Danh mục tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng lưu đồ sửa chữa mạch điện tử trong hoạt động dạy nghề

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 284.62 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những năm gần đây, nhận thức về việc học nghề của nhiều học sinh, phụ huynh và xã hội đã có những chuyển biến rất tích cực. Điều này tạo điều kiện để các trường dạy nghề tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, các điều kiện cần thiết để ngày càng nâng cao chất lượng dạy và học nghề, tạo uy tín trong xã hội, thu hút học sinh học nghề. Bên cạnh đó, việc không ngừng đổi mới, cải tiến phương pháp dạy và học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng lưu đồ sửa chữa mạch điện tử trong hoạt động dạy nghề Xây dựng lưu đồ sửa chữa mạch điện tử trong hoạt động dạy nghề PHẦN MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nhận thức về việc học nghề của nhiều họcsinh, phụ huynh và xã hội đã có những chuyển biến rất tích cực. Điều này tạođiều kiện để các trường dạy nghề tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên,các điều kiện cần thiết để ngày càng nâng cao chất lượng dạy và học nghề, tạouy tín trong xã hội, thu hút học sinh học nghề. Bên cạnh đó, việc không ngừngđổi mới, cải tiến phương pháp dạy và học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Củngcố và hoàn thiện phương pháp “Xây dựng lưu đồ sửa chữa mạch điện tửtrong hoạt động dạy nghề” không nằm ngoài mục đích đó. Nội dung của đềtài xoay quanh một trong các nội dung của phương pháp giảng dạy thực hành, ápdụng cho các hệ dạy nghề. Lưu đồ sửa chữa mạch điện tử là ngôn ngữ viết kết hợp với các hình khối,thể hiện các bước của một công việc để xử lý sự cố trong một thiết bị hay trongmột mạch điện nào đó. Lưu đồ vừa thể hiện được tính tổng quát cần có lại vừa rất cụ thể, là conđường thuận lợi nhất nhất để tìm ra chỗ hỏng của mạch điện. Tổng quát vì lưuđồ thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa các thành phần trong mạch điện với nhau.Cụ thể, vì trên lưu đồ thể hiện rất chi tiết từng bước công việc phải tiến hành. Trong quá trình xây dựng lưu đồ, đôi lúc và ai đó có thể sẽ nảy sinh một ýtưởng nào đó về cải tiến lại mạch điện, khắc phục một số hư hỏng chủ quan dongười thiết kế ban đầu để lại (nghĩa là mạch đã trục trặc ngay từ khi mới xuấtxưởng). Cũng có thể là ý tưởng về việc thay đổi một vài chi tiết nào đó giúpmạch điện hoàn thiện hơn, … bởi chỉ có thông qua quá trình thực hành, xử lý sựcố hư hỏng thực tế mới có thể kiểm chứng đầy đủ các tính toán trên lý thuyết. 1 Như ở trên đã nói, lưu đồ sửa chữa chỉ là một trong các phương phápgiảng dạy trong thực hành không phải dùng để thay thế cho các phương phápdạy học khác, mục đích là giúp học sinh tiếp cận nhanh hơn trong xử lý sự cốmạch điện. Nội dung của đề tài không chỉ áp dụng trong riêng ngành Điện tử, mà cóthể áp dụng cho nhiều ngành kỹ thuật khác như ngành Điện hay Công nghệthông tin, … Hiện phương pháp này đang được người viết áp dụng thườngxuyên trên các giờ lên lớp hướng dẫn thực hành. Mục đích của đề tài nhằm trao đổi kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp,với mong muốn từng bước củng cố và hoàn thiện phương pháp xây dựng lưu đồsửa chữa, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học nghề. 2 PHẦN NỘI DUNG Mục đích của dạy nghề là trang bị cho học sinh những điều kiện cần và đủ(đầu vào) để học sinh giải quyết được những vấn đề kỹ thuật cụ thể thực tế củanghề mình đã học (đầu ra). Ngoài ra, thông qua quá trình dạy học rèn luyện chocác em khả năng tư duy, suy luận để trên cơ sở nền tảng kiến thức được trang bịhọ có khả năng học lên cao, tự đọc tài liệu chuyên ngành, áp dụng xử lý đượccác vấn đề kỹ thuật trong thực tế. Xây dựng lưu đồ sửa chữa đúng phản ánh quá trình nhận thức, tư duyđúng về một thiết bị hay một mạch điện cụ thể. Quá trình sửa chữa mạch củngcố, rèn luyện kỹ năng thực hành. Thông qua kết quả thực hành củng cố, nângcao kiến thức lý thuyết, phát triển tư duy nhận thức. Nếu quá trình này được làmthường xuyên, liên tục sẽ từng bước nâng cao kiến thức toàn diện về chuyênmôn, từng bước nâng dần hiệu quả việc dạy và học nghề. Tuy nhiên, để xâydựng được các lưu đồ sửa chữa, người thực hiện phải có kiến thức chuyên môngiỏi, yêu nghề. Trong khuôn khổ của đề tài, người viết không có tham vọng nâng vấn đềlên thành lý luận mà chỉ thông qua các ví dụ cụ thể nhằm trao đổi kinh nghiệm,khơi dậy thói quen trong chuyên môn, góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy vàhọc tập bộ môn. Xây dựng lưu đồ sửa chữa mạch là vấn đề không mới nhưng chưa đượcquan tâm đúng mức, thường xuyên của các giáo viên, học sinh trong các trường,các cơ sở dạy nghề. Lưu đồ sửa chữa xuất hiện rải rác ở một số sách kỹ thuật,tạp chí chuyên môn nhưng không đầy đủ và còn sơ sài. Thực tế nhiều giáo viêndạy nghề còn chưa sử dụng đến phương pháp này. 3 Lưu đồ sửa chữa có thể mang tính hệ thống của cả một thiết bị, hoặc đơngiản là một chương hay một bài nào đó. Trong thực tế nhiều năm áp dụngphương pháp này cho thấy là rất hiệu quả đối với học sinh, học viên tham giahọc nghề. Tùy từng nội dung, lưu đồ sửa chữa có thể ngắn nhưng không đượcthiếu hoặc có thể dài nhưng không được dư thừa. Yêu cầu để xây dựng được lưu đồ đúng, trước hết người làm phải am hiểucấu trúc, nhiệm vụ và nguyên lý làm việc của thiết bị hay mạch điện. Điều nàylà để tránh tình trạng đi lạc hướng trong thực tế thực hành, phần hư hỏng thìkhông được kiểm tra nhưng phầ ...