Axít sulfuric hay axít sulphuric, H2SO4, là một axít vô cơ mạnh. Nó hòa tan trong nước theo bất kỳ tỷ lệ nào. Têngọi cổ của nó là dầu sulfat, được đặt tên bởi nhà giả kim ở thế kỉ thứ 8, Jabir ibn Hayyan sau khi ông phát hiện rachất này. Axít sulfuric có nhiều ứng dụng, và nó được sản xuất với một sản lượng lớn hơn bất kỳ chất hóa học nào,ngoại trừ nước. Sản lượng của thế giới năm 2001 là 165 triệu tấn, với giá trị xấp xỉ 8 tỷ USD. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu: Axít sulfuricAxít sulfuric 1 Axít sulfuric Axít sulfuric Cấu trúc phân tử của axít sulfuric Tổng quan Danh pháp IUPAC Axít sulfuric Tên khác Dầu sulfat, Hiđro sulfat Công thức phân tử H2SO4 Phân tử gam 98,078 g/mol Biểu hiện Dầu trong suốt, không màu, không mùi Số CAS [7664-93-9] Thuộc tính Tỷ trọng và pha 1,84 g/cm3, lỏng Độ hòa tan trong nước Có thể trộn lẫn (tỏa nhiệt!) Điểm nóng chảy 10 °C, 283 K Điểm sôi 338 °C (dung dịch axit 98%) pKa -3,0 1,99 pKb Độ nhớt 26,7 cP ở 20 °C Nguy hiểm MSDS MSDS ngoài Các nguy hiểm chính Ăn mòn mạnh NFPA 704 Điểm bắt lửa Không cháy Rủi ro/An toàn R: 35 S: 26, 30, 45Axít sulfuric 2 Số RTECS WS5600000 Trang dữ liệu bổ sung Cấu trúc & thuộc tính n εr, v.v. Dữ liệu nhiệt động lực Các trạng thái rắn, lỏng, khí Dữ liệu quang phổ UV, IR, NMR, MS Các hợp chất liên quan Các hợp chất tương tự axít selenic axít clohiđric axít nitric Các hợp chất liên quan Hiđrô sulfua axít sulfurơ axít perôxymônôsulfuric axít phốtphoric Ngoại trừ có thông báo khác, các dữ liệu được lấy ở 25°C, 100 kPa Thông tin về sự phủ nhận và tham chiếu Axít sulfuric hay axít sulphuric, H2SO4, là một axít vô cơ mạnh. Nó hòa tan trong nước theo bất kỳ tỷ lệ nào. Tên gọi cổ của nó là dầu sulfat, được đặt tên bởi nhà giả kim ở thế kỉ thứ 8, Jabir ibn Hayyan sau khi ông phát hiện ra chất này. Axít sulfuric có nhiều ứng dụng, và nó được sản xuất với một sản lượng lớn hơn bất kỳ chất hóa học nào, ngoại trừ nước. Sản lượng của thế giới năm 2001 là 165 triệu tấn, với giá trị xấp xỉ 8 tỷ USD. Ứng dụng chủ yếu của nó bao gồm sản xuất phân bón, chế biến quặng, tổng hợp hóa học, xử lý nước thải và tinh chế dầu mỏ. Nhiều prôtêin được tạo thành từ axít amin có chứa sulfua. Các axít này tạo ra axít sulfuric (hay ion sulfat, SO42-) khi chúng được trao đổi trong cơ thể. Trạng thái Axít sulfuric tinh khiết hoàn toàn không được tìm thấy trên Trái Đất, do ái lực rất lớn giữa axít sulfuric và nước. Ngoài ra, axít sulfuric là thành phần của mưa axít, được tạo thành từ điôxít lưu huỳnh trong nước bị ôxi hoá, hay là axít sulfuric bị ôxi hoá. Điôxít lưu huỳnh được sản xuất khi nhiên liệu chứa lưu huỳnh (than đá hoặc dầu) bị đốt cháy. Axít sulfuric được tạo thành trong tự nhiên bởi quá trình ôxi hoá quặng pyrit, ví dụ như quặng pirit sắt. Phân tử ôxy ôxi hoá quặng pirit sắt (FeS2) thành ion sắt (II) hay Fe2+: 2FeS2 + 7O2 + 2H2O → 2Fe2+ + 4SO42- + 4H+ Fe2+ có thể bị ôxi hoá lên Fe3+: 4Fe3+ + O2 + 4H+ → 4 Fe3++ 2H2O và Fe3+ tạo ra có thể kết tủa dưới dạng hiđrôxit. Phương trình tạo thành hiđrôxit là Fe3+ + 3H2O → Fe(OH)3 + 3H+ Ion sắt (III) cũng có thể ôxi hóa pirit. Khi sắt (III) xuất hiện, quá trình có thể trở nên nhanh chóng.Axít sulfuric 3 Axít sulfuric ở ngoài Trái Đất Axít sulfuric được tạo thành ở tầng khí quyển trên cao của sao Kim nhờ quá trình quang hoá của mặt trời lên điôxít cacbon, điôxít lưu huỳnh và hơi nước. Độ dài sóng của tia cực tím nhỏ hơn 169 nm có thể phân tách điôxít cacbon thành mônôxít cacbon và ôxy nguyên tử là một chất rất hoạt động. Khi ôxy nguyên tử phản ứng với điôxít lưu huỳnh trong khí quyển của sao Kim sẽ tạo ra triôxít lưu huỳnh, và chất này có thể hợp thành với hơi nước, cũng là một thành phần trong khí quyển của sao Kim, tạo thành axít sulfuric: CO2 → CO + O SO2 + O → SO3 SO3 + H2O → H2SO4 Ở trên cao, phần có nhiệt độ cao hơn của khí quyển sao Kim, axít sul ...
Tài liệu: Axít sulfuric
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 179.43 KB
Lượt xem: 1
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tài liệu có liên quan:
-
46 trang 108 0 0
-
Đề thi trắc nghiệm côn trùng Đại cuơng
14 trang 56 0 0 -
Đề thi môn Hoá học (Dành cho thí sinh Bổ túc)
3 trang 51 0 0 -
13 trang 47 0 0
-
Bài thuyết trình: Tìm hiểu quy trình sản xuất gelatine từ da cá và ứng dụng gelatine
28 trang 46 0 0 -
Truyện ngụ ngôn Bài học đâu tiên của Gấu con
1 trang 45 0 0 -
16 trang 40 0 0
-
THUYẾT TRÌNH NHÓM SEMINAR KỸ THUẬT AN TOÀN MÔI TRƯỜNG
35 trang 38 0 0 -
Bài giảng: Hoá học Glucid (TS. Phan Hải Nam)
16 trang 36 0 0 -
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (Phần 28)
8 trang 35 0 0