
Sử dụng phần mềm Data Studio và giao diện Science Workshop trong dạy học bài 'suất điện động cảm ứng' vật lý 11 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng phần mềm Data Studio và giao diện Science Workshop trong dạy học bài “suất điện động cảm ứng” vật lý 11 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Xã hội và Nhân văn ISSN 2588-1213 Tập 130, Số 6B, 2021, Tr. 35–48; DOI: 10.26459/hueunijssh.v130i6B.6315 SỬ DỤNG PHẦN MỀM DATA STUDIO VÀ GIAO DIỆN SCIENCE WORKSHOP TRONG DẠY HỌC BÀI “SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG” VẬT LÝ 11 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH Lê Văn Giáo, Dương Đức Giáp, Nguyễn Thị Lan Ngọc*, Lê Thị Minh Phương Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, 34 Lê Lợi, Huế, Việt Nam Tóm tắt. Dạy học theo hướng tiếp cận năng lực là một trong những định hướng quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Vì thế, việc phát triển năng lực nói chung và năng lực giải quyết vấn đề nói riêng của học sinh trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong dạy học ở trường phổ thông hiện nay. Vật lý học là môn khoa học thực nghiệm, do đó thí nghiệm và phương tiện trực quan luôn đóng một vai trò quan trọng trong dạy học. Do đó, khai thác thí nghiệm và phương tiên trực quan trong dạy học vật lý là một trong những biện pháp nhằm góp phần đổi mới dạy học theo hướng tiếp cận năng lực. Bài báo này đề cập đến việc sử dụng kết hợp phần mềm Data Studio và giao diện Science Workshop vào dạy học định luật Fa-ra-đây theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Từ khóa: định luật Fa-ra-đây, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề, thí nghiệm 1. Mở đầu Đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực (NL) của người học đòi hỏi thay đổi căn bản và toàn diện chương trình, chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông, kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp, phát triển toàn diện NL cho học sinh (HS) nói chung và năng lực giải quyết vấn đề (GQVĐ) nói riêng [1]. Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, có mối quan hệ rất chặt chẽ với kỹ thuật, tự nhiên và đời sống, do đó, quá trình nghiên cứu vật lý luôn gắn liền với việc giải quyết những vấn đề liên quan đến thực tiễn và đời sống. Vì thế, phát triển NL GQVĐ của HS được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng dạy học vật lý ở trường phổ thông. Trong quá trình nghiên cứu các hiện tượng và quá trình vật lý, có những hiện tượng và quá trình diễn ra vô cùng phức tạp, do đó không thể cùng một lúc phân biệt những tính chất đặc trưng của từng hiện tượng riêng lẻ, cũng không thể cùng một lúc phân biệt được ảnh hưởng của tính chất này lên tính chất khác. Trong những tình huống đó, thí nghiệm vật lý sẽ *Liên hệ: lanngoc2806@gmail.com Nhận bài: 6-5-2021; Hoàn thành phản biện: 17-5-2021; Ngày nhận đăng: 30-5-2021 Lê V. Giáo, Dương Đức Giáp, Nguyễn T. Lan Ngọc, Lê T. Minh Phương Tập 130, Số 6B, 2021 góp phần làm đơn giản hóa các hiện tượng và quá trình vật lý, tạo hình ảnh trực quan sinh động, giúp cho HS tư duy trên các đối tượng cụ thể, những hiện tượng và quá trình đang diễn ra trước mắt [2]. Nhờ đó, HS dễ quan sát và việc tiếp thu bài sẽ tốt hơn. Bên cạnh đó, mỗi thí nghiệm cụ thể có những hạn chế riêng, như: xẩy ra nhanh quá hoặc chậm quá, hoặc không đo được kết quả bằng những dụng cụ thông thường, hoặc chỉ xảy ra trên mặt phẳng nằm ngang. Vì thế, để phát huy hiệu quả của các thí nghiệm này trong quá trình dạy học, cần sử dụng phối hợp với các phương tiện trực quan khác, trong đó có các phần mềm thí nghiệm. Chương “Cảm ứng điện từ”, Vật lý 11, có nhiều kiến thức khó, trừu tượng, chẳng hạn như khi nghiên cứu định luật Fa-ra-đây, HS gặp các khái niệm từ thông, tốc độ biến thiên từ thông trong mạch... Khi nghiên cứu các khái niệm này, HS gặp phải khó khăn, ngay cả khi sử dụng thí nghiệm vì các thí nghiệm thông thường chỉ cho kết quả mà không cho thấy được sự diễn biến của quá trình. Thí nghiệm kết hợp phần mềm Data Studio và giao diện Science Workshop cho phép ghi lại đồ thị và qua phân tích đồ thị, HS sẽ thấy được sự thay đổi của từ thông qua vòng dây theo thời gian. Qua đó, HS tiếp nhận định luật một cách dễ dàng hơn. Vì thế, việc dạy học định luật Fa-ra-đây qua cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề với việc sử dụng thí nghiệm có sự kết hợp với phần mềm Data Studio và giao diện Science Workshop sẽ giúp HS hiểu sâu hơn bản chất của hiện tượng vật lý, đồng thời góp phần phát triển NL GQVĐ của HS. 2. Nội dung 2.1. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh qua sử dụng thí nghiệm kết hợp phần mềm và giao diện trong dạy học vật lý ở trường phổ thông 2.1.1. Năng lực giải quyết vấn đề Năng lực giải quyết vấn là một trong những năng lực cần thiết của mỗi người trong cuộc sống, nhất là trong cuộc sống hiện đại với sự phát triển nhanh chóng và khôn lường của thế giới hiện nay. Đây cũng là một trong những năng lực cốt lõi trong hệ thống năng lực học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông mới ở Việt Nam. Theo PISA, “Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng của một cá nhân hiểu và giải quyết tình huống có vấn đề khi mà giải pháp giải quyết chưa rõ ràng. Nó bao gồm sự sẵn sàng tham gia vào giải quyết tình huống vấn đề đó – thể hiện tiềm năng là công dân tích cực và xây dựng”. [4] Năng lực giải quyết vấn đề là năng lực biểu hiện thông qua việc phát hiện và làm rõ được vấn đề; đề xuất, lựa chọn, thực hiện và đánh giá được các giải pháp GQVĐ; nhận ra, hình thành và triển khai được các ý tưởng mới; và có tư duy độc lập. [5] 36 Jos.hueuni.edu.vn Tập 130, Số 6B, 2021 Như vậy, có thể hiểu năng lực GQVĐ là khả năng của một cá nhân hiểu và giải quyết vấn đề trong tình huống nhất định một cách hiệu quả và với tinh thần tích cực. Năng lực giải quyết vấn đề thể hiện cụ thể qua việc phát hiện vấn đề và hiểu vấn đề, thiết lập không gian vấn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Định luật Fa-ra-đây Năng lực giải quyết vấn đề Suất điện động cảm ứng Dạy học vật lý Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đềTài liệu có liên quan:
-
MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ
20 trang 177 0 0 -
8 trang 133 0 0
-
97 trang 110 0 0
-
101 trang 80 0 0
-
13 trang 66 0 0
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, TP. HCM
7 trang 47 0 0 -
219 trang 42 0 0
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam
6 trang 41 0 0 -
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT Bùi Dục Tài
6 trang 40 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
4 trang 40 0 0 -
Sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ BÀI TẬP VẬT LÍ VẬN DỤNG SÁNG TẠO PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ
8 trang 40 0 0 -
194 trang 40 0 0
-
3 trang 36 0 0
-
Giáo trình Lý luận dạy học vật lí ở trường phổ thông - Nguyễn Văn Khải (chủ biên)
169 trang 36 0 0 -
5 trang 35 0 0
-
7 trang 35 0 0
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Sơn Động số 3
6 trang 34 0 0 -
Các biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học vật lý
8 trang 33 0 0 -
Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế dạy học chủ đề STEM 'Cối giã gạo bằng sức nước'
67 trang 31 0 0 -
6 trang 30 0 0