Danh mục

Bài tập nhóm: Chính sách vô hiệu hóa, chính sách tiền tệ và hội nhập tài chính toàn cầu

Số trang: 34      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 116      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài nghiên cứu Chính sách vô hiệu hóa, chính sách tiền tệ và hội nhập tài chính toàn cầu tập trung vào các mối quan tâm về phạm vi của sự vô hiệu hóa bằng cách ước tính xu hướng cận biên để làm vô hiệu việc tích lũy tài sản ngoại tệ theo thời gian ở các quốc gia được chọn tại châu Á và châu Mỹ La Tinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tập nhóm: Chính sách vô hiệu hóa, chính sách tiền tệ và hội nhập tài chính toàn cầu TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH QUỐC TẾ BÀI NGHIÊN CỨU: CHÍNH SÁCH VÔ HIỆU HÓA, CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ HỘI NHẬP TÀI CHÍNH TOÀN CẦU Tác giả: Joshua Aizenman và Reuven Glick GVHD: GSTS.Trần Ngọc Thơ LỚP: NH Đêm 1 – Khóa 22 –Nhóm2 Danh sách nhóm: Nguy n Minh Thu n Đ ng Sĩ Ti n Phan Th Di u Trang Võ Th Bích Trâm Đinh Phan Toàn Trung TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2013 MỤC LỤC I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨ U VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................... 1 1. Tổng quan nghiên cứu ............................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 1 3. Thay đổi cơ cấu bộ ba bất khả thi .............................................................................. 2 II. LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI VÀ CHÍNH SÁCH VÔ HIỆU HÓA ...... 3 1. Lý thuyết bộ ba bất khả thi ........................................................................................ 3 2. Các thướt đo bộ ba bất khả thi ................................................................................... 5 3. Chính sách vô hiệu hóa ............................................................................................. 6 III. PHƯƠNG PHÁP, MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ............................ 8 1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 8 2. Mô hình .................................................................................................................... 8 3. Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................................... 8 IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................... 8 1. Tích lũy dự trữ và phản ứng vô hiệu hóa ................................................................... 8 2. Chi phí, lợi ích và khản năng chịu đựng của chính sách vô hiệu hóa ....................... 28 V. KẾT LUẬN........................................................................................................... 30 I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Tổng quan nghiên cứu Trong những năm cuối 1980 và đầu 1990, các quốc gia có nền kinh tế mới nổi đã đi theo hướng mở cửa và tự do hóa tài chính. Tuy nhiên, Với sự cố gắng duy trì sự ổn định về tỷ giá hối đoái và chính sách tiền tệ độc lập ở một mức độ nào đó, nhưng một số nước vẫn phải trải qua vài cuộc khủng hoảng tài chính. Sau hậu quả của các cuộc khủng hoảng tài chính này, nhiều quốc gia mới nổi đã thông qua một dạng chính sách gồm tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn nhưng vẫn chịu sự quản lý cùng với việc tiếp tục hội nhập tài chính và một vài độc lập trong chính sách tiền tệ trong nước ở một mức độ nào đó. Sự tích lũy các khoản dự phòng quốc tế đã trở thành một thành phần chủ đạo trong việc nâng cao độ ổn định của mô hình mới này.Sự quan tâm về chi phí của việc duy trì ổn định tiền tệ với chính sách hỗn hợp mới này cho thấy sự cần thiết cần phải tích lũy dự trữ ngoại hối với việc vô hiệu hóa ngày càng gia tăng.Sự nắm bắt các cơ hội về chi phí tích lũy dự trữ và chi phí vô hiệu hóa tài chính tài khóa lần lượt đưa ra các câu hỏi về tính khả thi về lâu dài của hỗn hợp chính sách mới này, đặc biệt là tính hiệu quả của chính sách vô hiệu hóa. Các tài liệu nghiên cứu gần đây đã phân tích những khía cạnh khác nhau của những sự phát triển mới đây, chẳng hạn như là bản chất quy mô của tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn, sự tự do hóa tiền tệ và hội nhập tài chính bởi các thị trường mới nổi (ví dụ như nghiên cứu của Fischer, 2001; Aizenman và Lee, 2008). Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào các mối quan tâm về phạm vi của sự vô hiệu hóa bằng cách ước tính xu hướng cận biên để làm vô hiệu việc tích lũy tài sản ngoại tệ theo thời gian ở các quốc gia được chọn tại châu Á và châu Mỹ La Tinh. Kết quả của chúng tôi xác nhận rằng việc tích lũy ngày càng lớn các khoản dự trữ ngoại tệ trong những năm gần có liên quan đến sự vô hiệu hóa ngày càng mạnh thông qua các nước đang phát triển ở châu Á cũng như châu Mỹ La. Đặc biệt, chúng tôi chỉ ra rằng có một sự gia tăng đáng kể trong hệ số vô hiệu hóa những năm gần đây. Vì vậy, chính sách tích lũy dự trữ ngoại hối và vô hiệu hóa tác động của lạm phát tiềm ẩn đã bổ trợ cho nhau trong suốt những năm gần đây. Thêm vào đó, chúng tôi phát hiện ra rằng việc vô hiệu hóa các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiêu biểu thì thấp hơn trong thặng dư cán cân vãng lai và dòng vốn đầu tư không trực tiếp (non- FDI), điều này làm nảy sinh những lo ngại rằng tính không ổn định của chính sách tiền tệ phụ thuộc vào thành phần các dòng vốn trong cán cân thanh toán. Chúng tôi cũng bàn luận về lợi ích và chi phí của chính sách vô hiệu hóa.Đối với nhiều quốc gia thì chi phí vô hiệu hóa xuất hiện ít hơn so với lợi ích nhận được kết hợp với chính sách ổn định tiền tệ và tích lũy dự trữ.Tuy nhiên, chúng tôi đưa ra bằng chứng nói lên rằng những lợi ích liên quan đến Trung Quốc và các quốc gia khác đã giảm xuống trong những quý vừa qua.Điều này hàm ý các giới hạn đối với sức chịu đựng của dạng chính sách mới chỉ trong thời gian ngắn. Cuối cùng, chúng tôi phác thảo ra một mô hình (được trình bày trong phần Phụ lục) giải thích khả năng để vô hiệu hóa phụ thuộc như thế nào vào khả năng thay thế không hoàn toàn của tài sản trên thế giới, nơi mà chi phí giao dịc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: