Danh mục tài liệu

Sử dụng phương pháp giảng dạy bằng tình huống trong học phần quản trị rủi ro tài chính

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 190.59 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Sử dụng phương pháp giảng dạy bằng tình huống trong học phần quản trị rủi ro tài chính" chia sẻ các kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp giảng dạy bằng tình huống đối với học phần quản trị rủi ro tài chính. Quá trình thực hiện bao gồm xác định mục tiêu học tập, chọn lựa bài tập tình huống thích hợp và tổ chức việc thực hiện bài tập tình huống trên lớp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng phương pháp giảng dạy bằng tình huống trong học phần quản trị rủi ro tài chính Sử dụng phương pháp giảng dạy bằng tình huống trong học phần quản trị rủi ro tài chính Chu Thị Lê Dung Thạc sĩ, Giảng viên, Trường Đại học Nha Trang Tóm tắt Phương pháp giảng dạy bằng tình huống là một trong những phương pháp giảng dạy tích cực. Trong phương pháp này, giảng viên đưa ra các tình huống chứa đựng nội dung bài giảng để học viên có bối cảnh trải nghiệm, có điều kiện đưa ra các ý kiến cá nhân, qua đó phát huy tính tích cực của học viên trong việc tự phân tích tìm đường đi đến chân lý. Bài viết chia sẻ các kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp giảng dạy bằng tình huống đối với học phần quản trị rủi ro tài chính. Quá trình thực hiện bao gồm xác định mục tiêu học tập, chọn lựa bài tập tình huống thích hợp và tổ chức việc thực hiện bài tập tình huống trên lớp. Từ khóa: Giảng dạy bằng tình huống, Quản trị rủi ro tài chính 1. Đặt vấn đề Phương pháp giảng dạy truyền thống với vai trò lấy người thầy làm trung tâm truyền đạt thông tin, sinh viên bị động tiếp nhận thông tin đã không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay, vì phương pháp này không tạo được sự chủ động của người học nhất là năng lực tư duy sáng tạo và khả năng tự tiếp thu cái mới. Chính vì vậy, chuyển sang phương pháp dạy học tích cực sẽ giúp cho giảng viên và sinh viên cùng nhau trao đổi, nắm bắt những kiến thức và vận dụng chúng vào hoạt động thực tiễn. Một trong những phương pháp giảng dạy tích cực đó là phương pháp giảng dạy bằng tình huống (case study method). Phương pháp dạy học bằng tình huống là đưa ra các tình huống (có thật hoặc hư cấu) chứa đựng nội dung bài giảng để học viên có bối cảnh trải nghiệm, 50 có điều kiện đưa ra các ý kiến cá nhân, qua đó phát huy tính tích cực của học viên trong việc tự phân tích tìm đường đi đến chân lý. Phương pháp tình huống được sử dụng để giúp sinh viên phát triển tư duy nhận xét và kỹ năng giải quyết vấn đề. Do đó, những tri thức, kỹ năng, tình cảm, thái độ mà sinh viên thu nhận được trở thành của chính họ, do họ tự nhận thức, không bị áp đặt bởi giáo viên. Việc áp dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy các môn học thuộc chuyên ngành kinh tế, xã hội nói chung và tài chính nói riêng là phù hợp, giúp cho sinh viên gắn lý luận với thực tiễn phát huy tính chủ động, và khả năng sáng tạo . Bài viết đề cập đến việc áp dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy học phần Quản trị rủi ro tài chính. Tác giả trình bày các kinh nghiệm và nhận định của mình qua hai phần. Phần thứ nhất đề cập cách chọn bài tập tình huống. Phần thứ hai bàn về việc triển khai bài tập tình huống trên lớp. 2. Lựa chọn bài tập tình huống thích hợp Khi áp dụng phương pháp này, giảng viên trước hết phải xác định mục tiêu, nội dung kiến thức cần truyền đạt cho sinh viên là gì để có thể lựa chọn tình huống phù hợp. Học phần quản trị rủi ro tài chính đề cập tới các rủi ro tài chính tại doanh nghiệp (rủi ro về giá cả, lãi suất, tỷ giá và rủi ro tín dụng…) và các công cụ phòng ngừa rủi ro như hợp đồng hoán đổi, hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn và hợp đồng giao sau. Mục tiêu của học phần này sau khi học xong sinh viên phải biết được rủi ro phát sinh tại doanh nghiệp là rủi ro gì và doanh nghiệp có thể sử dụng từng công cụ phòng ngừa trong phòng ngừa rủi ro đó ra sao. Với mục tiêu đặt ra như vậy, giảng viên chú trọng tập trung vào lựa chọn case study chỉ đề cập tới một hoặc hai rủi ro nhưng tình huống đó phải đưa ra các giải pháp khác nhau trong phòng ngừa rủi ro để sinh viên có thể phân tích, đánh giá, so sánh và tự đưa ra câu trả lời. Với kỳ vọng như vậy nhưng với tình hình thực tế tại Việt nam, học phần này cũng như những kiến thức về các công cụ tài chính phái sinh còn khá mới mẻ nên giảng viên đã quyết định sử dụng case study bằng tiếng Anh. Việc sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy phù hợp với định hướng và đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc nâng cao năng lực tiếng Anh của sinh viên, đặc biệt giúp sinh viên có thể hội nhập với chương trình đào tạo với các trường trên thế giới. Do mục tiêu của giáo viên là mong muốn sinh viên phải hiểu, phân tích và so sánh lợi ích của từng công cụ phòng ngừa với một loại rủi ro nên giáo viên chỉ chọn một tình huống duy nhất cho cả học phần. Tình huống được lựa chọn là tình huống phòng ngừa rủi ro về giá cả nguyên liệu đầu vào của hãng hàng không Southwest Airline được lấy từ tap chí Case Reasearch Journal. Tình 51 huống đề cập tới rủi ro về giá nguyên liệu dầu mà công ty gặp phải và đề xuất 5 giải pháp 1. Không làm gì cả 2. Sử dụng hợp đồng hoán đổi 3. Sử dụng hợp đồng quyền chọn mua 4. Sử dụng quyền chọn mua và quyền chọn bán kết hợp 5. Sử dụng hợp đồng giao sau Sinh viên yêu cầu phải dịch bài và trả lời các câu hỏi mà tình huống đã đặt ra. Các câu hỏi liên quan đến việc tại sao công ty này phải phòng ngừa rủi ro, đánh giá ưu nhược điểm của từng biện pháp phòng ngừa, tính toán lời lỗ của từng chiến lược trong các tình huống giả định giá dầu tăng hoặc giảm, và đưa ra kết luận nên đưa ra lời khuyên nào cho giám đốc tài chính của công ty. Có thể nói rằng thông qua tình huống này, sinh viên được hệ thống lại toàn bộ các lý thuyết của học phần trong khi dịch, hiểu và trả lời câu hỏi, nâng cao ngôn từ chuyên môn bằng tiếng Anh đồng thời phát triển kỹ năng nhận định, đánh giá, phân tích và ra quyết định. 3. Triển khai bài tập tình huống Khi xử lý tình huống, sinh viên có thể làm bài độc lập hoặc theo nhóm. Tuy nhiên giáo viên khuyến khích sinh viên làm việc theo nhóm giúp sinh viên phát triển kỹ năng làm việc nhóm, có thể trao đổi, thảo luận và học tập lẫn nhau. Sau khi đã phân nhóm, mỗi nhóm cử ra nhóm trưởng và lập bảng phân công công việc cho từng thành viên. Các nhóm thuyết trình k ...

Tài liệu có liên quan: