
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn Chi nhánh TP.HCM
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn Chi nhánh TP.HCM Tiểu luận Thực trạng và giải pháp tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn Chi nhánh TP.HCM 1 I. Cơ sở lý luận về quy trình tín dụng: 1. Ý nghĩa của việc thiết lập quy trình tín dụng: - Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. - Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. + Về mặt hiệu quả, quy trình tín dụng hợp lý góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. + Về mặt quản trị, quy trình tín dụng có các tác dụng sau: Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng. Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn về mặt hành chính. Quy trình tín dụng chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng. 2. Quy trình tín dụng căn bản: bao gồm các bước căn bản sau 2.1. Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng: để thu thập từ khách hàng những thông tin sau: - Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng. - Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng. - Thông tin về bảo đảm tín dụng. Để thu thập được những thông tin căn bản như trên, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng các loại giấy tờ sau: - Giấy đề nghị vay vốn - Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng, chẳng hạn như giấy phép thành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động. 2 - Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ, hoặc dự án đầu tư. - Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất. - Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp , cầm c ố hoặc bảo lãnh nợ vay. - Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay. - Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết. 2.2. Phân tích tín dụng: Là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. 2.3. Quyết định và ký hợp đồng tín dụng: Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đây là khâu cực quan trọng trong quy trình tín dụng nên phải chú trọng hai vấn đề: - Thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ và chính xác làm cơ sở để ra quyết định. - Trao quyền quyết định cho một hội đồng tín dụng hoặc những người có năng lực phân tích và phán quyết. 2.3.1. Cơ sở để quyết định tín dụng, dựa vào: - Thông tin thu thập và xử lý từ hồ sơ tín dụng. - Thông tin khác hoặc thông tin cập nhật hóa có liên quan. 2.3.2. Quyền phán quyết tín dụng: do hội đồng tín dụng hoặc một cá nhân phụ trách. 2.4. Giải ngân: Là khâu tiếp theo sau khi Hợp đồng tín dụng được ký kết. Giải ngân là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng. 2.5. Giám sát tín dụng: nhằm mục tiêu bảo đảm cho tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn 3 chỉnh kịp thời những sa i phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. 2.6. Thanh lý hợp đồng tín dụng: đây là khâu kết thúc của quy trình tín dụng. Bao gồm: - Thu nợ cả gốc và lãi. - Tái xét hợp đồng tín dụng. - Thanh lý hợp đồng tín dụng. 2.6.1. Thu nợ: có các hình thức thu nợ: - Thu nợ gốc và lãi một lần khi đáo hạn. - Thu nợ gốc một lần khi đáo hạn và thu lãi theo định kỳ. - Thu nợ gốc và lãi theo nhiều kỳ hạn. 2.6.2. Tái xét Hợp đồng tín dụng. 2.6.3. Thanh lý hợp đồng tín dụng. II. Thực trạng tín dụng tại chi nhánh NHNo TP.HCM năm 2008: 1. Tình hình kinh tế-xã hội năm 2008: - Năm 2008, kinh tế Việt nam diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp. Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã dẫn tới một số nền kinh tế lớn rơi vào suy thoái. - Chính phủ đã có những chỉ đạo kịp thời và quyết liệt để thực hiện đồng bộ tám nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm a n sinh xã hội, tăng trưởng bền vững và ngăn chặn suy thoái, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 đạt khoảng 6,7%. - Tuy nhiên tình hình kinh tế-xã hội trong nước còn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Điều đó đã tác động nhiều dến hoạt dộng ngân hàng: huy dộng vốn, đầu tư và các sản phẩm dịch vụ khác gặp nhiều khó khăn do thị trường tiền tệ biến động khó lường. Trong năm lãi suất cơ bản điều chỉnh gần 10 lần, 9 tháng đầu năm lãi suất cơ bản và dự trữ bắt buộc liên tục tăng nhằm thắt chặt chính sách tiền tệ, những tháng cuối năm lãi suất cơ bản liên tục giảm nhằm ngăn chặn suy thoái. Tình hình trên đã và đang tác động trực tiếp, hạn chế tính chủ động trong hoạt động kinh doanh, tài chính của các ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng. 4 2. Thực trạng tín dụng năm 2008 tại chi nhánh NHNo TP.HCM: Tổng dư nợ năm 2008 là 6.798 tỷ đồng, tăng 1.606 tỷ đồng so năm 2007, tốc độ tăng 30,9%. Trong đó: + Doanh nghiệp Nhà nước: đạt 770 tỷ đồng, tăng 119 tỷ đồng so năm 2007, tốc độ tăng 18,3% + Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: đạt 4.103 tỷ đồng, tăng 2.206 tỷ đồng so năm 2007, tốc độ tăng 116,3% + Hợp tác xã: đạt 107 tỷ đồng, tăng 55 tỷ đồng so năm 2007, tốc độ tăng 5,8% + Hộ sản xuất, cá nhân: đạt 1.818 tỷ đồng, tăng 774 tỷ đồng so năm 2007, tốc độ tăng 29,86% III. Giải pháp tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho tín dụng doanh nghiệp năm 2009: Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, một số lĩnh vực sản xuất-kinh doanh gặp khó khăn: sản phẩm khó tiêu thụ, giá bán giảm nhanh, tồn kho ứ đọng lớn, khách hàng khó khăn trong việc trả nợ vốn vay ngân hàng. Để tháo gỡ khó khăn cho khác ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thực trạng huy động vốn Nghiệp vụ tín dụng Huy động vốn Tiểu luận ngân hàng Tiểu luận tài chính tiền tệ Nghiệp vụ ngân hàng thương mạiTài liệu có liên quan:
-
Lý thuyết, bài tập và bài giải Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều
560 trang 674 17 0 -
Tiểu luận: Các phương pháp định giá
39 trang 252 0 0 -
Bài giảng Kế toán ngân hàng: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn - Lương Xuân Minh (p2)
5 trang 222 0 0 -
19 trang 195 0 0
-
Thuyết trình: Hoạt động thanh toán quốc tế trong ngân hàng thương mại
44 trang 163 0 0 -
Bài tập phân tích tài chính: Công ty cổ phần bao bì nhựa Sài Gòn
14 trang 161 0 0 -
Lý thuyết, bài tập và bài giải Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều
299 trang 156 4 0 -
Bài tập nhóm: Phân tích dòng tiền
59 trang 142 0 0 -
38 trang 134 0 0
-
Tiểu luận: Các phương pháp tối ưu trong đo lường và quản trị rủi ro tài chính sau khủng hoảng 2008
23 trang 134 0 0 -
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 2 - ThS. Lê Ngọc Lưu Quang
45 trang 132 0 0 -
Tiểu luận: Giải pháp phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
42 trang 132 0 0 -
Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Phần 2 - NXB Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
185 trang 128 3 0 -
23 trang 121 0 0
-
Thuyết trình: Phân tích báo cáo tài chính Vietcombank, Vietinbank
19 trang 120 0 0 -
13 trang 118 0 0
-
33 trang 118 0 0
-
Bài tập nhóm: Chính sách vô hiệu hóa, chính sách tiền tệ và hội nhập tài chính toàn cầu
34 trang 115 0 0 -
Tiểu luận: Thuế đánh vào hoạt động đầu tư và tài sản
26 trang 115 0 0 -
Tiểu luận: Điểm gãy cấu trúc trong mối liên hệ tỷ giá hối đoái thực và lãi suất thực
27 trang 113 0 0