
Sốc tim ( Cardiogenic shock)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sốc tim ( Cardiogenic shock) Sốc tim ( Cardiogenic shock)1. Đại cương.+ Sốc là tình trạng suy giảm trầm trọng dòng máu tuần hoàn do nhiều nguyênnhân gây ra; sốc làm rối loạn nghiêm trọng các quá trình chuyển hóa trong cơ thể,do thiếu ôxy ở các cơ quan, tổ chức.Sốc được đặc trưng bởi:- Huyết áp tâm thu động mạch giảm ≤ 80 mmHg, kéo dài > 1 giờ.- Các dấu hiệu giảm tưới máu ngoại vi: da và niêm mạc tím tái, đầu chi lạnh.- Giảm bài tiết nước tiểu ≤ 20 ml/giờ.- Chỉ số tim < 2,2 lít/phút/m2.+ Sốc tim là sốc do các nguyên nhân bệnh tim-mạch gây nên; được đặc trưng làgiảm thể tích tim/phút, giảm sức co bóp cơ tim, giảm cung lượng tim, giảm huyếtáp.2. Các nguyên nhân sốc do tim.- Nhồi máu cơ tim cấp diện rộng, đây là nguyên nhân thường gặp nhất của sốc dotim.- Nghẽn tắc động mạch phổi cấp.- Chèn ép tim cấp tính(tamponade).- Vỡ phình bóc tách động mạch chủ.- Rối loạn nhịp tim nặng (cơn nhanh thất, rung thất).- Suy tim nặng do nhiều nguyên nhân: hở van hai lá nặng, thủng đứt hoặc ráchvách liên thất, hẹp khít lỗ van hai lá, bệnh cơ tim.- Chấn thương tim.3. Cơ chế bệnh sinh của sốc tim.Sơ đồ 1.1. Cơ chế của sốc timTrong sốc tim, sức co bóp cơ tim bị giảm là nguyên nhân đầu tiên làm hạ huyếtáp; cùng một lúc thường có phản xạ tăng tiền gánh gây xung huyết phổi; sức cảnđộng mạch hệ thống tăng lên để bù trừ; ưu tiên máu cho não, thân, mạch vành;tăng sức cản động mạch hệ thống làm tăng hậu gánh; kết hợp với tăng tiếtcatecholamin, adosteron dẫn đến vòng rối loạn bệnh lý luẩn quẩn trong sốc tim.4. Chẩn đoán.- Tình trạng sốc: da trắng, lạnh, vã mồ hôi, hoặc da tím tái; huyết áp tâm thu ≤ 80mmHg, huyết áp thấp dần cho đến khi không đo được; nhịp tim nhanh và nhỏ,mạch quay nhỏ khó bắt từ 110-120 ck/phút; thiểu niệu hoặc vô niệu; rối loạn ýthức.- Khám thực thể thường phát hiện có bệnh lý tim mạch rõ.- Xét nghiệm cận lâm sàng:. Nồng độ bão hoà ôxy máu động mạch giảm (SpO2 giảm).. Siêu âm tim: giảm cung lượng tim, giảm thể tích tim/phút.. ECG: có thể gặp một số hình ảnh rối loạn nhịp nặng gây sốc tim: blốc nhĩ th ất độII và độ III, cơn nhịp nhanh thất, rung thất; hình ảnh nhồi máu cơ tim cấp.5. Chẩn đoán phân biệt.Cần chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân khác của sốc:- Sốc do tắc nghẽn ngoài tim:. Tắc động mạch phổi.. Tăng áp động mạch phổi tiên phát.- Sốc do giảm khối lượng máu lưu hành:. Sốc chấn thương.. Sốc do mất máu, do các bệnh lý nội khoa khác.- Sốc do rối loạn phân phối (distributive shock).- Sốc nhiễm trùng.- Ngộ độc.- Sốc phản vệ.- Sốc do thần kinh.- Sốc do nội tiết.6. Điều trị cấp cứu.+ Ngay lập tức tiến hành cấp cứu tổng hợp; nhằm mục đích:- Đưa bệnh nhân ra khỏi tình trạng sốc.- Điều trị nguyên nhân sốc.- Tránh sốc tái phát.+ Cấp cứu nhằm 3 mục tiêu:- Bảo đảm thông khí tốt.- Bù đủ khối lượng máu lưu hành.- Bảo đảm chu kỳ co bóp của tim.6.1. Các biện pháp cụ thể:- Thở ôxy qua mũi, hoặc hô hấp hỗ trợ qua mask, thông khí nhân tạo qua nội khíquản.- Dùng thuốc trợ tim và nâng huyết áp để tăng cung lượng tim và tăng huyết áp.- Dùng các thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc chống đông máu (t ùy theonguyên nhân gây sốc).- Điều trị rối loạn nhịp tim: điều trị bằng thuốc hoặc bằng sốc điện.- Điều chỉnh cân bằng nước và điện giải.6.2. Các thuốc thường dùng:- Dopamin, dobutamin, adrenalin, noradrenalin, isup rel là các thuốc được xem xétdùng trong từng trường hợp cụ thể để nâng huyết áp, điều trị các rối loạn nhịptim.. Adrenalin 0,05-0,1mg, tiêm tĩnh mạch, có thể tiêm nhắc lại nhiều lần.. Isuprel 0,2- 0,4mg, truyền tĩnh mạch cùng với huyết thanh ngọt 5%.. Dobutamin 250 mg, truyền tĩnh mạch cùng với huyết thanh ngọt 5%, liều từ 2,5-5-10àg/kg/ phút cho đến khi huyết áp tâm thu trên 100 mmHg.. Atropin 0,5-1mg, tiêm tĩnh mạch khi có mạch chậm hoặc cơn Adams- Stokes.- Truyền dịch: theo dõi qua đo áp lực tĩnh mạch trung ương. Nếu áp lực tĩnh mạchtrungương < 7cm H2O thì có chỉ định truyền dịch; duy trì áp lực tĩnh mạch trung ươngtừ 7-11cm H2O.- Nếu có rối loạn nhịp tim: dùng digoxin đối với các trường hợp có rối loạn nhịpnhanh trên thất hoặc cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất có rối loạn huyết động.. Digoxin 1/4 mg-1/2 mg + 10 ml glucoza, tiêm tĩnh mạch chậm.. Cordaron 150 mg, truyền tĩnh mạch cùng với huyết thanh ngọt 5% ~ 250 mlvới liều5mg/kg/2giờ.. Rythmonorm 150 mg, pha với huyết thanh ngọt, truyền tĩnh mạch.- Nếu rối loạn nhịp thất: dùng lidocain, amiodaron, sốc điện.. Lidocain 1mg/kg, tiêm tĩnh mạch; sau đó duy trì truyền tĩnh mạch 20-50àg/kg/phút.. Cordaron 150 mg, truyền tĩnh mạch 5 mg/kg/2 giờ.- Nếu rối loạn dẫn truyền: blốc nhĩ-thất độ II, III; nhịp tim chậm < 50 ck/phút; thìdùng atropin 0,5-1 mg, tiêm tĩnh mạch hoặc đặt máy tạo nhịp.- Nếu do chèn ép tim cấp tính: chọc tháo dịch màng ngoài tim cấp cứu.- Nếu tắc mạch phổi cấp, nhồi máu cơ tim cấp: dùng thêm thuốc chống đông hoặcthuốc tiêu fibrin: Sintrome 1mg/ngày.. Fraxiparin 0,3-0,4 ml/ngày, tiêm dưới da; hoặc streptokinase 1500 đơn vị, truyềntĩnh mạch, chỉ định cụ thể theo từng bệnh nhân.7. Tiên lượng và biến chứng.Tiên lượng của sốc tim phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và việc tổ chức cấpcứu kịp thời.Nói chung, bệnh nhân đều có tiên lượng nặng, nếu được cấp cứu kịp thời thì bệnhnhân sẽ thoát sốc. Nếu sốc không hồi phục sẽ dẫn đến tử vong. Biến chứng có thểgặp: suy tim cấp tính nặng, suy thân chức năng dẫn đến suy thân thực thể, ngừngtuần hoàn và tử vong. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chuyên ngành y khoa tài liệu y khoa lý thuyết y học giáo trình y học bài giảng y học bệnh lâm sàng chuẩn đoán bệnhTài liệu có liên quan:
-
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 190 0 0 -
38 trang 186 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 185 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật IUI – cập nhật y học chứng cứ - ThS. BS. Giang Huỳnh Như
21 trang 170 1 0 -
Bài giảng Tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu - TS. Nguyễn Viết Kình
93 trang 160 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 130 0 0 -
Bài giảng Thoát vị hoành bẩm sinh phát hiện qua siêu âm và thái độ xử trí
19 trang 117 0 0 -
40 trang 116 0 0
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị tắc động mạch ngoại biên mạn tính - TS. Đỗ Kim Quế
74 trang 101 0 0 -
Bài giảng Nhập môn giải phẫu học
18 trang 83 0 0 -
40 trang 76 0 0
-
39 trang 71 0 0
-
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 62 0 0 -
Bài giảng Siêu âm có trọng điểm tại cấp cứu - BS. Tôn Thất Quang Thắng
117 trang 58 1 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 53 0 0 -
Bài giảng Bản đồ sa tạng chậu - BS. Nguyễn Trung Vinh
22 trang 50 0 0 -
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc MEPRASAC HIKMA
5 trang 48 0 0 -
16 trang 44 0 0
-
Bài giảng Vai trò của progesterone trong thai kỳ có biến chứng
26 trang 42 0 0 -
Bài giảng Chẩn đoán lạc nội mạc tử cung
33 trang 41 0 0