Danh mục

Tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả kinh doanh của các công ty niêm yết

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 490.57 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam. Hiệu quả kinh doanh được đo lường bằng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và Tobin’s Q.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả kinh doanh của các công ty niêm yết TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Bùi Thị Ngọc Trường Đại học Lao động – Xã hội Email: buithingoc.ldxh@gmail.com Nguyễn Thị Thanh Phương Khoa Kế toán Kiểm toán, Trường Đại học Thương mại Email: phuong.nt@tmu.edu.vn Mã bài: JED - 943 Ngày nhận bài: 27/09/2022 Ngày nhận bài sửa: 30/10/2022 Ngày duyệt đăng: 17/02/2023 Tóm tắt Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam. Hiệu quả kinh doanh được đo lường bằng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và Tobin’s Q. Cơ cấu vốn được đo lường bằng hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu và hệ số nợ trên tài sản. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cân bằng của 116 công ty từ năm 2012 đến năm 2021 với 1160 quan sát và phương pháp hồi quy OLS, FEM, REM. Kết quả cho thấy tác động tuyến tính ngược chiều giữa hệ số nợ trên tài sản với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và Tobin’s trong khi đó hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu không tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu nhóm tác giả cũng đưa ra khuyến nghị nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh cũng như các giải pháp lựa chọn cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp. Từ khóa: Cơ cấu vốn, tác động, hiệu quả kinh doanh, ROE, Tobin’s Q. Mã JEL: M41 The impact of capital structure on the performance of listed firms Abstract This study aims to evaluate the impact of capital structure on the performance of listed firms in the Vietnamese Stock Exchange. Performance is measured by return on equity (ROE), and Tobin’s Q. Capital structure is measured by debt-to-equity ratio and debt-to-asset ratio. The study uses balanced panel data of 116 companies from 2012 to 2021 with 1160 observations and OLS, FEM, and REM regression methods. The results show a negative linear effect between the debt-to-assets ratio and the return on equity and Tobin’s, while the debt-to-equity ratio does not impact the business performance. From the research results, the authors also make recommendations to optimize business efficiency and solutions to choose the optimal capital structure of the business. Keywords: Capital structure, impact, business performance, ROE, Tobin’s Q. JEL Code: M41 1. Giới thiệu Cơ cấu vốn được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau. Các thuật ngữ tiếng Anh như capital structure, finance leverage hay financial structure thường được sử dụng và gọi chung là cơ cấu vốn hoặc cấu trúc vốn hay đòn bẩy tài chính. Cơ cấu vốn phản ánh mức độ sử dụng vốn vay và cổ phần để tài trợ cho việc hình thành tài sản của doanh nghiệp. Việc sử dụng nợ nhiều hay ít sẽ tác động đến hành vi của nhà quản lý cũng như các quyết định tài chính của họ. Hiệu quả kinh doanh thường được đo lường bằng các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ Số 309 tháng 3/2023 34 suất sinh lời tổng tài sản (ROA) và Tobin’s Q. Các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao sẽ sử dụng vốn vay nhiều hơn vì tận dụng được lá chắn thuế. Ngược lại, các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, các khoản nợ ngày càng tăng dẫn tới nguy cơ phá sản sẽ bắt buộc phải giảm tỷ lệ nợ. Việc sử dụng cấu trúc vốn, nhất là vốn vay không hiệu quả sẽ gây ra hiệu ứng ngược của đòn bẩy tài chính. Do đó, mỗi doanh nghiệp sẽ có những chiến lược về cấu trúc vốn khác nhau. Có nhiều yếu tố tác động tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp, trong đó cấu trúc vốn có ảnh hưởng quan trọng. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh đến nay vẫn còn nhiều kết luận trái chiều. Cụ thể, một số nghiên cứu thực nghiệm về cơ cấu vốn cho thấy doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao thường có kết quả kinh doanh tốt hơn như nghiên cứu của Chowdhury & Chowdhury (2010). Kết quả này phù hợp với lý thuyết của Modigliani & Miller (1963) trong trường hợp có thuế khi cho rằng vay nợ tạo ra lá chắn thuế giúp tối đa hóa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khác, đặc biệt tại các nước đang phát triển như Jordan, Ghana, Nam Phi, Ấn Độ… của Dawar (2014) cho thấy tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh. Các nghiên cứu này cho rằng vay nợ làm tăng rủi ro phá sản và do vậy tỷ lệ nợ cao sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: