Danh mục

So sánh các giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trên nền tảng điện toán đám mây và khuyến nghị cho các doanh nghiệp

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.00 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết So sánh các giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trên nền tảng điện toán đám mây và khuyến nghị cho các doanh nghiệp giới thiệu chung về quản lý nguồn lực doanh nghiệp trên nền tảng điện toán đám mây; Một số giải pháp ERP trên nền tảng điện toán đám mây phổ biến hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
So sánh các giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trên nền tảng điện toán đám mây và khuyến nghị cho các doanh nghiệp Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển pISSN: 2588-1205; eISSN: 2615-9716 Tập 129, Số 5C, 2020, Tr. 19–40; DOI: 10.26459/hueunijed.v129i5C.5939 SO SÁNH CÁC GIẢI PHÁP HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP TRÊN NỀN TẢNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO CÁC DOANH NGHIỆP Lê Thị Quỳnh Liên*, Hồ Quốc Dũng, Võ Thị Phương Hà Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, Huế, Việt NamTóm tắt. Ngày nay, hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) là xương sống trong hoạt động củanhiều doanh nghiệp. Hệ thống này thu thập dữ liệu kinh doanh từ các bộ phận khác nhau trong doanhnghiệp rồi lưu trữ vào một cơ sở dữ liệu chung, cho phép người dùng dễ dàng phân tích, báo cáo và chia sẻthông tin, từ đó đơn giản hóa các quy trình kinh doanh. Trong những năm gần đây, điện toán đám mâyphát triển mạnh mẽ, theo đó ngày càng có nhiều hệ thống thông tin của các doanh nghiệp được triển khaitrên nền tảng này. Nhằm giảm nhẹ gánh nặng duy trì cơ sở hạ tầng phần cứng cho các doanh nghiệp, ERPcũng bắt đầu được phát triển dưới dạng các ứng dụng đám mây và ngày càng có nhiều nhà cung cấp đưara các giải pháp trên nền tảng điện toán đám mây với những đặc trưng riêng biệt. Bài báo này tập trung sosánh các giải pháp ERP đám mây phổ biến nhất hiện nay từ nhà cung cấp SAP, Oracle, Microsoft vàInfor. Kiến trúc của mỗi hệ thống, điểm mạnh và điểm yếu của chúng sẽ được nêu bật, làm cơ sở cho việcđưa ra những khuyến nghị cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn triển khai một hệ thống ERP đám mâyphù hợp.Từ khóa: hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, ERP, On-premise ERP, Cloud-ERP, SAP, Oracle,Microsoft, Infor1 Đặt vấn đề Các doanh nghiệp dù với quy mô như thế nào và thuộc lĩnh vực kinh doanh gì thì đều tiếnhành thu thập và chia sẻ rất nhiều loại dữ liệu khác nhau giữa các phòng ban trong quá trình hoạtđộng của mình. Dữ liệu này rất đa dạng, có thể kể đến như là thông tin đơn hàng, thông tin kháchhàng, kế hoạch triển khai dự án, thông tin về kho bãi hay tình hình vận chuyển hàng hóa. Tất cảnhững dữ liệu này phải được lưu trữ ở đâu và bằng cách nào đó sao cho người dùng có thể tạobáo cáo và phân tích dữ liệu một cách dễ dàng và thuận tiện nhất. Đây cũng chính là cơ sở nhằmđảm bảo sự vận hành trơn tru trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Một hệ thốngcho phép chia sẻ và xử lý tất cả các loại dữ liệu này được gọi là hệ thống hoạch định nguồn lựcdoanh nghiệp (Enterprise Resourse Planning), gọi tắt là ERP. Một hệ thống ERP điển hình là mộtmô hình tích hợp những chức năng chung của một doanh nghiệp vào trong một hệ thống duynhất. Thay vì phải sử dụng những phần mềm như kế toán, quản lý nhân sự, quản trị sản xuất và* Liên hệ: ltqlien@hce.edu.vnNhận bài: 27-7-2020; Hoàn thành phản biện: 7-9-2020; Ngày nhận đăng: 18-9-2020Lê Thị Quỳnh Liên và CS. Tập 129, Số 5C, 2020các phần mềm chuyên dụng khác song song và độc lập với nhau thì ERP gom tất cả vào chungmột bộ tích hợp duy nhất mà giữa các chức năng đó có sự liên thông và chia sẻ với nhau về mặtdữ liệu. Việc tích hợp một cách xuyên suốt và từ bỏ các giải pháp cô lập dẫn đến hệ thống đượctrung tâm hóa mà qua đó các dữ liệu có thể được quản lý chung bởi toàn bộ doanh nghiệp. Chínhvì thế, có rất nhiều lợi ích mà ERP mang lại cho một doanh nghiệp, ví dụ như tăng năng suất laođộng do các dữ liệu đầu vào chỉ phải nhập một lần cho mọi giao dịch có liên quan, đồng thời cácbáo cáo được thực hiện với tốc độ lớn hơn và chính xác hơn. Từ đó, doanh nghiệp có khả năngkiểm soát tốt hơn các dữ liệu như dữ liệu về hạn mức tồn kho, công nợ, chi phí, doanh thu haylợi nhuận, đồng thời có khả năng tối ưu hóa các nguồn lực như nguyên vật liệu, nhân công haymáy móc vừa đủ để sản xuất. Các thông tin cần thiết của doanh nghiệp được xử lý tập trung, đầyđủ, kịp thời và có khả năng chia sẻ cho mọi đối tượng cần thiết như khách hàng, đối tác hay cổđông của doanh nghiệp. Ứng dụng ERP cũng đồng nghĩa với việc tổ chức lại các hoạt động củadoanh nghiệp theo các quy trình chuyên nghiệp, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, từ đó nângcao năng lực cạnh tranh và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những lợi ích này không phải dễ dàng để đạt được. Cùng với những lợi ích màERP mang lại thì doanh nghiệp cũng gặp phải những khó khăn khi triển khai áp dụng mô hìnhnày. Triển khai hệ thống ERP trong doanh nghiệp là một quá trình lâu dài, tốn nhiều chi phí,nhân lực và các nguồn lực khác của doanh nghiệp, cùng với những áp lực và thách thức khác [1].Không ai có thể phủ nhận hiệu quả vượt trội mà ERP đem ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: