
SỰ LINH BIẾN CỦA NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC VIỆT NAM
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 167.21 KB
Lượt xem: 24
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Có những cái cũ mà vẫn mới, thậm chí còn rất mới vì ta chưa hiểu thấu đáo - nó chứa đựng nhiều ẩn số và vì thế nó luôn mới, đến mức làm ta ngạc nhiên. Nó còn có tác dụng rất nhiều cho cuộc sống hôm nay nghệ thuật điêu khắc truyền thống là một vấn đề như thế mà sáng tác hiện nay chưa khám phá hết để nghệ thuật nối liền mạch từ xưa đến hiện tại. Dân tộc và hiện đại là cái hồn của nghệ thuật đương đại. Việc nghiên cứu này thật...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SỰ LINH BIẾN CỦA NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC VIỆT NAM SỰ LINH BIẾN CỦA NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC VIỆT NAM bệ đá tượng Phật chùa Thày Có những cái cũ mà vẫn mới, thậm chí còn rất mới vì ta chưa hiểu thấu đáo - nó chứa đựng nhiều ẩn số và vì thế nó luôn mới, đến mức làm ta ngạc nhiên. Nó còn có tác dụng rất nhiều cho cuộc sống hôm nay - nghệ thuật điêu khắc truyền thống là một vấn đề như thế mà sáng tác hiện nay chưa khám phá hết để nghệ thuật nối liền mạch từ xưa đến hiện tại. Dân tộc và hiện đại là cái hồn của nghệ thuật đương đại. Việc nghiên cứu này thật là cần thiết. Chúng ta đã có những học giả thật sự uyên bác, bỏ công cả đời người nghiên cứu trên mảnh đất điêu khắc truyền thống còn nhiều bí ẩn như học giả Nguyễn Đỗ Cung, Công Văn Trung... Nhưng tất cả chỉ là mở đầu. Tiếp theo hai ông là một thế hệ học trò năng nổ, say mê với nghề nghiệp, tuổi trẻ dong xe đi khắp miền Bắc để đo đạc, in dập bản khắc, mô tả tỷ mỷ, chụp ảnh lấy tư liệu mà chúng ta có thể kể tên các nhà nghiên cứu: Trần Mạnh Phú, Chu Quang Trứ, Nguyễn Bích, Nguyễn Du Chi, Nguyễn Đỗ Bảo... Nhưng tất cả vẫn loay hoay trong cái vòng khai phá của các bậc thầy. Trong bài này tôi không dám hy vọng làm cái việc qua mặt các bậc thầy, những mong thu hẹp phạm vi nghiên cứu trong sự phân tích mối quan hệ linh biến, tài hoa của ông cha ta khi xử lý ba yếu tố: hình thể - hình khối - không gian trong các công trình nghệ thuật. Ta hãy xem cái điều linh biến đó thật phong phú và huyền diệu như thế nào? Nghệ thuật điêu khắc truyền thống Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, mỗi thời kỳ mang một sắc thái riêng biệt mà chúng ta không thể hòa trộn vào nhau được: nghệ thuật thời Lý với nghệ thuật thời Trần, nghệ thuật thời Trần với nghệ thuật thời Lê, nghệ thuật thời Lê với nghệ thuật thời Nguyễn... ví như nghệ thuật thời Lý pho tượng Đức Phật Adi đà chùa Phật Tích là sự cân bằng các yếu tố hình thể - hình khối - không gian. Sự cân bằng các yếu tố của pho tượng Đức Phật Adi Đà đến kỳ lạ khiến pho tượng có một thế ngồi tĩnh lặng, nhưng không giống như một cái xác chết vô hồn bởi vì những nếp áo của Đức phật luôn chuyển động từ trên xuống dưới rồi vòng ra đằng sau lại chuyển động lên trên liên tục phát triển, liên tục chuyển động theo những nếp áo khiến cho pho tượng Đức Phật A di Đà càng tĩnh lặng và sự tĩnh lặng đó càng làm cho đường chuyển động của các nếp áo thêm động. Đó là sự tương phản nhau, nâng đỡ nhau làm cho pho tượng Đức Phật A di Đà được phát huy tác dụng nghệ thuật mà trở thành một tuyệt tác bậc nhất của nền điêu khắc cổ Việt Nam. Phải chăng sự cân bằng không có điểm nhấn giữa ba yếu tố hình thể - hình khối - không gian đã thể hiện sự tài hoa của ông cha ta trong sáng tạo nghệ thuật? Phải chăng điều đó thể hiện sự ổn định lâu dài tới 216 năm của vương triều Lý? Sự thanh thoát của tâm, sức cuốn hút của đạo Phật đã biến thành nghệ thuật hướng thiện rất đạo mà cũng rất đời. Nghệ thuật thời Trần lại có một sắc thái khác: không cân bằng giữa ba yếu tố hình thể - hình khối - không gian như nghệ thuật điêu khắc Phật Tích (Bắc Ninh) và cũng không có hình dáng con rồng thanh thoát, uyển chuyển của nghệ thuật điêu khắc thời Lý, nghệ thuật Trần hình khối khỏe mạnh như rồng yên ngựa, như tiên tấu nhạc dâng hoa chùa Thái Lạc biểu hiện rõ nét hào khí Đông A ba lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông. Đó là tinh thần của đạo Phật do thiền phái Trúc Lâm Yên Tử khởi xướng mà Đức vua Trần Nhân Tông là vị tổ thứ nhất - Nghệ thuật ở đây không tạo dựng sự cân bằng của ba yếu tố: hình thể - hình khối - không gian, vai trò của khối nổi lên vị trí chủ đạo - vì sao vậy? đó là do nhu cầu xã hội, tinh thần thời đại mà nghệ thuật cần có cách xử lý thích hợp. Đến thế kỷ XVI,XVII,XVIII nghệ thuật điêu khắc lại có một không gian mới, trong đó có sự tác động của nền kinh tế hàng hóa. Sự giao lưu trao đổi với các thương thuyền quốc tế như Nhật Bản, Bồ Đào Nha... đã làm xuất hiện những thương cảng lớn như Hội An, Vân Đồn, trung tâm kinh tế phố Hiến, kinh kỳ... tất cả những tác động đó làm cho ý thức tự do cá nhân được mở rộng. Sự tác động của tư tưởng chính thống, cũng không cưỡng chế được nhu cầu của xã hội. Khác với nghệ thuật thời Lý, thời Trần, nghệ thuật điêu khắc có sự phát triển mới trong mối tương quan giữa hình thể - hình khối - không gian. ở đây trật tự giữa ba yếu tố hình thể - hình khối - không gian có sự thay đổi. Nó không cân bằng như thời Lý nhưng cũng không nhấn mạnh khối như thời Trần. ở đây không gian rất phát triển, ví như hệ thống điêu khắc chùa Bút Tháp. Đối với pho tượng nghìn tay nghìn mắt, yếu tố thứ nhất là không gian - Không gian phát triển của những bàn tay gắn trên hình lá đề và những cánh tay tua tủa giơ ra sau đó ta mới thấy khối chờm ra của những cánh tay và cuối cùng một hình thể Phật rất hợp lý. Điện thờ Phật không nằm ở gian giữa thượng điện mà chiếm toàn bộ nhà thượng điện được phát triển ra theo chiều ngang - Nghệ thuật điêu khắc còn lan ra cả ngoài hành lang bao gồm cả cầu đá và tháp sư cao ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SỰ LINH BIẾN CỦA NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC VIỆT NAM SỰ LINH BIẾN CỦA NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC VIỆT NAM bệ đá tượng Phật chùa Thày Có những cái cũ mà vẫn mới, thậm chí còn rất mới vì ta chưa hiểu thấu đáo - nó chứa đựng nhiều ẩn số và vì thế nó luôn mới, đến mức làm ta ngạc nhiên. Nó còn có tác dụng rất nhiều cho cuộc sống hôm nay - nghệ thuật điêu khắc truyền thống là một vấn đề như thế mà sáng tác hiện nay chưa khám phá hết để nghệ thuật nối liền mạch từ xưa đến hiện tại. Dân tộc và hiện đại là cái hồn của nghệ thuật đương đại. Việc nghiên cứu này thật là cần thiết. Chúng ta đã có những học giả thật sự uyên bác, bỏ công cả đời người nghiên cứu trên mảnh đất điêu khắc truyền thống còn nhiều bí ẩn như học giả Nguyễn Đỗ Cung, Công Văn Trung... Nhưng tất cả chỉ là mở đầu. Tiếp theo hai ông là một thế hệ học trò năng nổ, say mê với nghề nghiệp, tuổi trẻ dong xe đi khắp miền Bắc để đo đạc, in dập bản khắc, mô tả tỷ mỷ, chụp ảnh lấy tư liệu mà chúng ta có thể kể tên các nhà nghiên cứu: Trần Mạnh Phú, Chu Quang Trứ, Nguyễn Bích, Nguyễn Du Chi, Nguyễn Đỗ Bảo... Nhưng tất cả vẫn loay hoay trong cái vòng khai phá của các bậc thầy. Trong bài này tôi không dám hy vọng làm cái việc qua mặt các bậc thầy, những mong thu hẹp phạm vi nghiên cứu trong sự phân tích mối quan hệ linh biến, tài hoa của ông cha ta khi xử lý ba yếu tố: hình thể - hình khối - không gian trong các công trình nghệ thuật. Ta hãy xem cái điều linh biến đó thật phong phú và huyền diệu như thế nào? Nghệ thuật điêu khắc truyền thống Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, mỗi thời kỳ mang một sắc thái riêng biệt mà chúng ta không thể hòa trộn vào nhau được: nghệ thuật thời Lý với nghệ thuật thời Trần, nghệ thuật thời Trần với nghệ thuật thời Lê, nghệ thuật thời Lê với nghệ thuật thời Nguyễn... ví như nghệ thuật thời Lý pho tượng Đức Phật Adi đà chùa Phật Tích là sự cân bằng các yếu tố hình thể - hình khối - không gian. Sự cân bằng các yếu tố của pho tượng Đức Phật Adi Đà đến kỳ lạ khiến pho tượng có một thế ngồi tĩnh lặng, nhưng không giống như một cái xác chết vô hồn bởi vì những nếp áo của Đức phật luôn chuyển động từ trên xuống dưới rồi vòng ra đằng sau lại chuyển động lên trên liên tục phát triển, liên tục chuyển động theo những nếp áo khiến cho pho tượng Đức Phật A di Đà càng tĩnh lặng và sự tĩnh lặng đó càng làm cho đường chuyển động của các nếp áo thêm động. Đó là sự tương phản nhau, nâng đỡ nhau làm cho pho tượng Đức Phật A di Đà được phát huy tác dụng nghệ thuật mà trở thành một tuyệt tác bậc nhất của nền điêu khắc cổ Việt Nam. Phải chăng sự cân bằng không có điểm nhấn giữa ba yếu tố hình thể - hình khối - không gian đã thể hiện sự tài hoa của ông cha ta trong sáng tạo nghệ thuật? Phải chăng điều đó thể hiện sự ổn định lâu dài tới 216 năm của vương triều Lý? Sự thanh thoát của tâm, sức cuốn hút của đạo Phật đã biến thành nghệ thuật hướng thiện rất đạo mà cũng rất đời. Nghệ thuật thời Trần lại có một sắc thái khác: không cân bằng giữa ba yếu tố hình thể - hình khối - không gian như nghệ thuật điêu khắc Phật Tích (Bắc Ninh) và cũng không có hình dáng con rồng thanh thoát, uyển chuyển của nghệ thuật điêu khắc thời Lý, nghệ thuật Trần hình khối khỏe mạnh như rồng yên ngựa, như tiên tấu nhạc dâng hoa chùa Thái Lạc biểu hiện rõ nét hào khí Đông A ba lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông. Đó là tinh thần của đạo Phật do thiền phái Trúc Lâm Yên Tử khởi xướng mà Đức vua Trần Nhân Tông là vị tổ thứ nhất - Nghệ thuật ở đây không tạo dựng sự cân bằng của ba yếu tố: hình thể - hình khối - không gian, vai trò của khối nổi lên vị trí chủ đạo - vì sao vậy? đó là do nhu cầu xã hội, tinh thần thời đại mà nghệ thuật cần có cách xử lý thích hợp. Đến thế kỷ XVI,XVII,XVIII nghệ thuật điêu khắc lại có một không gian mới, trong đó có sự tác động của nền kinh tế hàng hóa. Sự giao lưu trao đổi với các thương thuyền quốc tế như Nhật Bản, Bồ Đào Nha... đã làm xuất hiện những thương cảng lớn như Hội An, Vân Đồn, trung tâm kinh tế phố Hiến, kinh kỳ... tất cả những tác động đó làm cho ý thức tự do cá nhân được mở rộng. Sự tác động của tư tưởng chính thống, cũng không cưỡng chế được nhu cầu của xã hội. Khác với nghệ thuật thời Lý, thời Trần, nghệ thuật điêu khắc có sự phát triển mới trong mối tương quan giữa hình thể - hình khối - không gian. ở đây trật tự giữa ba yếu tố hình thể - hình khối - không gian có sự thay đổi. Nó không cân bằng như thời Lý nhưng cũng không nhấn mạnh khối như thời Trần. ở đây không gian rất phát triển, ví như hệ thống điêu khắc chùa Bút Tháp. Đối với pho tượng nghìn tay nghìn mắt, yếu tố thứ nhất là không gian - Không gian phát triển của những bàn tay gắn trên hình lá đề và những cánh tay tua tủa giơ ra sau đó ta mới thấy khối chờm ra của những cánh tay và cuối cùng một hình thể Phật rất hợp lý. Điện thờ Phật không nằm ở gian giữa thượng điện mà chiếm toàn bộ nhà thượng điện được phát triển ra theo chiều ngang - Nghệ thuật điêu khắc còn lan ra cả ngoài hành lang bao gồm cả cầu đá và tháp sư cao ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
điêu khắc việt kiến thức điêu khắc chạm khắc tượng biểu tượng văn hóa tượng dân gian nghệ thuật điêu khắcTài liệu có liên quan:
-
6 trang 264 0 0
-
Khám phá những pho tượng độc, dị nhất Việt Nam
17 trang 204 1 0 -
Điêu khắc thời Trần (1225 – 1400)
17 trang 87 0 0 -
10 trang 64 0 0
-
7 trang 62 1 0
-
4 trang 61 0 0
-
16 trang 60 0 0
-
Điêu khắc Việt Nam: Vật vã tìm chỗ đứng
8 trang 59 0 0 -
16 trang 59 0 0
-
9 trang 58 0 0
-
Điêu khắc Việt Nam qua các thời kỳ phong kiến
3 trang 58 0 0 -
Nghệ thuật sắp đặt trên đường phố
10 trang 56 0 0 -
Giáo trình Mỹ thuật - Trường Cao đẳng Y Hà Nội
81 trang 56 0 0 -
14 trang 56 0 0
-
10 tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất thế giới
19 trang 55 0 0 -
Độc đáo bộ tượng Thập Bát La Hán bằng gỗ 100 năm tuổi
23 trang 55 0 0 -
34 trang 54 0 0
-
10 tác phẩm điêu khắc gỗ mềm mại rất khó tin
21 trang 53 0 0 -
Bé sơ sinh lằm trong lòng bàn tay
8 trang 53 0 0 -
11 trang 53 0 0