
Tác động của môi trường vĩ mô tới ngành logistics Việt Nam
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 889.28 KB
Lượt xem: 109
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết sẽ khái quát hoạt động logistics và lịch sử phát triển ngành logistics; Liệt kê các góc độ tác động của môi trường vĩ mô tới ngành logistics; Phân tích tác động của môi trường vĩ mô nhằm tìm kiếm cơ hội, phát hiện ra những thách thức đặt ra cho ngành logistics Việt Nam, làm căn cứ hoạch định và xây dựng chiến lược phù hợp cho ngành.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của môi trường vĩ mô tới ngành logistics Việt Nam 20 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ TỚI NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM Đồng Thị Vân Hồng, Hoàng Hương Giang, Nguyễn Minh Ánh, Nguyễn Thu Nga Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Logistics đã xuất hiện từ rất lâu nhưng một vài năm trở lại đây, thuật ngữ này mới trở nên phổ biến. Bài viết sẽ khái quát hoạt động logistics và lịch sử phát triển ngành logistics; liệt kê các góc độ tác động của môi trường vĩ mô tới ngành logistics; phân tích tác động của môi trường vĩ mô nhằm tìm kiếm cơ hội, phát hiện ra những thách thức đặt ra cho ngành logistics Việt Nam, làm căn cứ hoạch định và xây dựng chiến lược phù hợp cho ngành. Từ khóa: Môi trường vĩ mô, ngành logistics Việt Nam. Nhận bài ngày 23.5.2021; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 22.6.2021 Liên hệ tác giả: Đồng Thị Vân Hồng; Email: dtvhong@daihocthudo.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Thế giới đã và đang diễn ra những biến đổi to lớn và sâu sắc, nổi bật trong số đó là xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Logistics trở thành ngành có vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng ở bất cứ nơi nào. Hoạt động Logistics có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế dịch vụ của nền kinh tế. Vì vậy, hoạt động này đã và đang được Chính Phủ rất quan tâm, chú trọng đầu tư để nâng cao hiệu quả và cạnh tranh với các quốc gia trên thế giới. Ngày 14 tháng 2 năm 2017, Thủ tướng Chính Phủ ra Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 [1]. Nghiên cứu tác động của môi trường vĩ mô nhằm tìm kiếm cơ hội phát hiện ra những thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nói riêng và ngành Logistics nói chung, làm căn cứ hoạch định và xây dựng chiến lược phù hợp cho ngành, góp phần phục vụ công tác quản lý nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp trong lĩnh vực Logistics. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái quát về hoạt động Logistics Logistics là một thuật ngữ có nguồn gốc Hy Lạp -logistikos. Trong kho tàng ngôn ngữ TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 51/2021 21 của nhân loại, thuật ngữ Logistics mới chỉ được sử dụng trong vài thế kỷ gần đây, nhưng thực sự Logistics đã đồng hành cùng loài người từ bao đời và xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của nhân loại, kể từ khi con người biết tích trữ lương thảo, biết phân chia, trao đổi những sản phẩm làm ra thì Logistics ra đời từ đó. Logistics được phát minh và ứng dụng lần đầu tiên không phải trong hoạt động thương mại mà là trong lĩnh vực quân sự. Napoleon đã từng định nghĩa “Logistics là hoạt động để duy trì lực lượng quân đội” [2]. Ngày nay, khái niệm Logistics được nghiên cứu, mở rộng và áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh, mau chóng phát triển và mang lại thành công cho các công ty và tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới cả trong lĩnh vực sản xuất lẫn trong lĩnh vực dịch vụ. Theo các nhà khoa học: “Logistics là quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa được tổ chức và quản lý khoa học việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ từ điểm khởi nguồn sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng với chi phí thấp nhất nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất xã hội tiến hành được nhịp nhàng, liên tục và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng” [2]. Hiểu đơn giản nhất, logistics là một phần của chuỗi cung ứng bao gồm tổng thể những công việc liên quan đến hàng hóa gồm cung ứng, đóng gói, vận chuyển, lưu kho, bảo quản, phân phối cho tới khi hàng được giao đến người tiêu thụ cuối cùng. Vì vậy, cần tiếp cận logistics trên cả 2 góc độ: vĩ mô và vi mô, phải coi logistics như là một khoa học và logistics như là ngành dịch vụ của nền kinh tế quốc dân. 2.2. Lịch sử phát triển ngành logistics Việt Nam Trong lịch sử Việt Nam, hai người đầu tiên ứng dụng thành công logistics trong hoạt động quân sự chính là vua Quang Trung – Nguyễn Huệ trong cuộc hành quân thần tốc ra miền Bắc đại phá quân Thanh (1789) và sau đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch giải phóng miền Nam thống nhất đất nước – Trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử (1975). Hoạt động logistics tại Việt Nam thực sự được quan tâm và phát triển từ sau khi đất nước thống nhất, thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế. Cùng với việc tăng cường trao đổi, mua bán hàng hóa với nước ngoài, nhận thức và hiểu biết về vai trò của logistics được tăng lên. Dịch vụ logistics Việt Nam bắt đầu phát triển từ những năm 1990 trên cơ sở của dịch vụ giao nhận vận tải, kho vận. Năm 1993, Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam được chính thức thành lập, là tiền thân của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) sau này. Theo thống kê của VLA, mặc dù quy mô thị trường dịch vụ logistics tuy nhỏ nhưng tốc độ phát triển của ngành logistics ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 đạt khoảng 14% - 16%/năm với quy mô khoảng 40 - 42 tỷ USD/năm. Ngành logistics Việt Nam được đánh giá có triển vọng phát triển. Hiện nay tại Việt Nam tham gia thị trường logistics gồm khoảng 22 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 3.000 doanh nghiệp trong nước như dịch vụ giao nhận vận tải, kho bãi, bốc dỡ, đại lý vận tải, đại lý giao nhận, dịch vụ logistics,… gồm nhiều thành phần khác nhau, chủ yếu tập trung tại khu vực TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, ngoài ra còn khoảng 25 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới kinh doanh dưới nhiều hình thức [1]. Tuy nhiên, các doanh nghiệp logistics Việt Nam còn manh mún, thiếu kinh nghiệm và chuyên nghiệp, phần lớn chỉ cung cấ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của môi trường vĩ mô tới ngành logistics Việt Nam 20 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ TỚI NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM Đồng Thị Vân Hồng, Hoàng Hương Giang, Nguyễn Minh Ánh, Nguyễn Thu Nga Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Logistics đã xuất hiện từ rất lâu nhưng một vài năm trở lại đây, thuật ngữ này mới trở nên phổ biến. Bài viết sẽ khái quát hoạt động logistics và lịch sử phát triển ngành logistics; liệt kê các góc độ tác động của môi trường vĩ mô tới ngành logistics; phân tích tác động của môi trường vĩ mô nhằm tìm kiếm cơ hội, phát hiện ra những thách thức đặt ra cho ngành logistics Việt Nam, làm căn cứ hoạch định và xây dựng chiến lược phù hợp cho ngành. Từ khóa: Môi trường vĩ mô, ngành logistics Việt Nam. Nhận bài ngày 23.5.2021; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 22.6.2021 Liên hệ tác giả: Đồng Thị Vân Hồng; Email: dtvhong@daihocthudo.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Thế giới đã và đang diễn ra những biến đổi to lớn và sâu sắc, nổi bật trong số đó là xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Logistics trở thành ngành có vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng ở bất cứ nơi nào. Hoạt động Logistics có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế dịch vụ của nền kinh tế. Vì vậy, hoạt động này đã và đang được Chính Phủ rất quan tâm, chú trọng đầu tư để nâng cao hiệu quả và cạnh tranh với các quốc gia trên thế giới. Ngày 14 tháng 2 năm 2017, Thủ tướng Chính Phủ ra Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 [1]. Nghiên cứu tác động của môi trường vĩ mô nhằm tìm kiếm cơ hội phát hiện ra những thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nói riêng và ngành Logistics nói chung, làm căn cứ hoạch định và xây dựng chiến lược phù hợp cho ngành, góp phần phục vụ công tác quản lý nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp trong lĩnh vực Logistics. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái quát về hoạt động Logistics Logistics là một thuật ngữ có nguồn gốc Hy Lạp -logistikos. Trong kho tàng ngôn ngữ TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 51/2021 21 của nhân loại, thuật ngữ Logistics mới chỉ được sử dụng trong vài thế kỷ gần đây, nhưng thực sự Logistics đã đồng hành cùng loài người từ bao đời và xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của nhân loại, kể từ khi con người biết tích trữ lương thảo, biết phân chia, trao đổi những sản phẩm làm ra thì Logistics ra đời từ đó. Logistics được phát minh và ứng dụng lần đầu tiên không phải trong hoạt động thương mại mà là trong lĩnh vực quân sự. Napoleon đã từng định nghĩa “Logistics là hoạt động để duy trì lực lượng quân đội” [2]. Ngày nay, khái niệm Logistics được nghiên cứu, mở rộng và áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh, mau chóng phát triển và mang lại thành công cho các công ty và tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới cả trong lĩnh vực sản xuất lẫn trong lĩnh vực dịch vụ. Theo các nhà khoa học: “Logistics là quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa được tổ chức và quản lý khoa học việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ từ điểm khởi nguồn sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng với chi phí thấp nhất nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất xã hội tiến hành được nhịp nhàng, liên tục và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng” [2]. Hiểu đơn giản nhất, logistics là một phần của chuỗi cung ứng bao gồm tổng thể những công việc liên quan đến hàng hóa gồm cung ứng, đóng gói, vận chuyển, lưu kho, bảo quản, phân phối cho tới khi hàng được giao đến người tiêu thụ cuối cùng. Vì vậy, cần tiếp cận logistics trên cả 2 góc độ: vĩ mô và vi mô, phải coi logistics như là một khoa học và logistics như là ngành dịch vụ của nền kinh tế quốc dân. 2.2. Lịch sử phát triển ngành logistics Việt Nam Trong lịch sử Việt Nam, hai người đầu tiên ứng dụng thành công logistics trong hoạt động quân sự chính là vua Quang Trung – Nguyễn Huệ trong cuộc hành quân thần tốc ra miền Bắc đại phá quân Thanh (1789) và sau đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch giải phóng miền Nam thống nhất đất nước – Trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử (1975). Hoạt động logistics tại Việt Nam thực sự được quan tâm và phát triển từ sau khi đất nước thống nhất, thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế. Cùng với việc tăng cường trao đổi, mua bán hàng hóa với nước ngoài, nhận thức và hiểu biết về vai trò của logistics được tăng lên. Dịch vụ logistics Việt Nam bắt đầu phát triển từ những năm 1990 trên cơ sở của dịch vụ giao nhận vận tải, kho vận. Năm 1993, Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam được chính thức thành lập, là tiền thân của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) sau này. Theo thống kê của VLA, mặc dù quy mô thị trường dịch vụ logistics tuy nhỏ nhưng tốc độ phát triển của ngành logistics ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 đạt khoảng 14% - 16%/năm với quy mô khoảng 40 - 42 tỷ USD/năm. Ngành logistics Việt Nam được đánh giá có triển vọng phát triển. Hiện nay tại Việt Nam tham gia thị trường logistics gồm khoảng 22 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 3.000 doanh nghiệp trong nước như dịch vụ giao nhận vận tải, kho bãi, bốc dỡ, đại lý vận tải, đại lý giao nhận, dịch vụ logistics,… gồm nhiều thành phần khác nhau, chủ yếu tập trung tại khu vực TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, ngoài ra còn khoảng 25 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới kinh doanh dưới nhiều hình thức [1]. Tuy nhiên, các doanh nghiệp logistics Việt Nam còn manh mún, thiếu kinh nghiệm và chuyên nghiệp, phần lớn chỉ cung cấ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Môi trường vĩ mô Ngành logistics Việt Nam Phát triển ngành logistics Môi trường vĩ mô Hoạt động sản xuất kinh doanhTài liệu có liên quan:
-
28 trang 854 2 0
-
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự sẵn sàng thực hiện đấu thầu điện tử thi công xây dựng
16 trang 311 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần Quản trị sản xuất và tác nghiệp
18 trang 212 0 0 -
Báo cáo: Dự án đầu tư xây dựng bãi đỗ xe và showroom ô tô
38 trang 185 0 0 -
Phân tích yếu tố môi trường vi mô của tập đoàn viễn thông quân đội viettel
13 trang 112 0 0 -
Tiểu luận: Sản phẩm sữa Vinamilk
30 trang 109 0 0 -
30 trang 87 0 0
-
114 trang 80 0 0
-
Bài phân tích môi trường Marketing
18 trang 71 0 0 -
1 trang 50 0 0
-
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU SIM ĐÔI CỦA VIETTEL
29 trang 48 0 0 -
2 trang 47 0 0
-
Đề tài: Phân tích môi trường kinh doanh
10 trang 47 0 0 -
Chương 3: Môi trường marketing
33 trang 46 0 0 -
Chuyển đổi số đối với tạp chí khoa học và công nghệ ở Việt Nam
9 trang 45 0 0 -
16 trang 42 0 0
-
Chuyên đề Marketing - Trương Thị Hồng Giang
114 trang 41 0 0 -
85 trang 41 0 0
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 3 - Nguyễn Văn Thụy
21 trang 40 0 0 -
11 trang 39 0 0