Danh mục tài liệu

Quyền sử dụng tự do tác phẩm trong quyền tác giả, quyền liên quan và hoạt động chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục đại học

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 579.07 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích những đối tượng, đặc điểm của quyền liên quan và mối liên hệ với quyền sử dụng tự do tác phẩm từ đó đưa ra những đề xuất để tận dụng đúng những ngoại lệ của quyền tác giả, quyền liên quan sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số diễn ra một cách mạnh mẽ và đúng pháp luật, tiết kiệm chi phí cho các cơ sở giáo dục đại học. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quyền sử dụng tự do tác phẩm trong quyền tác giả, quyền liên quan và hoạt động chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục đại học Nguyễn Thái Cường Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh Giới thiệu: Trong thời gian gần đây việc chuyển đổi diễn ra mạnh mẽ dưới tácđộng của tình hình dịch Covid19. Hoạt động chuyển đổi số để phục vụ cho môi trườngdạy học online ngày càng diễn ra mạnh mẽ để có thể phục vụ cho công việc dạy và học,trong đó các hoạt động sử dụng những nguồn tài liệu trực tuyến, chia sẽ thông tin, sửdụng bài giảng, giáo trình của giảng viên, sinh viên, thư viện thực hiện hoạt động lưutrữ, sao chép nguồn tài liệu để phục vụ cho người học liên quan nhiều đến việc sử dụngnhững tác phẩm có bản quyền. Pháp luật quyền tác giả có những quy định ngoại lệ(quyền sử dụng tự do tác phẩm) để cân bằng lợi ích độc quyền của tác giả, chủ sở hữuvà lợi ích của xã hội (giảng viên, sinh viên và thư viện). Bài viết phân tích những đốitượng, đặc điểm của quyền liên quan và mối liên hệ với quyền sử dụng tự do tác phẩmtừ đó đưa ra những đề xuất để tận dụng đúng những ngoại lệ của quyền tác giả, quyềnliên quan sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số diễn ra một cách mạnh mẽ vàđúng pháp luật, tiết kiệm chi phí cho các cơ sở giáo dục đại học. Từ khóa: quyền tác giả, quyền liên quan, giảng viên, sinh viên, hoạt động thưviện, hoạt động chuyển đổi số, sao chép tài liệu, sao lưu tài liệu.I. Tổng quan về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả và hoạtđộng chuyển đổi số Hoạt động chuyển đổi số là một nội dung rộng bao hàm nhiều nội dung: saochép tác phẩm để sử dụng, cung cấp bài giảng online, video, livestream cácchương trình, cung cấp những bản ghi âm, ghi hình, kể cả những chương trìnhtruyền hình. Những hoạt động này liên quan trực tiếp đến quyền tác giả1 và quyềnliên quan đến quyền tác giả, những đối tượng này được Luật Sở hữu trí tuệ năm2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 và năm 2019 (Sau đây gọi là Luật Sở hữu trítuệ) quy định khá chặt chẽ. Bao gồm những quy định về đối tượng bảo hộ, căncứ phát sinh hiệu lực, xác lập quyền, chủ thể quyền và những quy định về chuyểngiao quyền. Việc chuyển đổi số liên quan đến nhiều hoạt động khác nhau, trongđó khía cạnh quyền tác giả là một nội dung quan trọng.1 Điều 14 Luật SHTT trí tuệ quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả 151.1. Hoạt động chuyển đổi số và quyền tác giả Hoạt động chuyển đổi số liên quan đến những tác phẩm văn học, nghệ thuật,khoa học được thể hiện qua những bài giảng online, cơ sở dữ liệu trực tuyến,trung tâm thông tin thư viện, vấn đề khai thác và bảo hộ những nhóm đối tượngnày. Cụ thể, liên quan đến những đối tượng của quyền tác giả mang những đặcđiểm, chủ thể, đối tượng và những nội dung khác nhau. Quyền tác giả sẽ mangnhững đặc điểm rất khác biệt so với những nhóm đối tượng khác của quyền sởhữu trí tuệ. Thứ nhất, quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức sáng tạo, không bảo hộnội dung sáng tạo. Thứ hai, bảo hộ quyền tác giả theo cơ chế tự động. Thứ ba,tác phẩm được bảo hộ phải có tính nguyên gốc. Tùy theo vai trò và nhiệm vụđược giao, tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả sẽ có những phạm vi khác nhauđối với các đối tượng của quyền tác giả.1.1.1 Tác giả Chủ thể quyền tác giả bao gồm hai đối tượng chính là tác giả và chủ sở hữuquyền tác giả. Pháp luật quy định tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩmđược bảo hộ quyền tác giả. Ở đây chủ thể đầu tiên của quyền tác giả mà phápluật SHTT quy định là tác giả hay nói cách khác chính là người trực tiếp sáng tạora tác phẩm2 và chủ sở hữu quyền tác giả (bao gồm tác giả, các đồng tác giả, cáctổ chức - cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả,người thừa kế, người được chuyển giao quyền, nhà nước)3. Như vậy, tùy thuộcvào hình thức tạo ra tác phẩm mà chủ thể của quyền tác giả sẽ là khác nhau. Trong đó, tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tácphẩm văn học, nghệ thuật và khoa học4. Tác giả có thể đồng thời là chủ sởhữu quyền tác giả, tuy nhiên tác giả chỉ có thể là cá nhân, không thể là tổ chức.Như vậy tác giả phải là người trực tiếp sáng tạo, có nghĩa là chính tác giả đóngvai trò quyết định trong việc thể hiện ý tưởng và tạo nên tác phẩm. Vì thế nhữngngười chỉ cung cấp thông tin làm tư liệu, hay hỗ trợ, đưa ra góp ý về ý tưởng màkhông tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra tác phẩm không được xem là tácgiả5.1.1.3 Chủ sở hữu quyền tác giả Chủ sở hữu quyền tác giả là người độc quyền sử dụng, định đoạt tác phẩm.Trong đa số các trường hợp, tác giả sẽ đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả.2 Khoản 1 Điều 13 Luật SHTT.3 Điều 37 – 42 Luật SHTT.4 Điều 6 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ.5 Các trường hợp sau không được côn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: