Danh mục tài liệu

Sống đời kỳ vĩ trên đỉnh hỏa sơn

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 430.25 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau một Giáng sinh quây quần bên gia đình, nhiều người dân châu Âu trốn cái lạnh bằng cách đi đến những vùng nắng ấm. Chưa hết tuần đầu tiên của năm mới, tôi cũng hòa vào dòng người “chạy rét” đến với La Palma, hòn đảo trên Đại Tây Dương bên cạnh châu Phi, thuộc Tây Ban Nha. Bước lên mây trắng dạo chơi
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sống đời kỳ vĩ trên đỉnh hỏa sơn Sống đời kỳ vĩ trên đỉnh hỏa sơnSau một Giáng sinh quây quần bên gia đình, nhiều người dân châu Âu trốncái lạnh bằng cách đi đến những vùng nắng ấm. Chưa hết tuần đầu tiên củanăm mới, tôi cũng hòa vào dòng người “chạy rét” đến với La Palma, hòn đảotrên Đại Tây Dương bên cạnh châu Phi, thuộc Tây Ban Nha.Bước lên mây trắng dạo chơi Khi lên đến đỉnh miệng núi lửa, du khách thường lấy nham thạch xếp thành hình những trái núi, dù không lâu sau bị gió làm đổ điKhi máy bay chao cánh để chuẩn bị đáp xuống đường băng, tôi háo hức ngó ra bênngoài ô cửa nhỏ và bỗng thoáng thất vọng vì thấy rõ tuyết trắng từng mảng, làmsao mà ấm áp nổi. Một hành khách đã có bốn mùa đông ở đây phì cười giải thíchrằng những mảng trắng sáng lóa đó không phải tuyết. Đó là các mái nhà nilontrắng, có tác dụng bảo vệ những vườn chuối khổng lồ.Chiếc xe hơi từ tầng hầm sân bay đưa chúng tôi vào đảo trên con đường dốc ngoằnngoèo, một bên là vách núi và bên kia là biển xanh sâu thẳm.La Palma là một trong bảy hòn đảo tạo thành quần đảo Canary nổi tiếng. Chúngđược hình thành từ những cuộc phun trào núi lửa không mệt mỏi từ hàng triệunăm nay. Lúc đi, tôi mường tượng sẽ có một kỳ nghỉ tĩnh lặng bên bờ biển cátvàng mịn màng, nhưng cuối cùng, tôi chỉ chạm vào nước biển độ chừng… một giờtrước khi chia tay.Phía Bắc đảo là nơi rộng nhất, cao nhất và được hình thành sớm nhất. Đỉnh núiRoque de Los Muchalos là một trong những nơi được du khách ví von “chưa đếnđó là chưa đến La Pama”. Đây là miệng núi lửa đã xói mòn lớn nhất thế giới.Chúng tôi đến nơi này bằng con đường cắt chéo từ Santa Cruz – thủ phủ của đảo. Du khách đi dạo thành phố Santa Cruz, thủ phủ của đảoHướng lên đỉnh núi, đi trên đường dài khoảng sáu cây số có những đoạn người tađang xẻ núi làm đường, khiến du khách phải choáng ngợp. Những vách nhamthạch lớp sau phủ tràn lên lớp trước tạo ra nhiều hình thù rất cổ quái. Có khi đó làmột dòng đá đỏ lừ như một con trăn khổng lồ uốn lượn theo vách núi, có khi lạimang màu ngọc bích đổ dài từ trên cao xuống như một dòng thác bị đóng băngTại độ cao 2.426m, khách ngất ngây như lạc vào một thế giới khác. Tầng tầng lớplớp mây trắng trôi bồng bềnh dưới chân, chừng như với tay lên là chạm được vàotrời xanh, còn bước xuống một bước đã lạc vào mây trắng. Chính trên đỉnh núinày, người ta đang lắp đặt hệ thống đài thiên văn quốc tế lớn nhất thế giới. Từ độ cao 2.426m, tay như có thể chạm đến trời xanhSau khi tận hưởng những giờ phút ở “thiên đường”, du khách mới bước vàochuyến thám hiểm thực sự. Tại đây có một cabin nhỏ, có nhân viên du lịch hướngdẫn du khách đi theo từng ngả khác nhau tùy theo sức khỏe của từng người, màchặng ngắn nhất là 9,8km, dài nhất là 53,8km. Tất cả các hành trình này đềukhông dành cho người sợ độ cao và yếu tim.Tôi đã chọn đi con đường ngắn nhất, nhưng vì là lần đầu leo núi và thường xuyênbị chóng mặt khi nhìn xuống khe núi sâu hun hút bên dưới nên tôi đã phải đầuhàng, quay lại ngay ở kilomet thứ ba.Sau một đêm nghỉ và tập cho thân thể, con mắt quen dần với những khúc cua cheoleo trên vách núi cạnh mây, hôm sau chúng tôi thăm Vườn quốc gia Caldera deTaburiente với quyết tâm chinh phục đỉnh Pico Bejenado cao 1.854m. Tại chânnúi có một trung tâm hướng dẫn du lịch và phát phiếu gửi xe cho du khách. Điểmbắt đầu lội bộ ở độ cao 1.300m.Sau ba giờ đánh vật với con đường mòn nhỏ dốc ngược rộng chỉ hơn nửa mét, tôicó cảm giác mình không chỉ thở bằng mũi và miệng, mà cả mắt và tai, bởi mắt liêntục nổ đom đóm và hai vành tai nóng bừng. Để đi hết 500m, chúng tôi phải đi theođường zíc zắc gần năm cây số. Cứ gặp một đỉnh cao trước mặt là lại hy vọng đãđến nơi, nhưng thực ra chỉ là những khúc ngoặt theo vách núi.Càng đi lên những tầng cao, phong cảnh càng đổi khác. Chúng tôi say mê quan sátsự hùng vĩ và biến ảo liên tục đó. Một vị khách người Áo nhắc nhở: “Nếu ngắmcảnh thì hãy dừng lại, còn đi thì nhớ nhìn xuống chân mình”. Quả thật, chỉ một lầnbước sai ở vách núi dốc đứng này thì thung lũng bên dưới sẽ nuốt chửng lấy bất kỳai.Đến quá trưa, khi chạm tay vào tấm biển “Pico Bejenado 1.854m”, tôi không tinđược đó là sự thật. Trên đỉnh cao này, du khách cùng trò chuyện vui vẻ và tự khennhau về chặng đường đã qua. Lúc được anh bạn người Áo chia cho quả quýt, tôiphát hiện ra một hộp sắt gắn bên dưới cây thánh giá bằng gỗ.Tò mò mở ra xem, tôi thấy bên trong có một cuốn sổ dày để du khách ghi nhữngdòng cảm tưởng khi leo đến đây. Tìm mãi mới thấy một khoảng trống nhỏ, dùcuốn sổ ấy chỉ mới được bắt đầu viết từ ngày 7-12-2009, tôi viết vào đó mấy dòngtiếng Việt để làm kỷ niệm.Nơi phát xuất “kịch bản” của ngày tận thếĐã đến đảo núi lửa nên mọi người đều muốn ít nhất một lần tận mắt nhìn xemmiệng núi lửa ra sao. Chặng đường từ Refugio del Pilar – trung tâm phía Nam đảođến thị trấn Fuencaliente là một trong ba chặng thám hiểm được xếp hạng khó cấpđộ “ba quả chu ...