Danh mục tài liệu

Tài chính doanh nghiệp - Tìm vốn cho doanh nghiệp (P.2)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 126.63 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu tài chính doanh nghiệp - tìm vốn cho doanh nghiệp (p.2), tài chính - ngân hàng, tài chính doanh nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài chính doanh nghiệp - Tìm vốn cho doanh nghiệp (P.2) Tìm vốn cho doanh nghiệp (P.2) Ngoài vốn vay ngân hàng, doanh nghiệp có thể tìm vốn qua hình thức pháthành cổ phiếu, trái phiếu, mua chịu hàng hóa, đi thuê tài chính hay liên doanh liênkết. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp tại ViệtNam, đóng góp hơn 40% tổng sản phẩm quốc nội, nhưng lại gặp nhiều khó khăntrong việc tiếp cận các kênh huy động vốn chính thức, do quy mô nhỏ, uy tín chưacao. Tuy nhiên, nếu biết gõ đúng cửa, doanh nghiệp vẫn có cách để gỡ bài toánvốn. Phát hành cổ phiếu Thị trường chứng khoán được xem là kênh huy động vốn quan trọng củacác doanh nghiệp. Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2010, theo thống kê của Công tyTruyền thông Tài chính Stox Plus, đã có 38,5% doanh nghiệp niêm yết công bố kếhoạch phát hành cổ phiếu, dự kiến sẽ huy động được 32.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, việc phát hành cổ phiếu ồ ạt đã khiến thị trường chứng khoán bịbội thực nguồn cung. Vì thế, kênh huy động này đã thực sự không còn thu húttrong thời gian gần đây. Mặc dù vậy, với đặc điểm vừa có thể gọi vốn từ cổ đôngvừa có thể chào bán riêng lẻ cho đối tác, công nhân viên chức, việc phát hành cổphiếu vẫn được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Phát hành trái phiếu Trong 6 tháng đầu năm 2010, thị tr ường đã chứng kiến các đợt phát hànhtrái phiếu thành công của nhiều doanh nghiệp như Công ty Cổ phần Long Hậu,Công ty Cổ phần Vincom, Tập đoàn Sông Đà, Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Điều này đã cho thấy sức hấp dẫn của kênh phát hành trái phiếu. Bởi lẽ,doanh nghiệp có thể tránh bị pha loãng cổ phiếu, được hưởng ưu đãi thuế đối vớivốn vay và giảm chi phí sử dụng vốn. Đặc biệt, nếu phát hành trái phiếu chuyểnđổi, doanh nghiệp chỉ phải trả mức lãi suất rất thấp, thậm chí không phải trả lãi(như đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và Tậpđoàn Hòa Phát vào cuối năm 2009). Để đảm bảo cho sự thành công của đợt phát hành, ông Mạc Quang Huy,phụ trách quản lý tài sản và vốn của Ngân hàng Đầu tư Nomura Australia, chorằng, doanh nghiệp phải minh bạch và uy tín. Bởi thế, trong số các doanh nghiệpđã phát hành thành công trái phiếu, có thể thấy đó hoặc là tập đoàn lớn thuộc sởhữu nhà nước hoặc là các công ty niêm yết và có những dự án hấp dẫn. Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại yếu về năng lực quản lý,công nghệ lạc hậu, thiếu nhân lực, vốn ít, lại bị hạn chế trong việc lập dự án,phương án sản xuất, hệ thống sổ sách kế toán thiếu minh bạch. V ì thế, cơ hội tiếpcận kênh huy động vốn này không cao. Đi thuê tài chính Đi thuê tài chính là hoạt động đi vay thông qua việc thu ê mướn máy móc,thiết bị, phương tiện và các tài sản khác nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh. Ở Mỹ,cứ 10 doanh nghiệp thì có đến 8 thuê tài chính vì tính linh hoạt và tiện lợi của hìnhthức này. Khi thuê mướn tài sản, doanh nghiệp tránh đ ược rủi ro do tài sản mất giá.Ngoài ra, khi có nhu cầu thay đổi hoặc nâng cấp tài sản, doanh nghiệp có thể tùycơ ứng biến bằng cách thuê bổ sung hoặc ngừng thuê. Doanh nghiệp chỉ trả chi phícho thời gian sử dụng thiết bị thay vì phải chi trả toàn bộ giá trị thiết bị. Vì thế,việc đi thuê tài chính cho phép doanh nghiệp linh hoạt về vốn, thanh toán, tậndụng được cơ hội kinh doanh và không làm ảnh hưởng tới hạn mức tín dụng củadoanh nghiệp khi đi vay ngân hàng. Doanh nghiệp cũng hưởng được một khoảnlợi về thuế so với việc sở hữu tài sản… Tuy nhiên, ở Việt Nam hình thức này lại chưa phổ biến. Nguyên nhân làgiá cho thuê tài chính (phí khấu hao tài sản, phí bảo hiểm...) còn cao. Ngoài ra,hành lang pháp lý về cho thuê tài chính vẫn chưa hoàn thiện. Mua chịu hàng hóa Đây là hình thức chiếm dụng vốn giữa các doanh nghiệp với nhau thôngqua việc mua chịu hàng hóa và trả chậm. Việc chiếm dụng này có thể phải trả phí(lãi, chiết khấu) hoặc không tùy vào mối quan hệ giữa các bên. Tuy nhiên, khi tậndụng được nguồn vốn này, thay vì ngay lập tức phải thanh toán đủ số tiền muanguyên vật liệu, hàng hóa, doanh nghiệp chỉ cần trả trước một phần. Như vậy,hình thức này cho phép doanh nghiệp sử dụng quỹ tiền mặt của mình cho nhữngmục đích khác hoặc có thể có nguyên vật liệu kịp thời để phục vụ sản xuất kinhdoanh, dù lúc đó chưa đủ vốn. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể chiếm dụng quá lâu một khoản nợ nàođó vì như thế sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp hoặc có thể bị kiện tụng.Vốn chiếm dụng cũng chỉ mang tính tạm thời, giữ a các doanh nghiệp quen biết, cósự tín nhiệm lẫn nhau. Và quy mô tín dụng của hình thức này cũng giới hạn trongkhả năng vốn hàng hóa mà đối tác có. Liên doanh liên kết Doanh nghiệp cũng có thể gọi vốn qua liên doanh liên kết. Đây là hình thứchuy động hiệu quả và phù hợp với mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo quan sát củaông Lê Thẩm Dương, T ...