Danh mục tài liệu

Sổ tay hướng dẫn thực hiện ISO 9001:2015

Số trang: 510      Loại file: pdf      Dung lượng: 10.48 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn sách "Sổ tay hướng dẫn thực hiện ISO 9001:2015" trình bày các nội dung chính như sau: Lịch sử hình thành; Định nghĩa và thuật ngữ; Các phương pháp tiếp cận; Phạm vi tiêu chuẩn; Hiểu nhu cầu và mong muốn các bên liên quan; Năng lực, nhận thức và trao đổi thông tin;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sổ tay hướng dẫn thực hiện ISO 9001:2015 LỜI MỞ ĐẦU Cuốn sách này là tổng hợp các bài viết của tác giả về tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đã đượcđăng trên website www.quantri24h.com và www.quantri24h.vn. Khi tác giả bắt đầu viết bàiđầu tiên về tiêu chuẩn ISO 9001:2015 thì chưa có bất kỳ tài liệu tiếng việt nào viết chi tiếtvề chủ đề này. Trong thời gian gần 3 năm từ cuối năm 2017 đến đầu 2020 tác giả mới hoànthành việc giải thích toàn bộ các yêu cầu của tiêu chuẩn với mong muốn giúp tất cả nhữngngười vận hành hệ thống có thể hiểu hết ý nghĩa của những yêu cầu trong tiêu chuẩn cũngnhư cách thức áp dụng vừa mang lại hiệu quả thiết thực cho tổ chức vừa đáp ứng đượccác yêu cầu của tiêu chuẩn, đồng thời cung cấp tài liệu cho các bạn sinh viên và các bạnmới vào nghề có tài liệu học tập, tham cứu. Do tiêu chuẩn ISO 9001 là tiêu chuẩn tổng quát nên không có một giải thích nào đầyđủ cho từng yêu cầu, vì vậy người đọc đôi khi có thể thấy cùng một vấn đề lại có nhữngcách giải thích khác nhau, đôi khi trùng lặp, lý do là có những yêu cầu mang tính lặp lạinhưng nằm trong các ngữ cảnh khác nhau. Qua cuốn sách này tác giả xin gửi lời cảm ơn đến ông Craig Cochran đã đồng ý cho tôitrích dẫn những nội dung phù hợp từ cuốn ISO 9001:2015 in Plain English, đồng thời cảmơn anh Nguyễn Phước Hưng đã động viên tôi trong suốt thời gian viết sách và đặc biệt xinchân thành cảm ơn Nhà xuất bản Đồng Nai đã đồng ý xuất bản cuốn sách này. Do kiến thức có hạn nhưng yêu cầu của tiêu chuẩn lại rộng lớn bao trùm toàn bộ hoạtđộng của doanh nghiệp, do đó sách có thể vẫn không tránh khỏi những sai sót hoặc nhầmlẫn, và chúng tác giả xin chân thành cảm ơn mọi ý kiến đóng góp của quý độc giả để giúpcho nội dung cuốn sách trở nên hoàn thiện hơn khi có điều kiện tái bản. Mọi ý kiến phản hồi xin hộp thư của tôi: nguyenhoangem@gmail.com hoặc messenger:https://www.facebook.com/hoangem.nguyen.92/ (Hoàng Em Đồng Tháp). Để tìm hiểu các bài viết của tác giả xin mời tham gia Diễn đàn ISO trên facebookhttps://www.facebook.com/groups/256281298262048. Trân trọng Tác giả: Nguyễn Hoàng Em (Hoàng Em Đồng Tháp)Nguyễn Hoàng Em – Lead Auditor Trang 1 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9000Phần I: Tổng Quan Tổ chức ISO là tổ chức phi chính phủ ra đời năm 1947, trụ sở chính tại Geneve – ThụySỹ, tên chính thức là The International Organization for Standard, viết tắt là ISO. Tại saokhông viết tắt là IOS mà viết tắt là ISO, có 2 giải thích như sau: - Một là chữ I và O là 2 nguyên âm đi liền sau nó là một phụ âm nên không phát âm được, nên người ta đảo vị trí giữa chữ O và chữ S thành ISO để dễ phát âm. - Thứ 2 là ISO có nguồn gốc từ chữ ISOS của Hy lạp có nghĩa là bình đẳng. Điều này có nghĩa là tất cả các nước thành viên tổ chức này đều bình đẳng với nhau. Nhưng thực tế giải thích thứ 2 mới là đúng, Theo website chính thức của ISO có giảithích rằng(1): “Vì International Organization for Standardizatio” sẽ có các từ viết tắt khácnhau ở các ngôn ngữ khác nhau (IOS bằng tiếng Anh, OIN trong tiếng Pháp cho Tổ chứcquốc tế về chuẩn hóa), những người sáng lập của chúng tôi đã quyết định đặt cho nó ở dạngngắn gọn là ISO. ISO có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp isos, có nghĩa là bình đẳng. Dù ở bất kỳquốc gia nào, bất kể ngôn ngữ nào, chúng tôi luôn là ISO. Hiện tại, Tổ chức ISO có 163 quốc gia thành viên. Tổ chức ISO hoạt động trên tất cả cáclĩnh vực, trừ lĩnh vực điện tử, lĩnh vực này thuộc về Tổ chức IEC phụ trách (InternationalElectronical Committee). Do đó, các tiêu chuẩn ngành điện điều có chữ IEC, ví dụ nhưISO/IEC 27001 - Information security management (tiêu chuẩn hợp tác giữa tổ chức ISO vàTổ chức IEC).1.1. Tiền thân tiêu chuẩn ISO 9000 - Năm 1956, Ủy ban đảm bảo chất lượng của NATO ban hành quy định 10CFR 50 Phụ lục B - Tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng cho các nhà máy điện hạt nhân và các nhà máy nhiên liệu tái chế (US NRC). - Năm 1959, ban hành tiêu chuẩn Mil-Q-9858, Yêu cầu Chương trình Chất lượng của bộ quốc phòng Mỹ - Năm 1968, NATO ban hành tiêu chuẩn AQAP 1 (Allied Quality Assurance Procedures), Yêu cầu kiểm soát chất lượng cho Công nghiệp của NATO. - Năm 1972, Viện tiêu chuẩn Anh ban hành tiêu chuẩn BS 4891, Hướng dẫn để đảm bảo chất lượng (BSI). - Năm 1974, Viện tiêu chuẩn Anh ban hành tiêu chuẩn BS 5179, Hướng dẫn vận hành và đánh giá các hệ thống đảm bảo chất lượng (BSI). - Năm 1979, Viện tiêu chuẩn Anh ban hành tiêu chuẩn BS 5750, Hệ thống chất lượng (BSI). Đây là tiền thân của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 năm 1987.1.2. Sự hình thành và phát triển của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn ISO/TC 176 – Quản lý chất lượng vàđảm bảo chất lượng, Tiểu ban kỹ thuật SC2 – các hệ thống chất lượng chịu trách nhiệmsoạn thảo.ISO 9001:2015 – Sổ tay hướng dẫn thực hiện Trang 2Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9000 Năm 1987, tổ chức ISO chấp nhận hầu hết các yêu cầu trong tiêu chuẩn BS 5750, và dựavào đó để ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 9000, bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm 3 tiêu chuẩn: - ISO 9001:1987 với tên gọi: Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế/triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật (Model for quality assurance in design/development, production, installation and servicing). - ISO 9002:1987 với tên gọi: Mô hình đảm bảo chất lượng trong sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật (Model for quality assurance in production, installation and ...