
Sống lâu trăm tuổi
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sống lâu trăm tuổi Sống lâu trăm tuổi Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng, Chuyên Khoa Nội Thương Một thống kê vừa mới được CDC công bố hôm 16 tháng 3 năm 2011,cho thấy rằng trong 10 năm liên tiếp, tuổi thọ của người Mỹ vẫn tiếp tụctăng, đã vượt qua tuổi thọ trung bình là 78 tuổi. “Sống lâu trăm tuổi bạc đầu râu”, “bách niên giai lão,” niềm mơ ướckhó đạt được của nhiều người từ lâu nay, đã và đang trở thành “chuyệnthường ngày” ở các nước giàu có (cuộc sống đúng là không công bình - “lifeis not fair”) đối với những người được sinh ra trong thế kỷ này Ðó là gợi ý của một nghiên cứu được đăng trên tập san y khoa nổitiếng thế giới “Lancet”. Các nhà nghiên cứu ở Ðức và Ðan Mạch, qua việc phân tích lại cácnghiên cứu về tuổi thọ trên toàn thế giới trong hai năm 2004-2005, đã nhậnthấy rằng từ thế kỷ 20 đến nay, những người sống ở các nước đã phát triển,đã có tuổi thọ gia tăng đến khoảng ba thập kỷ, so với trước đó. Các nhà nghiên cứu, trong một nghiên cứu đăng trong số báo nói trên,đã viết rằng quá trình lão hóa, già đi, có thể được bổ sung. Và do đó, việcchế tạo ra các loại thuốc có thể giúp làm tăng tuổi thọ, có thể không phải làđiều không tưởng. Các nghiên cứu hiện nay trên chuột, cho thấy rằng, có vẻnhư là, thuốc làm chậm quá trình lão hóa có thể giúp ngăn ngừa các bệnh cóliên quan đến tuổi tác. Tuổi thọ có thể vượt qua các giới hạn, các ngưỡng, mà các nhà khoahọc vẫn tưởng. Ví dụ như ở Nhật Bản, nơi có tuổi thọ cao nhất thế giới, hơnphân nửa các cụ bà ở tuổi 80, được phỏng định là, có thể sống đến tuổi 90. Trong khi các bệnh thường ảnh hưởng người lớn tuổi như bệnh timmạch, ung thư, tiểu đường đang có vẻ gia tăng, các tiến bộ trong việc điều trịđã giúp cho các bệnh nhân này có khả năng tiếp tục sống và hoạt động trongmột thời gian dài. Tuy nhiên, dịch mập phì, có thể làm cho vấn đề trở nên phức tạp.Chứng béo phì có thể khiến cho người lớn tuổi dễ bị một số bệnh và làm chohọ chết sớm hơn. Ở Hoa Kỳ, các số liệu từ 1982 đến 2000 cho thấy sự giảm thiểu đángkể các bệnh và tật ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, tỉ lệ này có thể đang bị đảongược bởi sự gia tăng của chứng béo phì. Tuổi thọ tăng, (hình như) là điều đáng mừng cho nhiều người. Tuy nhiên, chất lượng cuộc sống lúc về già, cũng là điều được quantâm không kém, nếu không muốn nói là nhiều hơn, ở những người lớn tuổi,hay ngấp nghé bước vào giai đoạn này. Một nghiên cứu được công bố trên tập san chuyên về xã hội học HoaKỳ “American Sociological Review” cho thấy rằng ở Hoa Kỳ, càng lớn tuổithì người ta có khuynh hướng càng (?biết) hài lòng hơn với cuộc sống. Nghiên cứu được thực hiện từ năm 1972 đến 2004, bằng cách phỏngvấn trực tiếp mặt đối mặt trong nhiều giai đoạn, với hai mươi tám ngànngười từ 18 đến 88 tuổi, đã được chọn mẫu để có thể đại diện cho người HoaKỳ trên toàn quốc. Kết quả gây ngạc nhiên cho nhiều người, là nghiên cứu đã cho thấynhững người Mỹ hạnh phúc, vui vẻ nhất, lại là những người lớn tuổi nhất.Và người lớn tuổi lại tham gia hoạt động xã hội tích cực, hơn là những địnhkiến trước đây thường cho rằng người lớn tuổi thường là người già nua, côđơn. Việc tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội của người lớn tuổi,và tỉ lệ cảm thấy hạnh phúc yêu đời cao ở lứa tuổi này cho thấy là việc thamgia này giúp giảm bớt sự buồn bã, cô đơn. Tác giả chính của nghiên cứu, nhà xã hội học Yang Yang, cho biết,kết quả nghiên cứu cho thấy, cuộc sống được cảm nhận đẹp đẽ, đáng yêuhơn khi người ta thêm tuổi; mặc dù nhiều bất lợi cho người lớn tuổi như cácchứng đau nhức, sự ra đi của những người thương yêu và bạn bè, là điềukhông tránh khỏi ở lứa tuổi này. (Không biết có phải một trong các nguyênnhân chưa được nêu lên, là càng gần lúc phải chia tay, thì mới càng thấy quí;mới biết cách “nhìn vào mặt người lần cuối trong đời” - như lời một bài hátcủa Trịnh Công Sơn). Việc người lớn tuổi yêu đời hơn người trẻ tuổi, theo các tác giả củanghiên cứu, một phần vì người lớn tuổi đã học được cánh hạ thấp kỳ vọng vàchấp nhận những gì họ đã đạt được, nói một cách gọn hơn, là biết chấp nhậncuộc đời. (Như có người nói đại ý là nếu không đạt được những gì mình yêuthích, thì hãy tập yêu thích những gì mình đã và đang đạt được). Một nhà nghiên cứu về tuổi già, không tham gia vào nghiên cứu, chorằng nghiên cứu này quan trọng vì nhiều người nghĩ rằng tuổi “gần đất xatrời”, không phải là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời, và không mấy hănghái, hăm hở mong đợi được sống đến lứa tuổi này. Những lúc thăng, trầm trong cuộc sống, cũng như thăng trầm của lòngyêu đời, trong lúc nghiên cứu được thực hiện, nói chung có liên quan đến sựthăng, trầm của tình hình kinh tế. Tuy nhiên, dù ở giai đoạn thăng hay trầmnào, những người lớn tuổi vẫn là những người (cảm thấy là mình) hạnh phúcnhất. Nói chung, nghiên cứu này phát hiện rằng mỗi khi tăng lên mười tuổi,cảm giác hạnh phúc (trong nhóm tuổi đó) tăng lên 5%. Khoảng 33% người Mỹ ở lứa tuổi 88 cho biết rằng họ cảm thấy rấthạnh phúc, trong khi điều này chỉ xảy ra trong 24 phần trăm của nhữngngười trong lứa tuổi từ mười tám đến các tuổi đầu hai mươi (như hai mốt,hăm hai...) Dù sao, đa số người Mỹ tham gia nghiên cứu này cho biết là họyêu đời, cảm thấy hạnh phúc; chỉ có dưới 20% người tham gia nghiên cứucho biết là họ không vui vẻ lắm. Trong nghiên cứu này, những người trong thế hệ baby boomers(những người được sinh ra sau Thế Chiến Thứ Hai, khi tỉ lệ sinh sản tăngvọt, từ năm 1947 đến 1961), là những người ít vui vẻ nhất. Một chuyên giavề tuổi già cho rằng họ có thể sẽ đi vào con đường sống một cách buồn bãvào cuối đời như định kiến trước đây về tuổi già, nếu họ không biết chấpnhận sự thật, chấp nhận những gì mình đang có. Cho đến nay, có vẽ như lànhững người thuộc thế hệ này c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
y học phổ thông kiến thức y học bệnh thường gặp lý thuyết về bệnh tài liệu y họcTài liệu có liên quan:
-
LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎE
20 trang 228 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ: Phần 1
42 trang 207 0 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 190 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 185 0 0 -
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 183 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 132 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 130 0 0 -
4 trang 122 0 0
-
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 118 0 0 -
SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
2 trang 90 1 0 -
4 trang 84 0 0
-
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 84 0 0 -
2 trang 72 0 0
-
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 62 0 0 -
Đau như 'kiến bò' hay 'điện giật' khi cột sống cổ bất hợp tác
5 trang 58 0 0 -
Kiến thức y học - Sức khỏe quý hơn vàng: Phần 1
177 trang 55 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 53 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 52 0 0 -
Loại nấm bí ẩn – thuốc điều trị trầm cảm mới?
3 trang 50 0 0 -
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc MEPRASAC HIKMA
5 trang 48 0 0