Danh mục tài liệu

Tài liệu bổ sung Sách giáo viên Hoạt động giáo dục Hướng nghiệp lớp 9: Phần 2

Số trang: 45      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.02 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 trình bày những nội dung chính sau: Chuyên đề 2 - Tìm hiểu nghề nghiệp; chuyên đề 3 - Xây dựng kế hoạch nghề nghiệp. Hy vọng rằng, tài liệu này sẽ thực sự hữu ích và hỗ trợ đắc lực cho các cán bộ quản lí và các giáo viên phụ trách hướng nghiệp cấp Trung học cơ sở trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục hướng nghiệp, góp phần tích cực vào việc định hướng nghề nghiệp và phân luồng hợp lí học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu bổ sung Sách giáo viên Hoạt động giáo dục Hướng nghiệp lớp 9: Phần 2Tài Liệu Bổ Sung Sách Giáo Viên Giáo Dục Hướng Nghiệp Lớp 9CHUYÊN ĐỀ 2TÌM HIỂU NGHỀ NGHIỆP(3 tiết)I. MỤC TIÊUSau khi tích cực tham gia chuyên đề 2, học sinh cần phải:– Biết được một số kiến thức về nghề nghiệp, TTrTDLĐ và xu thế phát triển củanghề nghiệp;– Biết cách tìm thông tin về nghề, TTrTDLĐ qua các kênh thông tin khác nhau.Biết được thông tin về một số nghề phổ biến ở địa phương và nghề mà học sinhyêu thích;– Biết được một số ngành học, trường Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) vàtrường nghề đang tuyển sinh học sinh tốt nghiệp THCS;– Bước đầu trình bày được mối tương quan giữa nghề nghiệp, TTrTDLĐ, khảnăng và sở thích của bản thân.II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC– Tranh (nếu không có máy chiếu và máy tính): Vòng nghề nghiệp; Mô hìnhLKHNN;– Cấu trúc bản mô tả nghề; Phiếu phỏng vấn; Bài tập;– Máy chiếu và băng đĩa hình hoặc tranh ảnh giới thiệu nghề nghiệp.III. TIẾN TRÌNHGiới thiệu và nêu mục tiêu của chuyên đề 2. Chú ý liên kết với những nội dunghọc sinh đã tìm hiểu ở chuyên đề 1 khi giới thiệu và nêu mục tiêu của chuyên đề2. Dẫn dắt vào các nội dung chính.1. Nội dung 1. Thế giới nghề nghiệp quanh ta1.1. Mục tiêuHọc sinh biết được:– Tính đa dạng, phong phú của thế giới nghề nghiệp;– Thế nào là việc làm, nghề và mục đích, ý nghĩa của việc tìm hiểu thông tin vềnghề;– Cách tìm thông tin về nghề.56Chuyên Đề 21.2. Cách tiến hành1.2.1. Hoạt động 1.1. Tìm hiểu khái niệm “việc làm” và “nghề”Trước khi giới thiệu lí thuyết về nghề nghiệp, giáo viên khởi động giờ hướngnghiệp bằng cách tổ chức cho học sinh suy nghĩ, trao đổi và làm bài tập nhỏ đểđộng não như sau:Em hãy đánh dấu x vào ôtrước câu trả lời em nghĩ là đúng của 2 câu hỏi sau:1. Một công việc được xem là việc làm khi:Người làm công việc ấy được trả lương;Công việc ấy góp phần xây dựng xã hội;Người làm công việc ấy phải đến một trụ sở nào đó để làm việc.2. Một công việc được coi là công việc tốt, khi:Người làm công việc ấy có cơ hội ăn mặc đẹp, làm việc ở văn phòng sang trọng;Người làm công việc ấy được tăng lương liên tục, được lên chức;Người làm công việc ấy yêu thích công việc của họ;PHẦN 2Người làm công việc ấy được trả lương xứng đáng với công sức, năng lực của họ.Chuyên Đề 2Sau khi gọi một số học sinh trình bày ý kiến của mình, giáo viên khái quát một sốý và nêu: Tuổi lao động hợp pháp ở nước ta bắt đầu từ 15 tuổi11, nghĩa là từ lúc ấy,người lao động có quyền kí hợp đồng lao động và nhận lương cho sức lao độngmà mình bỏ ra. Khi nói đến “nghề”, chúng ta thường liên tưởng ngay đến một việclàm mà người lao động mỗi ngày ăn mặc chỉnh tề, đến một trụ sở/ cơ quan, làmviệc ngày 8 tiếng rồi sau đó quay về nhà nghỉ ngơi. Tuy nhiên, quanh ta có rấtnhiều công việc và nghề hoàn toàn khác với cách hiểu trên.Ví dụ: Ở quán cơm bình dân đầu ngõ nhà bạn, có những người phải thức dậy từ3 giờ sáng để đi chợ, chuẩn bị mọi thứ và dọn hàng ra bán đến tối. Trong quáncơm bình dân ấy có biết bao nhiêu người lao động, từ chạy bàn, rửa chén bát, đếnđầu bếp, chủ quán, v.v. Hoặc, người bán hàng rong đi hết phố này qua phố kiatừ sáng sớm tinh mơ, mời chào rao bán hàng hóa hoặc những sản phẩm do mìnhlàm được. Hay, những người phụ nữ làm nội trợ, chăm sóc gia đình và làm đủ mọicông việc không tên từ sáng đến tối, dù rằng họ không đến công sở, không đượctrả lương, nhưng trên thực tế họ vẫn đang làm việc mỗi ngày, thậm chí một tuầncũng không có ngày nghỉ như những người lao động khác.Trong trường hợp này, người lao động là cả gia đình, từ những em nhỏ phụ việclặt vặt đến cha, mẹ, là những người đi bán hàng rong hoặc những người ở nhà làmcông việc nội trợ. Tất cả những công việc kể trên được gọi chung là việc làm.11Điều 3 – Luật Lao động, ban hành năm 2012.57Tài Liệu Bổ Sung Sách Giáo Viên Giáo Dục Hướng Nghiệp Lớp 9Vậy, việc làm là gì? Nghề là gì?Giáo viên thuyết trình, giảng giải: Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhậpmà không bị pháp luật cấm12. Nói cách khác: Mọi hoạt động tạo ra thu nhập,không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.Việc làm được thể hiện dưới 3 hình thức:– Công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho công việc đó (ví dụ:công chức nhà nước, nhân viên các công ty nhà nước, liên doanh, tư nhân...);– Làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có quyền sử dụng hoặcquyền sở hữu một phần hay toàn bộ tư liệu sản xuất để tiến hành công việc đó(ví dụ: chủ doanh nghiệp, chủ trang trại…);– Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao bằngtiền lương, tiền công cho công việc đó (ví dụ: sản xuất nông nghiệp, nội trợ…).Việc làm được thể hiện trong hoạt động nghề nghiệp theo từng lĩnh vực chuyênmôn. Theo từ điển tiếng Việt, nghề là công việc chuyên làm theo sự phân cônglao động của xã hội. Nói một cách cụ thể hơn, nghề chính là việc làm lao động tríóc hoặc tay chân hoặc kết hợp cả lao động ...

Tài liệu có liên quan: