Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến quan hệ lao động ở Việt Nam và hàm ý chính sách
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 367.69 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nhận diện những biến đổi của quan hệ lao động trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó hàm ý chính sách hoàn thiện thể chế về quan hệ lao động ở Việt Nam. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến quan hệ lao động ở Việt Nam và hàm ý chính sách TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN QUAN HỆ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH TS Bùi Thanh Tùng* TÓM TẮT Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động đến nhiều lĩnh vực, trong đó có quan hệ lao động. Với sự ra đời các “nhà máy thông minh” hay “nhà máy số” đã làm thay đổi về cơ bản quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động cũng như thay đổi cả về mô hình và thiết chế của quan hệ lao động. Những năm qua, trước sự biến đổi nhanh chóng từ cuộc cách mạng, thể chế đang gây ra những rào cản không nhỏ đến quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào quan hệ lao động. Bài viết nhận diện những biến đổi của quan hệ lao động trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó hàm ý chính sách hoàn thiện thể chế về quan hệ lao động ở Việt Nam. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, kỷ nguyên số, quan hệ lao động, tác động. 1. Đặt vấn đề Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với các trụ cột chính như Intetnet kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ thông minh nhân tạo (Al), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, công nghệ di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)… đã chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Bản chất của cách mạng công nghiệp 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất. Điều này đã mở ra xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu số trong công nghệ sản xuất bao gồm mạng Internet kết nối vạn vật và điện toán đám mây dẫn đến sự ra đời của các “nhà máy thông minh” hay “nhà máy số”. Ở đây, hệ thống vật lý không gian ảo sẽ giám sát các quá trình của không gian thật, tạo ra bản sao của thế giới vật lý, cùng với hệ thống Internet kết nối vạn vật, các hệ thống quản lý của không gian ảo được số hóa ở mức cao để có thể tự tương tác với nhau và tương tác với con người. Những vấn đề trên sẽ làm thay đổi về cơ bản quan hệ lao động (QHLĐ) giữa người sử dụng lao động và người lao động như thay đổi về mô hình quản trị nhân sự và mô hình quan hệ lao động tại các doanh nghiệp. Thực tế cho thấy ở Việt Nam những năm qua, vấn đề thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được xây dựng và hoàn thiện, tạo khung khổ và hành lang pháp lý cho hoạt động của các chủ thể kinh tế và Đại học Quốc gia TPHCM. * - 151 sự hình thành, phát triển của quan hệ lao động. Song trước tác động và sự thay đổi nhanh chóng của cách mạng công nghiệp 4.0 thì thể chế đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, thậm chí kìm hãm sự phát triển của QHLĐ trong kỷ nguyên số ở Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu để có cái nhìn tổng quan về biến đổi QHLĐ trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 là cần thiết, từ đó hàm ý chính sách nhằm hoàn thiện thể chế về QHLĐ ở Việt Nam. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Tổng quan lý thuyết về quan hệ lao động và mô hình quan hệ lao động trên thế giới Đến nay, có nhiều lý thuyết khác nhau về QHLĐ, đây là kết quả của các nguyên cứu có tính chất đa ngành. Thuyết đa nguyên của Elton Mayo và đồng nghiệp Thuyết đa nguyên là khởi nguồn từ kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý, xã hội học Elton Mayo và đồng nghiệp (1927-1933). Thuyết đa nguyên xem tổ chức như một sự liên kết của các lợi ích đối kháng, nhân viên có các giá trị và khát vọng khác với các nhà quản lý, vì vậy xung đột, mâu thuẫn trong tổ chức là không tránh khỏi. Lý thuyết đa nguyên nhấn mạnh rằng xung đột là hợp lý, tất yếu và là chức năng, tình trạng tổ chức bình thường, được giải quyết thông qua sự thỏa hiệp hoặc thương lượng tập thể. Quan điểm của thuyết đa nguyên có nhiều điểm thích hợp hơn so với quan điểm đơn nhất trong việc phân tích quan hệ lao động và sự tác động của thể chế đến sự phát triển của quan hệ này. Thuyết đa nguyên đề cao sự tác động của các thể chế, nhất là tổ chức công đoàn đến quan hệ lao động. Tuy nhiên, thuyết đa nguyên không đưa ra những quy tắc hoặc thể chế thích ứng với các điều kiện làm việc khác nhau (Hyman, 1975) và Nhà nước không chỉ quan tâm đến lợi ích công cộng mà còn đại diện cho lợi ích thương mại, do đó quá trình thương lượng tập thể có thể không đạt được hiệu quả. Lý thuyết về mô hình quan hệ lao động của Dunlop Dunlop cho rằng, QHLĐ là một hệ thống và phụ thuộc vào hệ thống xã hội. Theo lập luận của Dunlop: “Một hệ thống quan hệ lao động tại một thời điểm trong sự phát triển của nó bao gồm các thành phần tham gia, hoàn cảnh nhất định, một ý thức hệ liên kết với các hệ thống công nghiệp quan hệ với nhau và một cơ chế các quy tắc được tạo ra để quản lý các thành viên tham gia tại nơi làm việc và công tác cộng đồng”. Như vậy, theo Dunlop, lý thuyết hệ thống cung cấp các công cụ phân tích và cơ sở lý thuyết để làm cho QHLĐ trở thành một ngành dọc theo đúng nghĩa của nó. Khung khái niệm của Dunlop xoay quanh ba nhóm người thực hiện gồm: Người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước. Các 152 - mối quan hệ này bị ảnh hưởng bởi ba điều kiện bên ngoài gồm công nghệ, thị trường và sự tác động mạnh mẽ giữa các nhân tố thực hiện. Mô hình cải biến của Kochan và đồng nghiệp Mô hình này trên cơ sở tiếp cận và khắc phục những nhược điểm của mô hình Dunlop. Theo đó, Kochan và đồng nghiệp đã xây dựng một mô hình mới trong phân tích QHLĐ nhằm giải thích sự chuyển đổi của hệ thống QHLĐ trong bối cảnh môi trường có sự thay đổi. Sự chuyển đổi các mối QHLĐ được xác định chính là do những thay đổi về thị trường và công nghệ mới. Trong khi đó, công đoàn và chính phủ lại chậm hơn trong việc điều chỉnh chiến lược của mình để đối phó với những thay đổi. Lý thuyết thay đổi thể chế tích lũy và mô hình tái tạo không hoàn hảo Lý thuyết về thay đổi thể chế xuất hiện trong thời kỳ chứng kiến những thay đổi cơ bản về kinh tế ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến quan hệ lao động ở Việt Nam và hàm ý chính sách TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN QUAN HỆ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH TS Bùi Thanh Tùng* TÓM TẮT Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động đến nhiều lĩnh vực, trong đó có quan hệ lao động. Với sự ra đời các “nhà máy thông minh” hay “nhà máy số” đã làm thay đổi về cơ bản quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động cũng như thay đổi cả về mô hình và thiết chế của quan hệ lao động. Những năm qua, trước sự biến đổi nhanh chóng từ cuộc cách mạng, thể chế đang gây ra những rào cản không nhỏ đến quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào quan hệ lao động. Bài viết nhận diện những biến đổi của quan hệ lao động trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó hàm ý chính sách hoàn thiện thể chế về quan hệ lao động ở Việt Nam. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, kỷ nguyên số, quan hệ lao động, tác động. 1. Đặt vấn đề Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với các trụ cột chính như Intetnet kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ thông minh nhân tạo (Al), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, công nghệ di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)… đã chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Bản chất của cách mạng công nghiệp 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất. Điều này đã mở ra xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu số trong công nghệ sản xuất bao gồm mạng Internet kết nối vạn vật và điện toán đám mây dẫn đến sự ra đời của các “nhà máy thông minh” hay “nhà máy số”. Ở đây, hệ thống vật lý không gian ảo sẽ giám sát các quá trình của không gian thật, tạo ra bản sao của thế giới vật lý, cùng với hệ thống Internet kết nối vạn vật, các hệ thống quản lý của không gian ảo được số hóa ở mức cao để có thể tự tương tác với nhau và tương tác với con người. Những vấn đề trên sẽ làm thay đổi về cơ bản quan hệ lao động (QHLĐ) giữa người sử dụng lao động và người lao động như thay đổi về mô hình quản trị nhân sự và mô hình quan hệ lao động tại các doanh nghiệp. Thực tế cho thấy ở Việt Nam những năm qua, vấn đề thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được xây dựng và hoàn thiện, tạo khung khổ và hành lang pháp lý cho hoạt động của các chủ thể kinh tế và Đại học Quốc gia TPHCM. * - 151 sự hình thành, phát triển của quan hệ lao động. Song trước tác động và sự thay đổi nhanh chóng của cách mạng công nghiệp 4.0 thì thể chế đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, thậm chí kìm hãm sự phát triển của QHLĐ trong kỷ nguyên số ở Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu để có cái nhìn tổng quan về biến đổi QHLĐ trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 là cần thiết, từ đó hàm ý chính sách nhằm hoàn thiện thể chế về QHLĐ ở Việt Nam. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Tổng quan lý thuyết về quan hệ lao động và mô hình quan hệ lao động trên thế giới Đến nay, có nhiều lý thuyết khác nhau về QHLĐ, đây là kết quả của các nguyên cứu có tính chất đa ngành. Thuyết đa nguyên của Elton Mayo và đồng nghiệp Thuyết đa nguyên là khởi nguồn từ kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý, xã hội học Elton Mayo và đồng nghiệp (1927-1933). Thuyết đa nguyên xem tổ chức như một sự liên kết của các lợi ích đối kháng, nhân viên có các giá trị và khát vọng khác với các nhà quản lý, vì vậy xung đột, mâu thuẫn trong tổ chức là không tránh khỏi. Lý thuyết đa nguyên nhấn mạnh rằng xung đột là hợp lý, tất yếu và là chức năng, tình trạng tổ chức bình thường, được giải quyết thông qua sự thỏa hiệp hoặc thương lượng tập thể. Quan điểm của thuyết đa nguyên có nhiều điểm thích hợp hơn so với quan điểm đơn nhất trong việc phân tích quan hệ lao động và sự tác động của thể chế đến sự phát triển của quan hệ này. Thuyết đa nguyên đề cao sự tác động của các thể chế, nhất là tổ chức công đoàn đến quan hệ lao động. Tuy nhiên, thuyết đa nguyên không đưa ra những quy tắc hoặc thể chế thích ứng với các điều kiện làm việc khác nhau (Hyman, 1975) và Nhà nước không chỉ quan tâm đến lợi ích công cộng mà còn đại diện cho lợi ích thương mại, do đó quá trình thương lượng tập thể có thể không đạt được hiệu quả. Lý thuyết về mô hình quan hệ lao động của Dunlop Dunlop cho rằng, QHLĐ là một hệ thống và phụ thuộc vào hệ thống xã hội. Theo lập luận của Dunlop: “Một hệ thống quan hệ lao động tại một thời điểm trong sự phát triển của nó bao gồm các thành phần tham gia, hoàn cảnh nhất định, một ý thức hệ liên kết với các hệ thống công nghiệp quan hệ với nhau và một cơ chế các quy tắc được tạo ra để quản lý các thành viên tham gia tại nơi làm việc và công tác cộng đồng”. Như vậy, theo Dunlop, lý thuyết hệ thống cung cấp các công cụ phân tích và cơ sở lý thuyết để làm cho QHLĐ trở thành một ngành dọc theo đúng nghĩa của nó. Khung khái niệm của Dunlop xoay quanh ba nhóm người thực hiện gồm: Người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước. Các 152 - mối quan hệ này bị ảnh hưởng bởi ba điều kiện bên ngoài gồm công nghệ, thị trường và sự tác động mạnh mẽ giữa các nhân tố thực hiện. Mô hình cải biến của Kochan và đồng nghiệp Mô hình này trên cơ sở tiếp cận và khắc phục những nhược điểm của mô hình Dunlop. Theo đó, Kochan và đồng nghiệp đã xây dựng một mô hình mới trong phân tích QHLĐ nhằm giải thích sự chuyển đổi của hệ thống QHLĐ trong bối cảnh môi trường có sự thay đổi. Sự chuyển đổi các mối QHLĐ được xác định chính là do những thay đổi về thị trường và công nghệ mới. Trong khi đó, công đoàn và chính phủ lại chậm hơn trong việc điều chỉnh chiến lược của mình để đối phó với những thay đổi. Lý thuyết thay đổi thể chế tích lũy và mô hình tái tạo không hoàn hảo Lý thuyết về thay đổi thể chế xuất hiện trong thời kỳ chứng kiến những thay đổi cơ bản về kinh tế ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cách mạng công nghiệp 4.0 Quan hệ lao động Hàm ý chính sách Kỷ nguyên số Quan hệ lao động Người sử dụng lao động Thị trường lao động Chất lượng người lao độngTài liệu có liên quan:
-
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 583 0 0 -
Xuất khẩu lao động ở Nghệ An và những vấn đề đặt ra
4 trang 572 0 0 -
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 461 1 0 -
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 392 0 0 -
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDKT-PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Hoàng Văn Thụ
5 trang 383 0 0 -
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 346 0 0 -
44 trang 305 0 0
-
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 299 0 0 -
7 trang 282 0 0
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 261 0 0