Danh mục tài liệu

SỰ PHÂN BỐ CỦA ĐỘNG VẬT NỔI TRÊN RẠCH CÁI KHẾ, THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀO MÙA KHÔ

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 379.31 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu sự phân bố của động vật nổi trên rạch Cái Khế được tiến hành hàng tuần từtháng 12 năm 2009 đến tháng 4 năm 2010 vào lúc nước lớn và nước ròng trong ngày. Kếtquả cho thấy số loài trùng bánh xe và động vật nguyên sinh tăng dần khi đi từ sông Hậuvào sâu trong rạch Cái Khế. Trùng bánh xe chiếm từ 51% - 100% trong tổng số loài,riêng loài Filinia longiseta luôn xuất hiện ở tất cả các đợt thu mẫu và các điểm đã khảosát. Lớp phụ Giáp xác chân chèo có rất ít...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SỰ PHÂN BỐ CỦA ĐỘNG VẬT NỔI TRÊN RẠCH CÁI KHẾ, THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀO MÙA KHÔTạp chí Khoa học 2012:21b 38-46 Trường Đại học Cần Thơ SỰ PHÂN BỐ CỦA ĐỘNG VẬT NỔI TRÊN RẠCH CÁI KHẾ, THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀO MÙA KHÔ Dương Trí Dũng1 và Nguyễn Hoàng Oanh2 ABSTRACTInvestigating the distribution of zooplankton on Caikhe canal was carried out every weekin the low and high tide in the same day from January to March, 2010. Results showedthat the taxa of rotifera and protozoan increased from the Hau river to the inner ofCaikhe canal. The rotifera taxa took apart from 51 to 100% on the composition,particularly the species Filinia longiseta always appear in the sampling times andsampling positions. The Copepod taxa were poor and rare. The density of zooplanktonfluctuated from 11334 to 845405 ind./m3, in which rotifera took apart of 11% - 100% onamount of invertebrate plankton. Particularly amount of Filinia longiseta was found withthe ratio of 45.3 - 93.5% at the position around Nguyen Van Cu bridge where is the mostpolluted area.Keywords: zooplankton, Cai Khe canal, Can ThoTitle: Characteristics of zooplankton on Cai Khe creek, Can Tho city in the dry season TÓM TẮTNghiên cứu sự phân bố của động vật nổi trên rạch Cái Khế được tiến hành hàng tuần từtháng 12 năm 2009 đến tháng 4 năm 2010 vào lúc nước lớn và nước ròng trong ngày. Kếtquả cho thấy số loài trùng bánh xe và động vật nguyên sinh tăng dần khi đi từ sông Hậuvào sâu trong rạch Cái Khế. Trùng bánh xe chiếm từ 51% - 100% trong tổng số loài,riêng loài Filinia longiseta luôn xuất hiện ở tất cả các đợt thu mẫu và các điểm đã khảosát. Lớp phụ Giáp xác chân chèo có rất ít loài và ít xuất hiện. Số lượng động vật nổi biếnđộng từ 11334 ct/m3 đến 845405 ct/m3, trong đó trùng bánh xe chiếm 11% - 100%. Đặcbiệt ở điểm cầu Nguyễn Văn Cừ, nơi ô nhiễm nhất, có loài Filinia longiseta luôn xuấthiện với tỉ lệ từ 45,3% - 93,5% trong tổng số lượng động vật nổi.Từ khóa: động vật nổi, rạch Cái Khế, Cần Thơ1 GIỚI THIỆUTrong 10 năm, từ 1999 – 2008 dân số ở thành phố Cần Thơ tăng 28,4% gấp 4,5 lầnso với trung bình chung của ĐBSCL. Chính vì vậy lượng chất thải sinh hoạt đưa rangoài môi trường rất lớn vượt cả dự kiến của các nhà quản lý nên các con rạch củaquận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ phải gánh chịu một lượng lớn chất thải khiếncho sự ô nhiễm đã xảy ra, trong đó rạch Cái Khế là một điển hình. Với sự tiếpnhận chất thải sinh hoạt của hàng trăm hộ sống trên nhà sàn ven bờ kinh, từ sảnxuất, từ các hoạt động chăn nuôi, từ rác thải của các chợ Cái Khế, An Nghiệp, vànước thải đô thị chưa được xử lý thì sự ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn. Ngoàira còn có sự thu hẹp của hệ thống kinh rạch nội ô đã làm cho rạch Cái Khế ngàycàng ô nhiễm nặng nề hơn. Kết quả quan trắc nhiều năm của Sở Tài Nguyên và1 Khoa Môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ2 Lớp Khoa học môi trường K32, Khoa Môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ38Tạp chí Khoa học 2012:21b 38-46 Trường Đại học Cần ThơMôi Trường Cần Thơ cho thấy hàm lượng tiêu hao oxy hóa học (COD) trên rạchnày tăng từ 9,8 ppm vào năm 1999 đến 19,1 ppm trong năm 2002 và 19,5ppm vàonăm 2005 đã chứng minh sự ô nhiễm hữu cơ trên hệ thống kinh rạch nội ô thànhngày càng nghiêm trọng.Sự ô nhiễm hữu cơ trong thủy vực đã ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều loàithủy sinh vật, nhất là các loài phiêu sinh động vật ưa chất hữu cơ như động vậtnguyên sinh (Protozoa), trùng bánh xe (Rotatoria) và giáp xác râu ngành(Cladocera), khiến chúng trở nên ưu thế (Đặng Ngọc Thanh et al., 2002). Vì vậychúng được xem như là sinh vật chỉ thị cho môi trường ô nhiễm hữu cơ này. Sự ônhiễm mặc dù không làm đơn giản quá thành phần loài của quần xã trong khu vựcsong cũng làm giảm tính đa dạng về loài, làm tăng tính bất ổn định của quần xã(Vũ Trung Tạng, 2007) nên nó có thể cảnh báo cho sự suy giảm chất lượng môitrường nước.Các qui chuẩn Việt Nam (QCVN) về môi trường nước như QCVN 08: 2008 vềchất lượng nước mặt, QCVN 11: 2008 về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản,QCVN 14: 2008 về nước thải sinh hoạt, chưa thấy chỉ tiêu sinh vật ngoại trừ giá trịcoliform. Hơn nữa trong các báo cáo diễn biến chất lượng môi trường thành phốCần Thơ cũng chưa thấy có chỉ tiêu thủy sinh vật. Vì vậy, bên cạnh việc đánh giáchất lượng môi trường bằng các chỉ tiêu lý hóa, thì việc tìm ra các sinh vật chỉ thịvà đặc biệt là động vật phiêu sinh cũng là một nhiệm vụ cần thiết để có thể dựa vàođó đánh giá nhanh môi trường trên những vùng có khả năng bị ô nhiễm.Việc nghiên cứu đặc điểm phiêu sinh động vật trên rạch Cái Khế của thành phốCần Thơ ngoài mục tiêu tìm ra các đặc trưng riêng của động vật phiêu sinh trongđiều kiện thủy vực bị ô nhiễm, nó còn có ý nghĩa đóng góp những cơ sở khoa họctrong việc đánh giá nhanh sự ô nhiễm nguồn nước dựa vào đặc điểm cấu trúc củaquần xã động vật phiêu sinh trên thủy vực đó.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Chọn vị trí và định kỳ thu mẫuNăm vị trí thu mẫu trên rạch Cái Khế từ nơi tiếp giáo sông Hậu đến cầu NguyễnVăn Cừ bao gồm: điểm số 1 có tọa độ 0583804 và 1110147 (UTM 48P): khu vựcnày nhận nước thải từ lò mổ giết mổ gia súc và các hộ dân sống dọc theo rạch, ởđây có các cống nhỏ xả thải do người dân tự làm; điểm số 2 có tọa độ 0584569 và1109837 (UTM 48 P): nơi này nhận chất thải rắn và nước thải sinh hoạt của các hộdân sống trên nhà sàn thải trực tiếp xuống rạch và các hoạt động sản xuất khác nhưchăn nuôi, buôn bán; điểm số 3 có tọa độ 0585599 và 1110077 (UTM 48 P): nơinày có nhiều cống xả thải ra từ các tuyến đường trong nội ô thành phố; điểm số 4có tọa độ 0586453 và 1109958 (UTM 48 P): nơi này có các đường cống dẫn nướcmưa và nước thải đổ xuống; điểm số 5 có tọa độ 0587067 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: