Danh mục tài liệu

Tiểu luận: Các phương pháp tối ưu trong đo lường và quản trị rủi ro tài chính sau khủng hoảng 2008

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 135      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài luận tiến hành trao đổi về việc ứng dụng các mô hình đo lường rủi ro trong thực tiễn - tiêu biểu là các mô hình Var - để từ đó tìm ra phương pháp tối ưu nhất cho công tác quản trị rủi ro doanh nghiệp. Sau khi thảo luận, chúng tôi đưa ra kết luận rằng, không có công cụ đo lường nào là ưu việt nhất có thể dự báo chính xác các biên động của thị trường. Phương pháp tối ưu nhất cho công tác quản trị rủi ro doanh nghiệp đó chính là việc kết hợp các mô hình đo lường một cách linh hoạt cùng với chứ không đơn thuần dựa trên kết quả của một mô hình đơn nhất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Các phương pháp tối ưu trong đo lường và quản trị rủi ro tài chính sau khủng hoảng 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Bài luận: Các phương pháp tối ưu trong đo lường và quản trị rủi ro tài chính sau khủng hoảng 2008 GVHD : TS.NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO KHOA : Tài Chính Doanh Nghiệp LỚP : Ngày 2 KHÓA : 21 NHÓM : 24 Nguyễn Quang Sơn Vũ Thị Giang Nguyễn Thành Ân 33 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 1  ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. 2 Các phương pháp tối ưu trong đo lường và quản trị rủi ro tài chính sau khủng hoảng 2008 Lời tựa Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã đi qua nhưng những dư chấn nặng nề mà nó để lại vẫn còn tiếp tục kéo dài cho đến ngày hôm nay. Cụ thể, khủng hoảng 2008 đã gây ra các tác động hết sức tiêu cực đến mọi mặt của nền kinh tế nói chung cũng như thị trường vốn nói riêng dẫn đến sự sụp đổ hệ thống của hang loạt các tập đoàn kinh tế hùng mạnh. Chính vì thế, vấn đề quản trị rủi ro tài chính ngày càng trở nên quan trọng trong các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp và các mô hình quản trị rủi ro nhanh chóng trở thành một trong những vấn đề nóng của giới tài chính. Bài luận tiến hành trao đổi về việc ứng dụng các mô hình đo lường rủi ro trong thực tiễn - tiêu biểu là các mô hình Var - để từ đó tìm ra phương pháp tối ưu nhất cho công tác quản trị rủi ro doanh nghiệp. Sau khi thảo luận, chúng tôi đưa ra kết luận rằng, không có công cụ đo lường nào là ưu việt nhất có thể dự báo chính xác các biên động của thị trường. Phương pháp tối ưu nhất cho công tác quản trị rủi ro doanh nghiệp đó chính là việc kết hợp các mô hình đo lường một cách linh hoạt cùng với chứ không đơn thuần dựa trên kết quả của một mô hình đơn nhất. 3 I. Đặt vấn đề Ngày nay, việc ứng dụng những mô hình VaR trong quản trị rủi ro thị trường vốn đã thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và giới thực tế. Tuy nhiên, sự thảo luận trên chủ đề này vẫn đang trong tranh cãi và chưa có một mô hình VaR nào được phát triển có khả năng cung cấp những con số dự báo rủi ro mất vốn chính xác so sánh với sự biến thiên của giá trị danh mục thị trường. Nguyên nhân chính là do VaR hầu như chỉ được nghiên cứu và khảo sát dưới những điều kiện thị trường ổn định. Kết quả là, dưới những điều kiện khá lý tưởng này, những mô hình VaR đã cung cấp kết quả dự báo rủi ro của danh mục thị trường tương đối chính xác. Tuy vậy, trong những giai đoạn thị trường dao động mạnh, một số nghiên cứu trước đây đã tìm thấy rằng những mô hình VaR không hoàn toàn hoạt động tốt, thậm chí sự chênh lệch so với thực tế là rất lớn. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây chính là động lực để tác giả tiếp tục tìm thêm bằng chứng làm sáng tỏ phần nào những tranh luận này. Theo đó, một số câu hỏi nghiên cứu trước hết cần được đặt ra: 1.Có hay không những mô hình VaR được lựa chọn hoạt động hiệu quả trong suốt khoảng thời gian thị trường dao động mạnh vừa qua; 2.Mô hình thích hợp nhất nên được ứng dụng để đo lường VaR; Vấn đề chính mà chúng tôi sẽ trao đổi chủ yếu trong bài luận này sẽ liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của các mô hình Var gồm: Phân phối chuẩn; độ tin cậy; việc sử dụng phương pháp ước lượng trong thống kê và kinh tế lượng để ước lượng các tham số đặc trưng của mô hình Var; và khoảng thời gian đo lường thích hợp. Từ đó, chúng tôi tiến hành đánh giá liệu rằng có phải chính những giả định đằng sau những mô hình này sẽ làm sai lệch các kết quả hay không và nếu vậy thì chúng ta sẽ giải quyết thế nào trong trường hợp này. Để minh họa cho vấn đề, chúng tôi sẽ đưa vào thảo luận bốn mô hình: mô phỏng lịch sử, riskmetics, mô phỏng monte carlo, và thuyết cực trị - EVT. Sau đó, chúng tôi thực hiện một ví dụ minh họa về vệ việc báo Var 4 bằng bốn mô hình trên và tiến hành kiểm định hậu nghiệm để xem thử liệu rằng có phương án nào thật sự tối ưu hay không? 5 II. Cơ sở lý thuyết 2.1 Khái niệm chung về VaR Thuật ngữ giá trị rủi ro – VAR đã được sử dụng rộng rãi và thực sự trở thành một khái niệm quan trọng trong khoa học kinh tế từ sau sự kiện thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1987. VaR là một phương pháp đo lường khoản lỗ tiềm năng cho một công ty, một quỹ, một danh mục, một giao dịch, hay một chiến lược tài chính. Nó thường thể hiện bằng phần trăm hay bằng đơn vị tiề ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: