Danh mục tài liệu

Sông Gành Hào

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 110.99 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hồi đó ông kiểm lâm “Rốp” được dân chúng thương mến lắm. Ông Rốp có vài đức tánh mà các tay thực dân khác không có. Từ hồi đáo nhậm tại vùng rừng sông Gành Hào đến giờ, chung qui là hai năm nhưng ông Rốp chỉ đi “rỏn” có bốn lần. Mổi chuyến đi, mục đích của ông không phải là rình bắt các ghe xuồng chở củi lậu thuế. Vào rừng ông ngắm nghía từng lá cây, lắng nghe từng tiếng chim kêu, đập muỗi rồi xem giò, xem cánh từng con. Ông lại còn hái các loại...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sông Gành HàoSông Gành Hào Sơn Nam Sông Gành Hào Tác giả: Sơn Nam Thể loại: Truyện Ngắn Website: http://motsach.info Date: 28-October-2012Hồi đó ông kiểm lâm “Rốp” được dân chúng thương mến lắm.Ông Rốp có vài đức tánh mà các tay thực dân khác không có. Từ hồi đáo nhậm tại vùng rừngsông Gành Hào đến giờ, chung qui là hai năm nhưng ông Rốp chỉ đi “rỏn” có bốn lần. Mổichuyến đi, mục đích của ông không phải là rình bắt các ghe xuồng chở củi lậu thuế. Vào rừngông ngắm nghía từng lá cây, lắng nghe từng tiếng chim kêu, đập muỗi rồi xem giò, xem cánhtừng con. Ông lại còn hái các loại ráng, dây bòng bong, dây choại, tầm gởi... đem về đồn phơikhô để nghiên cứu. Cây súng đem theo xuồng cũng chỉ để bắng khỉ, bắn lọ nồi; bắn mà chơichớ không cần trúng đích.Dân chúng trong vùng sông Gành Hào bàn tán qua lại để tìm hiểu ông Tây khác thường này:- Ông “Rốp” hiền hậu quá! Bà con có biết tại sao không? Ổng thỏ thẻ với thầy hương quản rằngnhà ổng ở bên Tây nghèo quá mức. Nhờ lập công đánh A Lơ Măn hồi Âu châu đại chiến nênổng được phong chức kiểm lâm qua xứ Nam kỳ này. Mẹ của ổng trồng nho ở cù lao “Cọt” cùlao “Kiệt” gì đó. Phen nọ, bà mẹ đốt đống lá khố, rủi cháy qua mấy vườn nho lân cận. Thiên hạđòi bắt thường, kiện tới toà. Bên này, ông Rốp vô cùng sầu thảm vì không tiền dư gởi vể để cứunguy, báo hiếu.Người khác nói thêm:- Phải! Phải! Cha nội nghèo thiệt, hèn chi muốn ở xứ này luôn, đòi ăn mắm sống, tập nóichuyện “An Nam” rành như tụi mình. Bà con giữ kín giùm chuyện này: phen đ1o thầy hươngquản làm thịt chó rồi nói gạt là thịt nai, mời ổng tới nhậu. Ổng khen nức nở: thịt nai Cà Mau ănsao mềm quá.Một ông lão tỏ vẻ không bằng lòng:- Ông Rốp là người mộ đạo. Gạt như vậy, tội chết. Nghe anh “bồi” nói lại trên lầu đồn kiểmlâm, ổng có treo tượng Phật. Kế bên là tủ sách văn chương đạo đức, toàn chữ Tây và chữ nho...Ðêm nào ổng cũng thức đọc sách bằng đèn cầy, tới khuya.Rốt cuộc họ kết luận: Ông Rốp là người nhơn đức, ít làm khó dễ dân chúng, lãnh trách nhiệmcầm chừng, tuy đang hành sự nhưng cũng như đã về hưu trí, ẩn sĩ qui điền. Họ càng yên tâm màtiếp tục phát triển việc phá rừng, đốn củi lậu thuế.Trang 1/12 http://motsach.infoSông Gành Hào Sơn NamHôm đó, cha con của Tư Ðức chở xuồng củi ngang đồn kiểm lâm.Trời tối như mực, sắp chuyển mưa to, ngửa bàn tay cũng không thấy. Trên đồn yên lặng. Ánhđèn vàng vọt chiếu ra ngoài cửa sổ hé mở.Bên bờ sông, một giọng lơ lớ, sửng sốt:- Ghé lại! “Chéc” ghe hay là con “xấu”?Tư Ðức điếng hồn, nhận ra được giọng của ông kiểm lâm Rốp. Trời đất hỡi! Quá nửa đêm giờ Tírồi mà ổng còn làm gì dưới bến này? Chú Tư Ðức nín tiếng, toan bơi lẹ cho qua khỏi ải. Ngặtông Rốp trên bờ nói lần nữa:- Con “xáu” hay là “chéc” ghe. Ông lớn bắn đà!Ðốn củi lậu thuế nào phải tội nặng đáng xử tử, lỡ bề gì, chết cũng lảng quá! Cực chẳng đã, chúTư đành lên tiếng:- Chiếc ghe, quan lớn ơi... Tôi đi rước mụ cho vợ đẻ. Xin quan lớn cho tôi đi.Ông Rốp càng trầm tĩnh:- “Chéc” ghe thì ghé lại! Thầy đội đâu rồi! Ðem đèn xuống coi thử...Bước lên bờ, chứ Tư Ðức năn nỉ ỉ ôi, xin tha tội một phen, thề nếu tái phạm thì ở tù rục xươngcũng cam đành. Ông Rốp lắc đầu, ra lịnh quăng củi lên bờ, kéo xuồng vào tận “phú de” sát váchđồn. Ðêm đó, báo hại hai cha con chú Tư Ðức phải ngủ trần, tay đập muỗi lia lịa, trí óc buồn đãnhớ đến ngày mai đen tối thiếu gạo nấu. Và đứa con trai đang đau bịnh rét rừng.Sáng hôm sau, ông Rốp bảo chú Tư Ðức cứ về nhà, chờ ngày trát đòi đến đóng tiền phạt vì đâyvới là lần phạm tội đầu tiên thôi. Chú Từ bèn làm núng:- Chết thì tôi chịu chớ tôi thề không đi về. Cha con tôi không có nhà cửa gì ráo.- Vậy chớ mọi khi chú ăn cơm tại đâu, ngủ tại đâu?- Dạ thưa ăn tại xuồng này, ngủ tại xuồng này. Nó là cái nhà của tôi.Như động lòng trắc ẩn, ông Rốp suy nghĩ rồi nói:- Xứ này thiếu gì cây để cất nhà, thiếu gì lá để lợp nhà. Chú làm biếng, không chịu tạo lập.Chú Tư Ðức cố nén cơn giận:- Bởi vì tôi không có đất, quan lớn thương dùm. Tôi đã cất nhà nhiều lần rồi mà ở không yên.Ban đêm hai cha con tôi phải thức quá khuya, quan lớn cũng thấy. Chịu đựng mưa gió muỗimòng, đâu phải là làm biếng sợ cực!Có lẽ nhờ câu nói khảng khái ấy mà cha con Tư Ðức được ông Rốp cho ở đâu tại nhà dưới củađồn kiểm lâm, cơm ăn không tính tiền, bù lại hai cha con phải làm cỏ, quét nhà. Tội nghiệpthằng nhỏ con trai của chú Tư! Mấy viên “ky ninh” của ông Rốp không chặn được cữ rét hằngngày hoành hành nó. Nó khóc đồi trốn về rừng. Buổi trưa không ngủ, nó lấy than bếp vẽ lênvách tường nào là hình xe hơi, hình con chim, hình c ...