Danh mục tài liệu

Sinh kế hộ gia đình người H’mông di cư tự do tại xã Rô Men, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 421.33 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích các nguồn vốn dùng để đảm bảo sinh kế của người H’Mông; Làm rõ thực trạng các hoạt động sinh kế của người H’Mông tại xã Rô Men, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ, so với trước khi di cư, nguồn lực sinh kế các hộ gia đình người H’Mông tại Rô Men đã được cải thiện, đặc biệt là vốn tự nhiên và vốn vật chất. Bên cạnh sinh kế chủ đạo là trồng trọt thì các hoạt động sinh kế khác như buôn bán, chăn nuôi đang dần hình thành và bắt đầu phát triển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sinh kế hộ gia đình người H’mông di cư tự do tại xã Rô Men, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm ĐồngTẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 9, Số 4, 2019 55–72 SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI H’MÔNG DI CƯ TỰ DOTẠI XÃ RÔ MEN, HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG Phạm Hồng Hảia* a Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam * Tác giả liên hệ: Email: haiph@dlu.edu.vn Lịch sử bài báo Nhận ngày 31 tháng 07 năm 2019Chỉnh sửa lần 01 ngày 29 tháng 09 năm 2019 | Chỉnh sửa lần 02 ngày 17 tháng 10 năm 2019 Chấp nhận đăng ngày 18 tháng 11 năm 2019Tóm tắtBài viết tập trung phân tích các nguồn vốn dùng để đảm bảo sinh kế của người H’Mông;Làm rõ thực trạng các hoạt động sinh kế của người H’Mông tại xã Rô Men, huyện ĐamRông, tỉnh Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ, so với trước khi di cư, nguồn lực sinhkế các hộ gia đình người H’Mông tại Rô Men đã được cải thiện, đặc biệt là vốn tự nhiên vàvốn vật chất. Bên cạnh sinh kế chủ đạo là trồng trọt thì các hoạt động sinh kế khác nhưbuôn bán, chăn nuôi đang dần hình thành và bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, vốn tài chính vàvốn con người của các hộ gia đình H’Mông còn nhiều thiếu hụt. Từ kết quả nghiên cứu, bàiviết khuyến nghị một số giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho người H’Mông trong thờigian tới.Từ khóa: Di cư; Người H’Mông; Sinh kế; Xã Rô Men.DOI: http://dx.doi.org/10.37569/DalatUniversity.9.4.583(2019)Loại bài báo: Bài báo nghiên cứu gốc có bình duyệtBản quyền © 2019 (Các) Tác giả.Cấp phép: Bài báo này được cấp phép theo CC BY-NC-ND 4.0 55 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN]HOUSEHOLD LIVELIHOOD DEVELOPMENT OF THE H’MONG IN ROMEN COMMUNE, DAMRONG DISTRICT, LAMDONG PROVINCE Pham Hong Haia* a The Faculty of Social Work, Dalat University, Lamdong, Vietnam * Corresponding author: Email: haiph@dlu.edu.vn Article history Received: July 31st, 2019Received in revised form (1st): September 29th, 2019 | Received in revised form (2nd): October 17th, 2019 Accepted: November 18th, 2019 Abstract This paper analyzes the funds used to ensure the livelihoods and clarifies the status of livelihood activities of the H’Mong in Romen commune. The research results show clearly that the livelihood resources of H’Mong households in Romen commune have been improved, especially natural capital and physical capital. Besides the main livelihood of crop cultivation, other livelihood activities such as trade and raising livestock are gradually forming and starting to grow. However, the financial and human capital of H’Mong households is still inadequate. From the research results, the article recommends some solutions for sustainable livelihood development for the H’Mong people in the future. Keywords: Development; H’Mong people; Livelihood; Romen commune. DOI: http://dx.doi.org/10.37569/DalatUniversity.9.4.583(2019) Article type: (peer-reviewed) Full-length research article Copyright © 2019 The author(s). Licensing: This article is licensed under a CC BY-NC-ND 4.0 56 Phạm Hồng Hải1. ĐẶT VẤN ĐỀ Rô Men là một trong tám xã nghèo của huyện Đam Rông với diện tích tự nhiênlà 12,839.31ha. Vị trí địa lý, phía bắc giáp xã Đạ M’Rông, phía tây giáp xã Đạ Rsal,huyện Đam Rông, phía đông và phía nam giáp xã Phú Sơn, huyện Lâm Hà. Là mộttrong những xã khó khăn nhất của huyện nhưng Rô Men lại là một trong những điểmnóng về vấn đề di dân tự do của người H’Mông. Tính đến tháng 12/2017, trên địa bàn,xã có 209 hộ đồng bào H’Mông với 1,139 nhân khẩu sinh sống (UBND xã Rô Men,2017). Dưới tác động của những chính sách phát triển của nhà nước và địa phương, hoạtđộng sinh kế của người H’Mông đã có nhiều thay đổi, ngoài việc canh tác trồng lúanước còn xuất hiện thêm việc trồng cây công nghiệp như cà phê, điều, ca cao, đặc biệtlà hoạt động buôn bán và dịch vụ. Nhờ đó, cuộc sống của đồng bào đã từng bước đượccải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn tồn tại những trở ngại trongsự phát triển và đảm bảo sinh kế cho đồng bào H’Mông đó là: Thiếu đất sản xuất và nhàở, thiếu vốn, thiếu nhà vệ sinh, và tỷ lệ đói nghèo còn cao; và Tình trạng phá rừng làmrẫy, khai thác lâm sản trái phép vẫn diễn ra. Nghiên cứu này được thực hiện với mongmuốn cung cấp một bức tranh khái quát nhất về: i) Thực trạng các nguồn lực (vốn) dùngđể đảm bảo sinh kế của người H’Mông bao gồm: Vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn conngười, vốn tài chính, và vốn xã hội; ii) Làm rõ thực trạng các hoạt động sinh kế củangười H’Mông tại xã Rô Men. Trên cơ sở đó khuyến nghị một số giải pháp phát triểnbền vững sinh kế cho các hộ đồng bào H’Mông tại địa bàn nghiên cứu trong thời giantới. “Sinh kế bao gồm năng lực, tài sản và các hoạt động cần có để kiếm sống”(Nguyễn, 2012, tr. 3). Khi bàn đến tiếp cận sinh kế, các nhà nghiên cứu thường đề cậpđến khung sinh kế bền vững do Bộ Phát triển Quốc tế Anh - DFID đề xuất. Thành phầncơ bản của khung sinh kế bền vững này bao gồm: Bối cảnh sống của con người; Cácloại vốn (vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn con người, vốn tài chính, và vốn xã hội) vàcách tiếp cận vốn, chính sách và thể chế, tiến trình và cơ cấu; và Các chiến lược sinh kếvà kết quả sinh kế (DFID, 1999). Trong phạm vi bài viết này thì vốn con người đượchiểu là khả năng, kỹ năng, kiến thức ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: