time Designing process, cognitive improving and developing their cognitive capacity as well as their learning games, general-knowledge achievements. Therefore, it can be seen that the use of cognitive games to courses, support student support learning is a beneficial teaching technique that should be promoted. learning The article outlines the requirements and implementation process for designing cognitive games to support integrated learning for students. The research results are meaningful to help researchers and lecturers have more options in using a variety of teaching methods for general-knowledge courses to create students’ interest in learning and contribute to improving learning efficiency.1. Mở đầu Hiện nay, việc sử dụng trò chơi trong dạy học nhất là các trò chơi nhận thức (TCNT) là một phương pháp dạy họcphù hợp với xu hướng đổi mới của dạy học hiện đại. Việc tham gia TCNT ngoài hỗ trợ việc học tập còn giúp người họcgiảm bớt mức độ lo lắng, tạo động lực trong học tập (Kirikkaya et al., 2010),… cải thiện khả năng giao tiếp, rèn luyệntrí nhớ (Papastergiou, 2009), rèn luyện tính sáng tạo, học những kĩ năng phán đoán, học và rèn luyện hành vi có luật,học cách làm chủ thái độ đối với thành công và thất bại (Đặng Thành Hưng, 2002). Bên cạnh đó, trò chơi nói chung vàTCNT nói riêng đã được sử dụng trong những năm gần đây nhằm phục vụ cho các mục đích khác nhau. Trong cácchuyến đi chơi, họp mặt, các buổi sinh hoạt Đoàn - Hội hay liên hoan, có thể dễ dàng nhận thấy các trò chơi luôn cónhững vai trò nhất định và góp phần tạo nên niềm vui hoặc sự đoàn kết. Trong giáo dục, cụ thể là trong việc dạy và học,TCNT cũng được sử dụng một cách phổ biến thông qua các hoạt động học tập để giúp người học khám phá tri thức.Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nội dung học tập được tổ chức dưới hình thức TCNT sẽ phát huy được tính tích cựchọc tập của người học và mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học theo xu hướng hiện nay (Papastergiou, 2009). Những năm gần đây, nghiên cứu về các TCNT áp dụng trong học tập ngày càng phát triển. Siegler và Ramani(2008) nhận định rằng việc trẻ em không có kĩ năng đếm số trong các hộ gia đình thu nhập thấp có thể là do sự hạnchế khi không được tiếp xúc các trò chơi đếm số thời thơ ấu. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, cácTCNT liên quan đến thẻ bài có tác động tích cực trong học tập. Cụ thể, Alexander và cộng sự (2008) đã thiết kế mộttrò chơi thẻ bài để dạy HS nhận biết các biểu tượng của nguyên tố hóa học. Carney (2014) cũng thiết kế một trò chơithẻ bài cho sinh viên (SV) năm thứ ba với nội dung giúp cho người học nhận biết các loại phản ứng hóa học và cácnhóm chức. Có thể thấy, TCNT là một công cụ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và phát triển nhận thức dànhcho người học. Ngoài ra, Trần Thị Ngọc Trâm (2003) cũng đã thiết kế một hệ thống trò chơi học tập nhằm phát triểnkhả năng khái quát hóa của trẻ mẫu giáo lớn. Tác giả cho rằng có nhiều biện pháp để phát triển tư duy khái quát hóacủa trẻ nhưng sử dụng trò chơi học tập là một trong những biện pháp hữu hiệu để phát triển khả năng khái quát hóa.Hệ thống trò chơi này bao gồm 4 phần: khái quát hóa theo dấu hiệu chung bên ngoài, khái quát hóa theo dấu hiệubên trong, khái quát hóa bằng ngôn ngữ, khái quát hóa theo sự sáng tạo của trẻ. Nghiên cứu này cho thấy, để pháttriển trí tuệ của trẻ cụ thể là khả năng khái quát hóa, có thể thông qua các trò chơi học tập. Năm 2019, tiếp cận quanđiểm mới về thiết kế TCNT hỗ trợ học tập, Abbott (2019) đã xây dựng quy trình thiết kế TCNT trong lĩnh vực giáodục. Quan điểm này tiếp cận việc thiết kế TCNT hỗ trợ học tập thông qua việc lựa chọn các trò chơi sẵn có và đưa 25 VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(1), 25-29 ISSN: 2354-0753tri thức bài học vào trò chơi. Đây cũng là quan điểm tiếp cận mà nhóm muốn hướng đến, xây dựng quy trình đưa trithức học phần đại cương vào những trò chơi sẵn có thông qua các hành động chơi. Các học phần đại cương cung cấp những kiến thức cơ bản, khái quát về môn học. Do tính chất đặc thù của mônhọc, một số vấn đề mang tính trừu tượng cao nên đòi hỏi người học cần có sự quan tâm và đầu tư nhất định để có thểhọc tập đạt kết quả tốt trong môn học này. Xuất phát từ những lí do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đề xuấtmột quy t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: