Danh mục tài liệu

SKKN: Kinh nghiệm dạy chương I vẽ kĩ thuật cơ sở môn công nghệ 11

Số trang: 43      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.10 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Môn Công nghệ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về vẽ kĩ thuật. Thông qua đó giúp các em đọc được các bản vẽ kĩ thuật đơn giản, là cơ sở cho quá trình học tập lên cao sau này và giáo dục học sinh trong lao động. Mời các bạn cùng tham khảo bài SKKN môn Công nghệ lớp 11 nhé.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Kinh nghiệm dạy chương I vẽ kĩ thuật cơ sở môn công nghệ 11 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN TRƯỜNG THPT PHÙ CỪ *********KINH NGHIỆM DẠY CHƯƠNG I VẼ KĨ THUẬT CƠ SỞ MÔN CÔNG NGHỆ 11 GIÁO VIÊN: BÙI XUÂN ĐÍCH TỔ: LÍ – HOÁ – CÔNG NGHỆ TRƯỜNG THPT PHÙ CỪ Phù Cừ, ngày 15 tháng 4 năm 2013 KINH NGHIỆM DẠY CHƯƠNG I: VẼ KĨ THUẬT CƠ SỞ MÔN CÔNG NGHỆ 11 A. ĐẶT VẤN ĐỀI- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1-Cơ sở lý luận. Phân môn Vẽ kĩ thuật cơ sở của Công Nghệ lớp 11 đòi hỏi trí tưởng tượngkhông gian tốt, là môn học góp phần giúp học sinh hình thành tính năng động,sáng tạo tiếp cận với tri thức khoa học - kĩ thuật và định hướng tốt hơn cho ngànhnghề của học sinh sau này. Môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về vẽ kĩ thuật, họcsinh nắm được phương pháp hình chiếu vuông góc, các hình biểu diễn (hình chiếu,hình cắt, mặt cắt, hình chiếu trục đo, hình chiếu phối cảnh…) để thể hiện, biểudiễn một vật thể, một chi tiết máy hay một sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh. Thôngqua đó giúp các em đọc được các bản vẽ kĩ thuật đơn giản, là cơ sở cho quá trìnhhọc tập lên cao sau này và giáo dục học sinh trong lao động, sản xuất. Vì tầm quan trọng của phân môn nêu trên nên cần đi sâu nghiên cứu, đổi mớiphương pháp sao cho việc truyền thụ kiến thức tới học sinh đạt hiệu quả cao nhất. 2-Cơ sở thực tiễn Môn Công Nghệ 11, ở phần Vẽ kỹ thuật cơ sở là nội dung khó. Nội dung kiếnthức kĩ thuật vừa cụ thể vừa trìu tượng: Kiến thức kĩ thuật thường là những kháiniệm, cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy móc thiết bị. Học sinh rất khó tiếpthu nếu không hiểu được nội dung các hình vẽ mang nhiều yếu tố của môn vẽ kĩthuật. Kênh hình trong sách giáo khoa ở nhiều môn học đều mang kiến thức củamôn VẼ KĨ THUẬT như các hình không gian môn Vật lí, môn Toán (hình họckhông gian), hình cắt (cắt dọc, cắt ngang) môn Sinh…Đặc biệt kênh hình của mônmôn Công Nghệ có rất nhiều hình vẽ liên quan tới hình vẽ kĩ thuật được ứng dụngtrong thực tế. Trong thực tế hiện nay môn Công Nghệ đang gặp nhiều khó khăn thiếu thốnvề cơ sở vật chất cho dạy học và thực hành: thiếu vật thể trực quan, thiếu mô hìnhdạy học, thiếu tranh vẽ, thiếu dụng cụ vẽ cho thày dạy phần Vẽ kĩ thuật…Để nâng Giáo viên: BÙI XUÂN ĐÍCH Trường THPT Phù Cừ 2 Năm học 2012 - 2013 KINH NGHIỆM DẠY CHƯƠNG I: VẼ KĨ THUẬT CƠ SỞ MÔN CÔNG NGHỆ 11cao chất lượng dạy học bộ mỗi thầy cô cố gắng khắc phục các khó khăn của bộmôn, đồng thời phải luôn đổi mới, rút kinh nghiệm sau mỗi bài giảng để thu đượckết quả tốt hơn. Với những lí do trên, tôi xin đưa ra một số ý kiến trao đổi rút kinh nghiệm vềgiảng dạy chương I: Vẽ kĩ thuật cơ sở của phần VẼ KỸ THUẬT với mong muốnđược sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp.II- MỤC ĐÍCH VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN 1- Mục đích Giúp việc dạy và học phần VKT dễ dàng hơn, Hiểu và nắm vững các cáchbiểu diễn vật thể, thành thạo kỹ năng vẽ, làm cơ sở để các em học bộ môn VKTtrong các trường chuyên nghiệp kỹ thuật và làm việc sau này. Qua trao đổi mỗithày cô dạy bộ môn Công Nghệ cũng rút ra những kinh nghiệm để việc giảng dạytốt hơn. 2- Quá trình thực hiện. Trong nhiều năm qua tôi đã suy nghĩ đổi mới cách dạy và học bộ môn nóichung và phần Vẽ kĩ thuật cơ sở nói riêng đồng thời trao đổi cùng đồng nghiệp đểvận dụng thực hiện. Sau mỗi bài giảng lại đúc kết rút kinh nghiệm và trao đổi đểđưa ra cách dạy phù hợp nhất. Kết quả được đối chứng qua các lần kiểm tra, làmbài tập thực hành rồi tiếp tục rút kinh nghiệm để đạt được kết quả tốt hơn, Khi nhà trường có thêm các phương tiện trình chiếu và nối mạng Internet tôiđã tích cực soạn bài theo hướng dùng các phương tiện trình chiếu và sưu tầm cáchình vẽ kỹ thuật để phục vụ cho bài dạy và tích cực đổi mới phương pháp theohướng phát huy tính tích cực của học sinh. Từ kinh nghiệm của bản thân dạy môn Công Nghệ, đặc biệt phần Vẽ kĩthuật, chương Vẽ kĩ thuật cơ sở tôi muốn trao đổi cùng đồng nghiệp rất mongđược sự góp ý, trao đổi của các thày cô. Giáo viên: BÙI XUÂN ĐÍCH Trường THPT Phù Cừ 3 Năm học 2012 - 2013 KINH NGHIỆM DẠY CHƯƠNG I: VẼ KĨ THUẬT CƠ SỞ MÔN CÔNG NGHỆ 11 B. NỘI DUNGI- ĐẶC ĐIỂM CHƯƠNG I: VẼ KỸ THUẬT CƠ SỞ. Mỗi môn học đều có những đặc điểm riêng. Để tìm ra phương pháp giảngdạy thích hợp phải hiểu rõ mục tiêu của chương, của từng bài cụ thể. Từ đó, ngườidạy phải lựa chọn phương pháp và xây dựng giáo án cho phù hợp. Nhiều ý kiến của các thày cô đều cho rằng phần vẽ kỹ thuật của Công Nghệlớp 11 vừa hay lại vừa khó. Khó cả :việc học” và cả “việc dạy”. Nhiều học sinhđầu tiên rất ngại học vì cho rằng khó song khi thấy hay thích học thì kiến thức đãchuyển sang phần khác. Chương I cũng là chương có nhiều bài thực hành với thời lượng 4 tiết thựchành. Tuy vậy nếu học sinh không vẽ và luyện tập ở nhà thì vẫn không đủ thờigian để làm hết các bài tập trong sách giáo khoa. Nội dung rất khó do khó hình dung, khó vẽ hình, phải tư duy trìu tượngnhiều: Từ vật thể phải hiểu rõ cách vẽ và vẽ được các hình chiếu vuông góc, vẽđược hình cắt mặt cắt. Ngược lại từ các hình chiếu học sinh phải hiểu cách vẽ vàvẽ được hình chiếu trục đo và hình chiếu phối cảnh của vật thể.II-LỰA CHỌN NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP. 1-VỀ NỘI DUNG 1.1. Nội dung SGK theo chuẩn kiến thức và đề xuất. Chương I với tiêu đề VẼ KĨ THUẬT CƠ SỞ gồm 7 bài trong đó có 5 bài lýthuyết và 2 bài thực hành. Các nội dung của chương các em đã được học ở THCSnhưng sơ lược. Nội dung của chương được nâng lên ở mức cao so với THCS. Các bài của chương gồm: Bài 1: ...