Khi đọc tiêu đề bài này, không ít người có ý nghĩ rằng “Chả nghe bằng tai thì bằng gì, điều đương nhiên thế còn gì để bàn luận nữa?” Ấy thế nhưng tôi dám đảm bảo rằng không phải ai cũng biết ngay bằng… tai theo đúng nghĩa đâu. Bài này tiếp tục giới thiệu những chia sẻ quý báu của cố nhà giáo Duy Nhiên về kĩ năng nghe tiếng Anh. Khi xem chương trình hài trên TV, con anh cười đúng với tiếng cười nền trong chương trình, trong khi đó anh và tôi nhiều khi không...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rất hấp dẫn – kĩ năng nghe bằng “TAI”
Rất hấp dẫn – kĩ năng nghe bằng “TAI”
Khi đọc tiêu đề bài này, không ít người có ý nghĩ rằng “Chả nghe bằng tai thì bằng
gì, điều đương nhiên thế còn gì để bàn luận nữa?” Ấy thế nhưng tôi dám đảm bảo
rằng không phải ai cũng biết ngay bằng… tai theo đúng nghĩa đâu. B ài này tiếp
tục giới thiệu những chia sẻ quý báu của cố nhà giáo Duy Nhiên về kĩ năng nghe
tiếng Anh.
Khi xem chương trình hài trên TV, con anh cười đúng với tiếng cười nền trong
chương trình, trong khi đó anh và tôi nhiều khi không hiểu họ nói gì đáng cười: rõ
ràng là kỹ năng nghe của con anh hơn anh rồi! Điều này chứng tỏ rằng khi sang
Mỹ, anh đã có kinh nghiệm về tiếng Anh, và ‘khôn’ hơn con anh vì biết nhiều kỹ
thuật, phương pháp học tiếng Anh, nên tiếp tục học tiếng Anh theo tiến trình phản
tự nhiên; trong khi con anh, vì không ‘thông minh’ bằng anh, và thiếu kinh
nghiệm, nên đã học tiếng Anh theo tiến trình tự nhiên mà không theo một phương
pháp cụ thế nào để học vocabulary, grammar, listening, speaking cả.
Những phân tích sau đây là để thuyết phục các bạn đi vào tiến trình tự nhiên – và
điều này đòi hỏi phải xóa bỏ cái phản xạ lâu ngày của mình là học theo tiến trình
ngược – và công việc xóa bỏ cái phản xạ sai này lại làm cho ta mất thêm thì giờ.
Các bạn đọc để tin vào tiến trình tự nhiên, chứ không phải để nhớ những phân tích
học thuật này, khiến lại bị trở ngại thêm trong quá trình nâng cao kỹ năng của
mình.
- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe nguyên âm: Tiếng Anh là tiếng phụ âm. Tiếng Anh
chủ yếu là ngôn ngữ đa âm: một từ thường có nhiều âm. Lỗ tai chúng ta đã ‘bị
điều kiện hóa’ để nghe âm tiếng Việt. Tiếng Việt là loại tiếng đơn âm, vì thế, mỗi
tiếng là một âm và âm chủ yếu trong một từ là nguyên âm. Đổi một nguyên âm thì
không còn là từ đó nữa: ‘ma, mi, mơ’ không thể hoán chuyển nguyên âm cho
nhau, vì ba từ có ba nghĩa hoàn toàn khác nhau. Mặc khác, tiếng Việt không bao
giờ có phụ âm cuối từ. Ngay cả những chữ mà khi viết có phụ âm cuối, thì người
việt cũng không đọc phụ âm cuối; ví dụ: trong từ ‘hát’, nguyên âm mới là ‘át’,
h(ờ)-át, chứ không phải là h(ờ)-á-t(ơ), trong khi đó từ ‘hat’ tiếng Anh được đọc là
h(ờ)-a-t(ờ), với phụ âm ‘t’ rõ ràng.
Trong tiếng Việt hầu như không có những từ với hai phụ âm đi kế tiếp (ngoài trừ
ch và tr – nhưng thực ra, ch và tr cũng có thể thay bằng 1 phụ âm duy nhất) vì thế,
tai của một người Việt Nam – chưa bao giờ làm quen với ngoại ngữ – không thể
nhận ra hai phụ âm kế tiếp. Do đó, muốn cho người Việt nghe được một tiếng
nước ngoài có nhiều phụ âm kế tiếp, thì phải thêm nguyên âm (ơ) vào giữa các
phụ âm; ví dụ: Ai-xơ-len; Mat-xơ-cơ-va.
Với kinh nghiệm (phản xạ) đó, một khi ta nghe tiếng Anh, ta chờ đợi nghe cho đủ
các nguyên âm như mình NHÌN thấy trong ký âm (phonetic signs), và không bao
giờ nghe được cả. Ví dụ: khi học từ America ta thấy rõ ràng trong ký âm: /ə-me-ri-
kə/, nhưng không bao giờ nghe đủ bốn âm cả, thế là ta cho rằng họ ‘nuốt chữ’.
Trong thực tế, họ đọc đủ cả, nhưng trong một từ đa âm (trong khi viết) thì chỉ đọc
đúng nguyên âm ở dấu nhấn (stress) – nếu một từ có quá nhiều âm thì thêm một
âm có dấu nhấn phụ (mà cũng có thể bỏ qua) – và những âm khác thì phải đọc hết
các PHỤ ÂM, còn nguyên âm thì sao cũng được (mục đích là làm rõ phụ âm). Có
thể chúng ta chỉ nghe: _me-r-k, hay cao lắm là _me-rə-k, và như thế là đủ, vì âm
‘me’ và tất cả các phụ âm đều hiện diện. Bạn sẽ thắc mắc, nghe vậy th ì làm sao
hiểu? Thế trong tiếng Việt khi nghe ‘Mỹ’ (hết) không có gì trước và sau cả, thì bạn
hiểu ngay, tại sao cần phải đủ bốn âm là ơ-mê-ri-kơ bạn mới hiểu đó là ‘Mỹ’?
Tóm lại: hãy nghe phụ âm, đừng chú ý đến nguyên âm, trừ âm có stress! Một ví dụ
khác: từ interesting! Tôi từng được hỏi, từ này phải đọc là in-tơ-res-ting hay in-tơ-
ris-ting mới đúng? Chẳng cái nào đúng, chẳng cái nào sai cả. Nhưng lối đặt vấn đề
sai! Từ này chủ yếu là nói ‘in’ cho thật rõ (stress) rồi sau đó đọc cho đủ các phụ
âm là người ta hiểu, vì người bản xứ chỉ nghe các phụ âm chứ không nghe các
nguyên âm kia; nghĩa là họ nghe:in-trstng; và để rõ các phụ âm kế tiếp thì họ có
thể nói in-tr(i)st(i)ng; in-tr(ơ)st(ơ)ng; in-tr(e)st(ư)ng. Mà các âm (i) (ơ), để làm rõ
các phụ âm, thì rất nhỏ và nhanh đến độ không rõ là âm gì nữa. Trái lại, nếu đọc to
và rõ in-tris-ting, thì người ta lại không hiểu vì dấu nhấn lại sang ‘tris’!
Từ đó, khi ta phát âm tiếng Anh (nói và nghe là hai phần gắn liền nhau – khi nói ta
phát âm sai, thì khi nghe ta sẽ nghe sai!) thì điều tối quan trọng là phụ âm, nhất là
phụ âm cuối. Lấy lại ví dụ trước: các từ fire, fight, five, file phải được đọc lần lượt
là fai-(ơ)r; fai-t(ơ); fai-v(ơ), và fai-(ơ)l, thì người ta mới hiểu, còn đọc ‘fai’ thôi thì
không ai hiểu cả.
Với từ ‘girl’ chẳng hạn, thà rằng bạn đọc gơ-rôl / gơ-rơl (dĩ nhiên chỉ nhấn gơ
thôi), sai hẳn với ký âm, thì người ta hiểu ngay, vì có đủ r và l, trong khi đó đọc
đúng ký âm là ‘gơ:l’ hay bỏ mất l (gơ) thì họ hoàn toàn không hiểu bạn nói gì; mà
có hiểu chăng nữa, thì cũ ...
Rất hấp dẫn – kĩ năng nghe bằng 'TAI'
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 69.48 KB
Lượt xem: 31
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nghe tiếng anh căn bản tài liệu luyện nghe tiếng anh kinh nghiệm nghe tiếng anh Bí quyết nghe tiếng Anh tốt luyện nghe tiếng anh nghe tiếng anh qua video VOATài liệu có liên quan:
-
Vì sao chúng ta CHƯA giỏi tiếng Anh?
4 trang 218 0 0 -
Luyện nghe tiếng Anh theo phương pháp.
5 trang 130 0 0 -
Learning to listen student book 2 part 2
10 trang 72 0 0 -
100 bài luyện nghe tiếng Anh Level 1 (Phần 7)
10 trang 60 0 0 -
Learning to listen student book 2 part 7
6 trang 58 0 0 -
Northstar 1 Listening and Speaking
260 trang 56 0 0 -
Itzhak Perlman: a citizen of the word
2 trang 52 0 0 -
Learning to listen student book 2 part 5
10 trang 52 0 0 -
100 bài luyện nghe tiếng Anh Level 1 (Phần 5)
9 trang 52 0 0 -
Khi 'sick' không có nghĩa là 'đau ốm'
2 trang 51 0 0