Tác động của đầu tư FDI và phát thải CO2 tới tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng thực nghiệm từ một số nước Châu Á
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 346.29 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của nguồn vốn FDI và vấn đề phát thải khí CO2 tới tăng trưởng kinh tế tại một số nước Châu Á. Nghiên cứu sử dụng phương pháp moment tổng quát hóa (Generalized method of moments - GMM) để đánh giá ảnh hưởng của cả FDI và vấn đề phát thải khí CO2 tới tăng trưởng kinh tế. Kết quả phân tích bằng dữ liệu bảng (panel data) từ năm 1990 tới năm 2014 cho thấy FDI có tác động tích cực tức thời cũng như ở độ trễ 1 tới tốc độ tăng trưởng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của đầu tư FDI và phát thải CO2 tới tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng thực nghiệm từ một số nước Châu Á Mã số: 335 Ngày nhận: 2/11/2016 Ngày gửi phản biện lần 1: 23/11/2016 Ngày gửi phản biện lần 2: Ngày hoàn thành biên tập: 29/12/2016 Ngày duyệt đăng: 29/12/2016 TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ FDI VÀ PHÁT THẢI CO2 TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á Nguyễn Ngọc Đạt 1 Nguyễn Văn Duy2 Nguyễn Trịnh Hoàng Anh3 Vũ Huyền Phương 4 Tóm tắt Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của nguồn vốn FDI và vấn đề phát thải khí CO2 tới tăng trưởng kinh tế tại một số nước Châu Á. Nghiên cứu sử dụng phương pháp moment tổng quát hóa (Generalized method of moments – GMM) để đánh giá ảnh hưởng của cả FDI và vấn đề phát thải khí CO2 tới tăng trưởng kinh tế. Kết quả phân tích bằng dữ liệu bảng (panel data) từ năm 1990 tới năm 2014 cho thấy FDI có tác động tích cực tức thời cũng như ở độ trễ 1 tới tốc độ tăng trưởng. Phát thải khí CO2 có tác động ngược nhiều ở độ trễ 1 năm tới tăng trưởng kinh tế. Điều này cho thấy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia chỉ không chịu ảnh hưởng của mức đầu tư FDI của năm hiện tại mà còn chịu tác động của FDI và phát thải CO2 ở năm trước đó. Kết quả này có nhiều ý nghĩa cho việc hoạch định chính sách liên quan đến việc sử dụng các công nghệ năng lượng ít phát thải CO2 cho phát triển kinh tế của các quốc gia. Từ khóa: FDI, tăng trưởng kinh tế, phát thải CO2, mô hình GMM. Abstract: This research is conducted to evaluate the influence of FDI and CO2 emission on the economic growth in some Asian countries. Generalized method of moments – GMM is used Trường Đại học Ngoại thương, email: nguyenngocdat@ftu.edu.vn Công ty Cổ phần Phân tích Định lượng Toàn cầu (QA Global), email: duynguyen.qa@gmail.com 3 Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), 4 Trường Đại học Ngoại thương, email: phuongvh@ftu.edu.vn 1 2 1 to appraise the effect of FDI and CO2 emission to the economic growth. The result of analyzing panel data from 1990 to 2014 showed that FDI had positive impacts upon the growth rate both immediately as well as at lag one. By contrast, CO2 emission caused a negative impact at lag one year. These results illustrate that the economic growth of a country is not only affected by FDI but by the total of CO2 emission of previous year as well. This conclusion has a lot of benefits in planning the national economic policies relating to lowering CO2 emission for the nation economics development. Key words: FDI, Economics growth, CO2 Emission, GMM model. 1. Giới thiệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thường có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế nước sở tại. Nguồn FDI sẽ giúp các quốc gia tăng cường tạo việc làm, tích lũy vốn, chuyển giao cộng nghệ giữa nước đầu tư và nước hưởng lợi (Gui-Diby, 2014). Về mức FDI đầu tư tại các nước Châu Á trong thập niên vừa qua đạt trung bình đạt 14.94% GDP (http://data.imf.org/). Đánh giá về mức độ ảnh hưởng cho các nước Châu Á, FDI có tác động tới tăng trưởng kinh tế 17% tại Malaysia (Mun & cộng sự, 2007); hay 16% đối với Việt Nam (Nguyễn Văn Duy & cộng sự, 2014). Các con số thống kê cho thấy mức độ ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng kinh tế là rất khác nhau ở mỗi quốc gia. Trong những năm gần đây, đa số các quốc gia trên thế giới đã hướng sự quan tâm cao nhất tới vấn đề phát triển bền vững nói chung và phát triển kinh tế xanh nói riêng. Trong nền kinh tế xanh hay còn gọi là nền kinh tế carbon thấp, việc cắt giảm phát thải khí CO2 là nhiệm vụ trung tâm của các kịch bản phát triển ở mỗi quốc gia. Mối quan hệ giữa CO2 và tăng trưởng kinh tế đã được nghiên cứu và đánh giá trong nhiều công trình khoa học trước đây. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đưa ra những sự khác nhau rõ rệt về mối quan hệ của tổng lượng phát thải CO2 và phát triển kinh tế quốc gia. Một số nghiên cứu đã tìm ra mối quan hệ tuyến tính giữa CO2 và tăng trưởng kinh tế (Shafik, 1994; Azomahou & cộng sự, 2006); Một số nghiên cứu khác lại tìm ra mối quan hệ hình chữ U ngược (Lean & Smyth, 2010b; Saboori & cộng sự, 2012). Gần đây cũng đã có nghiên cứu đánh giá tác động của cả cả hai yếu tố FDI và phát thải CO2 tới tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu của Omri & cộng sự (2015) đã xem xét đánh giá mối quan hệ giữa CO2, tăng trưởng kinh tế, phát triển tài chính và yếu tố thương mại. Kết quả đã chỉ ra tằng có tồn tại mối quan hệ giữa các yếu tố này ở 12 nước MENA (Middle East and North Africa) trong giai đoạn từ 1990 đến 2011. Trong đó, CO2 có tác động ngược 2 chiều lên tăng trưởng kinh tế các nước. Một nghiên cứu khác của Tang & Tan (2014) khi xem xét tác động của CO2, FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam cũng đã tìm ra CO2 và FDI đều có tác động trong ngắn hạn và dài hạn lên tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, cũng có tác giả xem xét tới ảnh hưởng của FDI tới tăng trưởng kinh tế với độ trễ thời gian (Nguyễn Văn Duy & cộng sự, 2014). Kết quả cũng chỉ ra tồn tại tác động tích cực của tức thời và ở độ trễ 1 của FDI lên tăng trưởng kinh tế. Mặc dù đã có các nghiên cứu đánh giá FDI và CO2 lên tăng trưởng kinh tế, vấn đề xem xét đồng thời và chi tiết chiều hướng tác động lên tăng trưởng kinh tế vẫn còn hạn chế. Các nghiên cứu chưa tìm hiểu tác động có độ trễ của FDI và phát thải CO2 lên tăng trưởng kinh tế (việc tăng hay giảm FDI hay phát thải CO2 trong năm nay có thể sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế vào các năm sau). Do vậy, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu tác động của FDI và phát thải CO2 lên tăng trưởng kinh tế có xem xét thêm yếu tố độ trễ thời gian cho một số nước Châu Á. 2. Mô hình và phương pháp nghiên cứu 2.1 Mô hình nghiên cứu Dựa trên các mô hình nghiên cứu của Omri và cộng sự (2015), các tác giả rút trích từ mô hình các biến nghiên cứu đánh giá tác động của CO2 đến tăng trưởng kinh tế. Đồng thời kết hợp nghiên cứu của Tang và Tan (2015) và Nguyễn Văn Duy và cộng sự (2014), nhóm tác giả tiếp tục sử dụng biến FDI nhằm đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế ở độ trễ 1 và 0. Mô hình nghiên cứu tác giả đ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của đầu tư FDI và phát thải CO2 tới tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng thực nghiệm từ một số nước Châu Á Mã số: 335 Ngày nhận: 2/11/2016 Ngày gửi phản biện lần 1: 23/11/2016 Ngày gửi phản biện lần 2: Ngày hoàn thành biên tập: 29/12/2016 Ngày duyệt đăng: 29/12/2016 TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ FDI VÀ PHÁT THẢI CO2 TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á Nguyễn Ngọc Đạt 1 Nguyễn Văn Duy2 Nguyễn Trịnh Hoàng Anh3 Vũ Huyền Phương 4 Tóm tắt Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của nguồn vốn FDI và vấn đề phát thải khí CO2 tới tăng trưởng kinh tế tại một số nước Châu Á. Nghiên cứu sử dụng phương pháp moment tổng quát hóa (Generalized method of moments – GMM) để đánh giá ảnh hưởng của cả FDI và vấn đề phát thải khí CO2 tới tăng trưởng kinh tế. Kết quả phân tích bằng dữ liệu bảng (panel data) từ năm 1990 tới năm 2014 cho thấy FDI có tác động tích cực tức thời cũng như ở độ trễ 1 tới tốc độ tăng trưởng. Phát thải khí CO2 có tác động ngược nhiều ở độ trễ 1 năm tới tăng trưởng kinh tế. Điều này cho thấy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia chỉ không chịu ảnh hưởng của mức đầu tư FDI của năm hiện tại mà còn chịu tác động của FDI và phát thải CO2 ở năm trước đó. Kết quả này có nhiều ý nghĩa cho việc hoạch định chính sách liên quan đến việc sử dụng các công nghệ năng lượng ít phát thải CO2 cho phát triển kinh tế của các quốc gia. Từ khóa: FDI, tăng trưởng kinh tế, phát thải CO2, mô hình GMM. Abstract: This research is conducted to evaluate the influence of FDI and CO2 emission on the economic growth in some Asian countries. Generalized method of moments – GMM is used Trường Đại học Ngoại thương, email: nguyenngocdat@ftu.edu.vn Công ty Cổ phần Phân tích Định lượng Toàn cầu (QA Global), email: duynguyen.qa@gmail.com 3 Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), 4 Trường Đại học Ngoại thương, email: phuongvh@ftu.edu.vn 1 2 1 to appraise the effect of FDI and CO2 emission to the economic growth. The result of analyzing panel data from 1990 to 2014 showed that FDI had positive impacts upon the growth rate both immediately as well as at lag one. By contrast, CO2 emission caused a negative impact at lag one year. These results illustrate that the economic growth of a country is not only affected by FDI but by the total of CO2 emission of previous year as well. This conclusion has a lot of benefits in planning the national economic policies relating to lowering CO2 emission for the nation economics development. Key words: FDI, Economics growth, CO2 Emission, GMM model. 1. Giới thiệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thường có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế nước sở tại. Nguồn FDI sẽ giúp các quốc gia tăng cường tạo việc làm, tích lũy vốn, chuyển giao cộng nghệ giữa nước đầu tư và nước hưởng lợi (Gui-Diby, 2014). Về mức FDI đầu tư tại các nước Châu Á trong thập niên vừa qua đạt trung bình đạt 14.94% GDP (http://data.imf.org/). Đánh giá về mức độ ảnh hưởng cho các nước Châu Á, FDI có tác động tới tăng trưởng kinh tế 17% tại Malaysia (Mun & cộng sự, 2007); hay 16% đối với Việt Nam (Nguyễn Văn Duy & cộng sự, 2014). Các con số thống kê cho thấy mức độ ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng kinh tế là rất khác nhau ở mỗi quốc gia. Trong những năm gần đây, đa số các quốc gia trên thế giới đã hướng sự quan tâm cao nhất tới vấn đề phát triển bền vững nói chung và phát triển kinh tế xanh nói riêng. Trong nền kinh tế xanh hay còn gọi là nền kinh tế carbon thấp, việc cắt giảm phát thải khí CO2 là nhiệm vụ trung tâm của các kịch bản phát triển ở mỗi quốc gia. Mối quan hệ giữa CO2 và tăng trưởng kinh tế đã được nghiên cứu và đánh giá trong nhiều công trình khoa học trước đây. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đưa ra những sự khác nhau rõ rệt về mối quan hệ của tổng lượng phát thải CO2 và phát triển kinh tế quốc gia. Một số nghiên cứu đã tìm ra mối quan hệ tuyến tính giữa CO2 và tăng trưởng kinh tế (Shafik, 1994; Azomahou & cộng sự, 2006); Một số nghiên cứu khác lại tìm ra mối quan hệ hình chữ U ngược (Lean & Smyth, 2010b; Saboori & cộng sự, 2012). Gần đây cũng đã có nghiên cứu đánh giá tác động của cả cả hai yếu tố FDI và phát thải CO2 tới tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu của Omri & cộng sự (2015) đã xem xét đánh giá mối quan hệ giữa CO2, tăng trưởng kinh tế, phát triển tài chính và yếu tố thương mại. Kết quả đã chỉ ra tằng có tồn tại mối quan hệ giữa các yếu tố này ở 12 nước MENA (Middle East and North Africa) trong giai đoạn từ 1990 đến 2011. Trong đó, CO2 có tác động ngược 2 chiều lên tăng trưởng kinh tế các nước. Một nghiên cứu khác của Tang & Tan (2014) khi xem xét tác động của CO2, FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam cũng đã tìm ra CO2 và FDI đều có tác động trong ngắn hạn và dài hạn lên tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, cũng có tác giả xem xét tới ảnh hưởng của FDI tới tăng trưởng kinh tế với độ trễ thời gian (Nguyễn Văn Duy & cộng sự, 2014). Kết quả cũng chỉ ra tồn tại tác động tích cực của tức thời và ở độ trễ 1 của FDI lên tăng trưởng kinh tế. Mặc dù đã có các nghiên cứu đánh giá FDI và CO2 lên tăng trưởng kinh tế, vấn đề xem xét đồng thời và chi tiết chiều hướng tác động lên tăng trưởng kinh tế vẫn còn hạn chế. Các nghiên cứu chưa tìm hiểu tác động có độ trễ của FDI và phát thải CO2 lên tăng trưởng kinh tế (việc tăng hay giảm FDI hay phát thải CO2 trong năm nay có thể sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế vào các năm sau). Do vậy, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu tác động của FDI và phát thải CO2 lên tăng trưởng kinh tế có xem xét thêm yếu tố độ trễ thời gian cho một số nước Châu Á. 2. Mô hình và phương pháp nghiên cứu 2.1 Mô hình nghiên cứu Dựa trên các mô hình nghiên cứu của Omri và cộng sự (2015), các tác giả rút trích từ mô hình các biến nghiên cứu đánh giá tác động của CO2 đến tăng trưởng kinh tế. Đồng thời kết hợp nghiên cứu của Tang và Tan (2015) và Nguyễn Văn Duy và cộng sự (2014), nhóm tác giả tiếp tục sử dụng biến FDI nhằm đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế ở độ trễ 1 và 0. Mô hình nghiên cứu tác giả đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Kinh tế đối ngoại Tăng trưởng kinh tế Phát thải CO2 Mô hình GMM Phương pháp moment Dữ liệu bảngTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 807 4 0 -
12 trang 354 0 0
-
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 272 0 0 -
Thực trạng quản trị quan hệ khách hàng điện tử (E-CRM) tại Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam
12 trang 262 2 0 -
13 trang 211 1 0
-
13 trang 196 0 0
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 3 - PGS .TS Đinh Phi Hổ
35 trang 178 0 0 -
Tác động của lao động và nguồn vốn đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
5 trang 162 0 0 -
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ngân sách giáo dục tại Việt Nam giai đoạn 2000-2012
4 trang 158 0 0 -
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
12 trang 146 0 0