Danh mục tài liệu

Sau Thiên Tai, Bão Lụt, Động Đất

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 150.38 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Con người thường hay “lạc quan tếu” khi nghĩ rằng trái đất thuộc quyền sở hữu của mình. Thực ra, họ chỉ ăn nhờ ở đậu trên đó mà thôi, vì trái đất là của Thiên Nhiên, Tạo Hóa. Tại mỗi nơi loài người sống thì thiên tai đều có thể xảy ra. Đây là những hoàn cảnh khẩn cấp gây ra do biến cố của môi trường hoặc thời tiết khắc nghiệt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sau Thiên Tai, Bão Lụt, Động Đất Sau Thiên Tai, Bão Lụt, Động ĐấtBác sĩ Nguyễn Ý Ðức (Câu Chuyện Thầy Lang)Con người thường hay “lạc quan tếu” khi nghĩ rằng trái đất thuộc quyền sở hữu của mình.Thực ra, họ chỉ ăn nhờ ở đậu trên đó mà thôi, vì trái đất là của Thiên Nhiên, Tạo Hóa.Tại mỗi nơi loài người sống thì thiên tai đều có thể xảy ra. Đây là những hoàn cảnh khẩncấp gây ra do biến cố của môi trường hoặc thời tiết khắc nghiệt. Thiên tai có thể là độngđất, cháy rừng, núi lửa, bão lụt, sóng thần, hạn hán, cơn giông, sấm sét mà các khoa họcgia cho đó là những sinh hoạt tự nhiên của trái đất. Và những biến cố này cũng chứng tỏcho con người thấy rằng, Mẹ Thiên Nhiên luôn luôn có nhiều quyền lực. Khi quyền lựcnày ra tay thì con người trở nên yếu đuối, chịu trận, nếu không biết cách phòng tránh, tựvệ.Hậu quả của thiên tai là các đe dọa trầm trọng cho sức khỏe cơ thể, cho sự hài hòa xã hộivà cho nền kinh tế tại địa phương. Sẽ có cả ngàn tử vong, thương tích, nhiều loại bệnhtruyền nhiễm xảy ra. Thực phẩm nước uống trở thành hư hỏng, nguy hại. Nạn nhânkhông nơi trú mưa tránh nắng và rất nhiều người rơi vào tâm trạng bất an, trầm cảm.Tử vong trực tiếp do thiên tai đột ngột đa số là vì chấn thương thể chất, chết đuối, sức ép.Ấy là chưa kể thiệt hại về mùa màng, gia súc, chim muông, cầm thú. Mỗi thiên tai đều đểlại những vết sẹo lâu ngày mới xóa nhòa, hồi phục.Điều đáng ghi nhớ là tại các quốc gia đang phát triển, sự thiệt hại do thiên tai nhiều gấpbội vì thiếu các cơ sở hạ tầng, nguồn hỗ trợ, cứu giúp cũng như phương thức dự đoán,phòng tránh thiên tai.Năm 1500 BC, một cơn sóng thần đã hoàn toàn xóa bỏ nền văn minh Minoa của Hy Lạpcổ xưa. Năm 1138, động đất ở Syria đưa tới 230,000 tử vong. Từ năm 1330-1351, dịchTử Thần Đen (Black Death) với vi khuẩn Yersinia Pestis đã lấy đi mạng sống của 75triệu người trên thế giới, trong đó có gần 30 triệu từ Âu châu, vì bệnh dịch hạch. Lũ lụtHoàng Hà năm 1931 khiến cho từ trên dưới 3,7 triệu tử vong vì chết đuối, bệnh tật, đóikhát và hạn hán. Sóng thần Nam Dương năm 2004 giết hại 225,000 người. HurricaneKatrina tại New Orleans năm 2005 tuy gây thiệt hại nhân mạng nhẹ (1,800 người) nhưngthiệt hại vật chất quá lớn, cho tới thời điểm này vẫn chưa hồi phục.Mới đây, ngày 2 tháng 5, 2008, bão lụt tại Myanmar đưa tới 78,000 tử vong, 57,000 mấttích, số người bị thương chưa biết rõ và cả 2 triệu người cần giúp đỡ.Liền sau đó là động đất ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày 12 tháng 5, 2008. Theo thôngtin chính thức từ chính quyền Trung Quốc, cho tới ngày 2 tháng 6-2008 có trên 69,000 tửvong, khoảng 400,000 thương tích, gần 20,000 người mất tích và trên 15 triệu cư dânkhông nơi cư trú, phải di tản.Với quyết định 44/236, ngày 22 tháng 12 năm 1989, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đãchỉ định ngày thứ Tư của tuần lễ thứ hai mỗi tháng 10 là ngày Quốc Tế Giảm ThiểuThiên tai trong thời gian 10 năm, 1990-1999.Tới ngày 21 tháng 12 năm 2001, với quyết định số 56/165, Đại Hội Đồng quyết định duytrì ngày này là ngày toàn cầu ý thức thiên tai bao gồm phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại,và chuẩn bị sẵn sàng đối phó với thiên tai. Khi mọi người có hiểu biết về thời gian thiêntai có thể xảy ra, biết phải làm gì trước và sau thiên tai thì thiệt hại về nhân mạng và tàisản sẽ bớt xuống rất nhiều.Bài viết giới hạn ở lãnh vực bệnh tật xảy ra sau thiên tai, nhất là các bệnh truyền nhiễm.Bệnh truyền nhiễm sau thiên taiCó nhiều loại bệnh có thể xuất hiện sau thiên tai. Nạn nhân bị thương tích và dễ dàngnhiễm trùng. Nạn nhân không chạy thoát khỏi hiện trường vì bệnh hoạn có nhiều nguy cơbệnh nhiễm hơn. Khi tập trung ở nơi tạm trú chen chúc, thiếu vệ sinh, bệnh nhiễm cũngdễ dàng xảy ra.1- Bệnh truyền nhiễm do nguồn nước uống bị pha lẫn các vi sinh vật gây bệnh như tiêuchẩy, dịch tả, kiết lỵ, viêm gan A, bệnh leptospirosis.Thường thường, sau một thiên tai, hệ thống cung cấp nước sạch đều bị phá hủy. Việccung cấp nước an toàn cần thời gian để thực hiện. Nạn nhân đành phải dùng bất cứ loạinước nào sẵn có, mà nước này đa số đều bị ô nhiễm với đủ loại vi khuẩn đến từ xú uếcống rãnh, phế thải công kỹ nghệ.Các vi khuẩn Vibrio Cholerae, E Coli là tác nhân chính của bệnh dịch tả và tiêu chảy.Chúng đến từ phân của người và súc vật tràn đầy trong nước lũ lụt.Viêm gan A và E lan truyền do đường phân-miệng vì thiếu nguồn nước an toàn và kémvệ sinh cá nhân. Viêm gan A hầu như xảy ra thường xuyên (endemic) tại đa số các quốcgia đang phát triển và rất nhiều trẻ em đều đã mắc bệnh và trở nên miễn nhiễm với bệnh.Do đó, ở các nơi này số người bị bệnh rất ít.Ở các địa phương có dịch viêm gan E, bệnh xảy ra sau mưa, lụt. Bệnh không trầm trọng,tự hết nhưng với phụ nữ có thai thì tử vong có thể lên tới 25%.Leptospirosis là bệnh về da, niêm mạc miệng gây ra do tiếp xúc trực tiếp với nước, đất,bùn chứa vi khuẩn leptospires. Xuất xứ của các vi khuẩn này là từ nước tiểu động vậtgậm nhấm như chuột, sóc. Lũ lụt tạo cơ hội thuận tiện cho vi khuẩn lan r ...