Danh mục tài liệu

Quyết định số 1896/QĐ-TTg

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 183.70 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NGĂN NGỪA VÀ KIỂM SOÁT SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quyết định số 1896/QĐ-TTg THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM -------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 1896/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2012 QUYẾT ĐỊNHPHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NGĂN NGỪA VÀ KIỂM SOÁT SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦCăn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, QUYẾT ĐỊNH:Điều 1. Phê duyệt Đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Namđến năm 2020 với các nội dung sau:I. MỤC TIÊU1. Mục tiêu chungNgăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam nhằm bảo tồn đa dạngsinh học, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người góp phần phát triển bền vững đấtnước.2. Mục tiêu cụ thểa) Bảo đảm các loài ngoại lai xâm hại được điều tra, đánh giá định kỳ, lập danh mục vàkiểm soát theo quy định của pháp luật;b) Ngăn ngừa và kiểm soát được sự lây lan, giảm thiểu tác hại của một số loài ngoại laiđang xâm hại nghiêm trọng ở Việt Nam;c) Kiểm soát, quản lý hiệu quả việc nhập khẩu, nuôi, trồng và phát triển các loài ngoại laiở Việt Nam nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực đến môi trường và đa dạng sinh học;d) Bảo đảm 80% cộng đồng dân cư tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đượctuyên truyền và nâng cao nhận thức thường xuyên về việc nhận biết, ngăn ngừa và kiểmsoát loài ngoại lai xâm hại.II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU1. Điều tra, thống kê, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý loài ngoại lai xâm hại tạiViệt Nama) Nội dung thực hiện:- Điều tra, đánh giá hiện trạng và mức độ xâm hại của các loài ngoại lai xâm hại; thốngkê, xây dựng và công bố danh mục loài ngoại lai xâm hại ở Việt Nam;- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và sơ đồ phân bố của các loài ngoại lai xâm hại;- Xây dựng, xuất bản và phổ biến các tài liệu hướng dẫn về nhận dạng và phân loại, biệnpháp kiểm soát, phòng ngừa và diệt trừ loài ngoại lai xâm hại.b) Thời gian thực hiện: 2013 - 2018c) Cơ quan thực hiện: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.2. Tăng cường năng lực cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị kiểm dịch trong việc kiểmsoát các loài ngoại lai.a) Nội dung thực hiện:- Kiểm soát và lập danh mục, hồ sơ theo dõi các loài ngoại lai nhập khẩu vào Việt Nam;- Đào tạo, tập huấn cho các cán bộ cấp Lãnh đạo và chuyên viên quản lý chuyên môncông tác tại các Chi cục Bảo vệ môi trường, Chi cục bảo vệ thực vật của các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương, Ban quản lý Khu bảo tồn về công tác ngăn ngừa và kiểm soátloài ngoại lai xâm hại;- Đào tạo, tập huấn cho các cán bộ kiểm dịch tại 47 trạm/chốt kiểm dịch, cán bộ Hải quantại 18 cửa khẩu quốc tế giáp biên giới với các nước Trung Quốc, Lào và Campuchia vềnhận dạng các loài ngoại lai xâm hại, các quy định kiểm dịch, kiểm tra biên giới nhằmkiểm soát các loài ngoại lai khi nhập khẩu vào Việt Nam;- Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật đối với 03 Trung tâm kỹ thuật kiểm dịch thực vật(Trung tâm phân tích, giám định và thí nghiệm kiểm dịch thực vật, Trung tâm kiểm dịchthực vật sau nhập khẩu I và Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II) và 9 Chi cụckiểm dịch vùng, Trung tâm khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định thủy sản trong kiểmsoát, kiểm dịch các loài ngoại lai;- Phát triển hệ thống cảnh báo sớm tại miền Bắc, Trung và Nam, bao gồm việc thông báonhững trường hợp loài ngoại lai xâm hại mới xuất hiện hoặc dự báo xuất hiện; thiết lậpmạng lưới chia sẻ thông tin trong kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại Việt Nam;- Xây dựng năng lực và tăng cường thực hiện cơ chế giám sát đối với việc nuôi trồng,phát triển các loài ngoại lai trong danh mục loài có nguy cơ xâm hại và xâm hại.b) Thời gian thực hiện: 2013 - 2020c) Tổ chức thực hiện: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môitrường, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.3. Xây dựng năng lực khảo nghiệm, đánh giá khả năng xâm hại của loài ngoại laia) Nội dung thực hiện:- Nghiên cứu, áp dụng các biện pháp, quy trình đánh giá khả năng xâm hại của loài ngoạilai đối với môi trường và đa dạng sinh học;- Xây dựng và thực hiện các mô hình khảo nghiệm, đánh giá khả năng xâm hại của loàingoại lai đối với môi trường và đa dạng sinh học;- Rà soát, lập danh mục các cơ sở khảo nghiệm, đánh giá các loài ngoại lai có nguy cơxâm hại nhập khẩu vào Việt Nam; tăng cường đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật đối với cáccơ sở khảo nghiệm;- Hỗ trợ và tăng cường năng lực cán bộ tại các cơ sở khảo nghiệm, đánh giá nguy cơ xâmhại của loài ngoại lai đối với môi trường và đa dạng sinh học.b) Thời gian thực hiện: 2013 - 2018c) Tổ chức thực hiện: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương; các Bộ, ngành khác phối hợp thực hiện.4. Thực hiện chương trình kiểm soát và diệt trừ loài ngoại lai đang xâm hại nghiêm trọngở Việt Nam bao gồm: ốc Bươu vàng (Pomacea canaliculata), cây Mai dương (Mimosapigra), cây Trinh nữ móc (Mimosa diplotricha).a) Nội dung thực hiện:- Đánh giá, lựa chọn các giải pháp kiểm soát và diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại: ốcBươu vàng, cây Mai dương, cây Trinh nữ móc.- Xây dựng mô hình và áp dụng thử nghiệm kiểm soát và diệt trừ các loài ngoại lai xâmhại: ốc Bươu vàng, cây Mai dương, Trinh nữ móc tại một số địa phương.- Xây dựng và phổ biến tài liệu hướng dẫn kiểm soát và diệt trừ các loài ngoại lai xâmhại: ốc Bươu vàng, cây Mai dương, cây Trinh nữ móc.- Đào tạo, tập huấn hướng dẫn kiểm soát ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: