Tác động của dạy học toán theo bối cảnh đến việc hiểu khái niệm tích phân xác định của sinh viên ngành kinh tế
Số trang: 17
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.18 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục đích của bài viết là tìm hiểu tác động của dạy học toán theo bối cảnh đến việc hiểu khái niệm tích phân xác định của sinh viên ngành Kinh tế. Dựa trên kết quả khảo sát mức độ hiểu khái niệm tích phân xác định thông qua phiếu kiểm tra của 221 sinh viên, gồm 133 sinh viên năm thứ nhất ngành Kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng và 88 sinh viên năm thứ hai Trường Đại học FPT Đà Nẵng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của dạy học toán theo bối cảnh đến việc hiểu khái niệm tích phân xác định của sinh viên ngành kinh tếHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2021-0120Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4, pp. 167-183This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnTÁC ĐỘNG CỦA DẠY HỌC TOÁN THEO BỐI CẢNH ĐẾN VIỆC HIỂU KHÁI NIỆM TÍCH PHÂN XÁC ĐỊNH CỦA SINH VIÊN NGÀNH KINH TẾ Nguyễn Thị Mai Thủy Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng Tóm tắt. Mục đích của bài báo là tìm hiểu tác động của dạy học toán theo bối cảnh đến việc hiểu khái niệm tích phân xác định của sinh viên ngành Kinh tế. Dựa trên kết quả khảo sát mức độ hiểu khái niệm tích phân xác định thông qua phiếu kiểm tra của 221 sinh viên, gồm 133 sinh viên năm thứ nhất ngành Kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng và 88 sinh viên năm thứ hai Trường Đại học FPT Đà Nẵng. Đồng thời dựa vào kết quả phiếu điều tra 221 SV trên và phiếu khảo sát 15 giảng viên giảng dạy môn Toán cho sinh viên ngành Kinh tế tại các trường trên tương ứng là 11 và 4 giảng viên để đánh giá mức độ vận dụng dạy học toán theo bối cảnh trong dạy học tích phân xác định mà giảng viên đã sử dụng trong quá trình dạy học. Chúng tôi sử dụng F-Test Two-Sample for Variances và t-Test Two-Sample Assuming Equal Variances trong Excel 2019 để phân tích dữ liệu thu được. Kết quả cho thấy dạy học toán theo bối cảnh có tác động tích cực đến việc hiểu khái niệm tích phân xác định, làm tăng mức độ hiểu khái niệm tích phân xác định cho sinh viên ngành Kinh tế với mức ý nghĩa 0,05. Đồng thời đã góp phần tăng hứng thú học tập của sinh viên. Ngoài ra, chúng tôi cũng rút ra một số lưu ý khi vận dụng dạy học toán theo bối cảnh. Từ khóa: dạy học theo bối cảnh, dạy học toán theo bối cảnh, hiểu khái niệm, tích phân xác định.1. Mở đầu Trong dạy học toán, một trong những điều quan trọng nhất là hình thành vững chắc chongười học (NH) một hệ thống khái niệm (KN). Đó là cơ sở của toàn bộ kiến thức toán và là tiềnđề quan trọng để NH vận dụng các kiến thức đã học. Kilpatrick và các cộng sự (2001, [1]) chorằng hiểu KN là hiểu cả sự vận hành và các mối quan hệ giữa các KN. Hiểu KN không chỉ làhiểu những sự việc riêng biệt, mà còn hiểu các mối quan hệ giữa những sự việc đó và tổ chứcnhững sự việc đó một cách có ý nghĩa, tạo nên một hệ thống các KN có liên quan. Do đó, hiểuKN cho phép sinh viên (SV) truy xuất và vận dụng kiến thức dễ dàng hơn. Khi các em khônghiểu KN thì sẽ không có khả năng lưu giữ KN trong thời gian dài và sẽ gặp khó khăn trong việctruy xuất để vận dụng. Một trong những yếu tố cơ bản dẫn đến sai lầm của SV trong quá trìnhgiải quyết vấn đề thực tế đó là hiểu nhầm KN (Nguyễn Thị Mai Thủy, 2017, [2]). NH cần hiểusâu KN và mối quan hệ giữa các KN để có thể giải quyết các bài toán theo bối cảnh đòi hỏitư duy bậc cao. Ở đây chúng tôi quan niệm bài toán theo bối cảnh theo Gravemeijer &Doorman (1999, [3]), là những bài toán thực tế hoặc là bài toán thuần túy toán học với điều kiệnkiến thức toán đó cung cấp một bối cảnh thực theo kinh nghiệm của NH, thực trong tâm trí của NH. Dạy học theo bối cảnh (Contextual Teaching and Learning: CTL) là một quan niệm về việcdạy học nhằm giúp giảng viên (GV) liên hệ các nội dung môn học với các tình huống thực tếNgày nhận bài: 10/7/2021. Ngày sửa bài: 21/9/2021. Ngày nhận đăng: 28/9/2021.Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Mai Thủy. Địa chỉ e-mail: ntmthuy@ued.udn.vn 167 Nguyễn Thị Mai Thủycuộc sống, tạo động cơ để NH tạo nên những kết nối giữa kiến thức với các ứng dụng của nótrong cuộc sống của mình như gia đình, xã hội và nghề nghiệp và tham gia vào những công việckhó khăn mà việc học yêu cầu (Berns & Erickson, 2001, [4]). CTL đã cải thiện một cách rõ rệthứng thú và thành tích học tập của phần lớn SV khi các em được hỗ trợ để tạo nên các kết nốigiữa kiến thức mới với kiến thức, kinh nghiệm đã có. SV tham gia vào việc học gia tăng mộtcách đáng kể khi các em hiểu được tại sao cần học KN và bằng cách nào KN đó được áp dụngbên ngoài lớp học (CORD, 1999, [5]). Trong CTL, trải nghiệm giúp SV tạo nên các kết nối vớicả bối cảnh bên trong và bên ngoài. Các em bắt đầu với kiến thức hiện có, kinh nghiệm trongquá khứ, các lớp học hiện tại và tiến hành các hoạt động trải nghiệm trong các bối cảnh bênngoài như trường học, nơi ở, nơi làm việc và Internet. Thông qua hoạt động vận dụng và trảinghiệm đề cập đến các vấn đề thực tế giúp các em nhận thức được vai trò và trách nhiệm củamình với tư cách là thành viên trong gia đình, xã hội và người lao động. CTL nhấn mạnh vào tưduy phản biện và tư duy bậc cao, tích hợp các môn h ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của dạy học toán theo bối cảnh đến việc hiểu khái niệm tích phân xác định của sinh viên ngành kinh tếHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2021-0120Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4, pp. 167-183This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnTÁC ĐỘNG CỦA DẠY HỌC TOÁN THEO BỐI CẢNH ĐẾN VIỆC HIỂU KHÁI NIỆM TÍCH PHÂN XÁC ĐỊNH CỦA SINH VIÊN NGÀNH KINH TẾ Nguyễn Thị Mai Thủy Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng Tóm tắt. Mục đích của bài báo là tìm hiểu tác động của dạy học toán theo bối cảnh đến việc hiểu khái niệm tích phân xác định của sinh viên ngành Kinh tế. Dựa trên kết quả khảo sát mức độ hiểu khái niệm tích phân xác định thông qua phiếu kiểm tra của 221 sinh viên, gồm 133 sinh viên năm thứ nhất ngành Kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng và 88 sinh viên năm thứ hai Trường Đại học FPT Đà Nẵng. Đồng thời dựa vào kết quả phiếu điều tra 221 SV trên và phiếu khảo sát 15 giảng viên giảng dạy môn Toán cho sinh viên ngành Kinh tế tại các trường trên tương ứng là 11 và 4 giảng viên để đánh giá mức độ vận dụng dạy học toán theo bối cảnh trong dạy học tích phân xác định mà giảng viên đã sử dụng trong quá trình dạy học. Chúng tôi sử dụng F-Test Two-Sample for Variances và t-Test Two-Sample Assuming Equal Variances trong Excel 2019 để phân tích dữ liệu thu được. Kết quả cho thấy dạy học toán theo bối cảnh có tác động tích cực đến việc hiểu khái niệm tích phân xác định, làm tăng mức độ hiểu khái niệm tích phân xác định cho sinh viên ngành Kinh tế với mức ý nghĩa 0,05. Đồng thời đã góp phần tăng hứng thú học tập của sinh viên. Ngoài ra, chúng tôi cũng rút ra một số lưu ý khi vận dụng dạy học toán theo bối cảnh. Từ khóa: dạy học theo bối cảnh, dạy học toán theo bối cảnh, hiểu khái niệm, tích phân xác định.1. Mở đầu Trong dạy học toán, một trong những điều quan trọng nhất là hình thành vững chắc chongười học (NH) một hệ thống khái niệm (KN). Đó là cơ sở của toàn bộ kiến thức toán và là tiềnđề quan trọng để NH vận dụng các kiến thức đã học. Kilpatrick và các cộng sự (2001, [1]) chorằng hiểu KN là hiểu cả sự vận hành và các mối quan hệ giữa các KN. Hiểu KN không chỉ làhiểu những sự việc riêng biệt, mà còn hiểu các mối quan hệ giữa những sự việc đó và tổ chứcnhững sự việc đó một cách có ý nghĩa, tạo nên một hệ thống các KN có liên quan. Do đó, hiểuKN cho phép sinh viên (SV) truy xuất và vận dụng kiến thức dễ dàng hơn. Khi các em khônghiểu KN thì sẽ không có khả năng lưu giữ KN trong thời gian dài và sẽ gặp khó khăn trong việctruy xuất để vận dụng. Một trong những yếu tố cơ bản dẫn đến sai lầm của SV trong quá trìnhgiải quyết vấn đề thực tế đó là hiểu nhầm KN (Nguyễn Thị Mai Thủy, 2017, [2]). NH cần hiểusâu KN và mối quan hệ giữa các KN để có thể giải quyết các bài toán theo bối cảnh đòi hỏitư duy bậc cao. Ở đây chúng tôi quan niệm bài toán theo bối cảnh theo Gravemeijer &Doorman (1999, [3]), là những bài toán thực tế hoặc là bài toán thuần túy toán học với điều kiệnkiến thức toán đó cung cấp một bối cảnh thực theo kinh nghiệm của NH, thực trong tâm trí của NH. Dạy học theo bối cảnh (Contextual Teaching and Learning: CTL) là một quan niệm về việcdạy học nhằm giúp giảng viên (GV) liên hệ các nội dung môn học với các tình huống thực tếNgày nhận bài: 10/7/2021. Ngày sửa bài: 21/9/2021. Ngày nhận đăng: 28/9/2021.Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Mai Thủy. Địa chỉ e-mail: ntmthuy@ued.udn.vn 167 Nguyễn Thị Mai Thủycuộc sống, tạo động cơ để NH tạo nên những kết nối giữa kiến thức với các ứng dụng của nótrong cuộc sống của mình như gia đình, xã hội và nghề nghiệp và tham gia vào những công việckhó khăn mà việc học yêu cầu (Berns & Erickson, 2001, [4]). CTL đã cải thiện một cách rõ rệthứng thú và thành tích học tập của phần lớn SV khi các em được hỗ trợ để tạo nên các kết nốigiữa kiến thức mới với kiến thức, kinh nghiệm đã có. SV tham gia vào việc học gia tăng mộtcách đáng kể khi các em hiểu được tại sao cần học KN và bằng cách nào KN đó được áp dụngbên ngoài lớp học (CORD, 1999, [5]). Trong CTL, trải nghiệm giúp SV tạo nên các kết nối vớicả bối cảnh bên trong và bên ngoài. Các em bắt đầu với kiến thức hiện có, kinh nghiệm trongquá khứ, các lớp học hiện tại và tiến hành các hoạt động trải nghiệm trong các bối cảnh bênngoài như trường học, nơi ở, nơi làm việc và Internet. Thông qua hoạt động vận dụng và trảinghiệm đề cập đến các vấn đề thực tế giúp các em nhận thức được vai trò và trách nhiệm củamình với tư cách là thành viên trong gia đình, xã hội và người lao động. CTL nhấn mạnh vào tưduy phản biện và tư duy bậc cao, tích hợp các môn h ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chương trình dạy học toán học Sinh viên ngành Kinh tế Phương pháp giảng dạy môn Toán Tạo hứng thú học tập cho sinh viên Nâng cao chất lượng giáo dụcTài liệu có liên quan:
-
Phân tích trắc lượng thư mục (Bibliometrics) trong nghiên cứu khoa học
12 trang 473 2 0 -
11 trang 115 0 0
-
5 trang 103 0 0
-
5 trang 99 0 0
-
120 trang 96 1 0
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
194 trang 94 0 0 -
154 trang 91 0 0
-
11 trang 84 0 0
-
110 trang 80 0 0
-
Các yếu tố cấu thành năng lực nghề nghiệp giáo viên mầm non
7 trang 70 0 0