
Tài liệu học tập Triết học Mác – Lênin: Phần 2
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu học tập Triết học Mác – Lênin: Phần 2 Ch ng 3. Ch ngh a duy v t l ch s Chương 3 CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ I. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội 1. Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và pháttriển xã hội a. Khái niệm sản xuất và sản xuất vật chất - Sản xuất là hoạt động không ngừng sáng tạo ra giá trịvật chất và tinh thần nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tồntại và phát triển của con người. Quá trình sản xuất diễn ratrong xã hội loài người chính là sự sản xuất xã hội - sảnxuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực. - Sự sản xuất xã hội, tức là sản xuất và tái sản xuất rađời sống hiện thực, bao gồm ba phương diện không tách rờinhau là sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất rabản thân con người. + Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng côngcụ lao động tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào tự nhiên,cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên để tạo ra củacải xã hội, nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển củacon người. 101TÀI LI U H C T P TRI#T H C MÁC - LÊNIN + Sản xuất tinh thần là hoạt động sáng tạo ra các giá trịtinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển củacon người và xã hội. + Sự sản xuất ra bản thân con người ở phạm vi cánhân, gia đình là việc sinh đẻ và nuôi dạy con cái để duy trìnòi giống. b. Vai trò của sản xuất vật chất - Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triểnxã hội loài người. Sản xuất vật chất là tiền đề trực tiếp tạora “tư liệu sinh hoạt của con người” nhằm duy trì sự tồn tạivà phát triển của con người nói chung cũng như từng cá thểngười nói riêng. - Sản xuất vật chất là tiền đề của mọi hoạt động lịch sửcủa con người. Sản xuất vật chất là cơ sở hình thành nênquan hệ kinh tế - vật chất giữa người với người, từ đó hìnhthành nên các quan hệ xã hội khác - quan hệ giữa người vớingười về chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo,... - Sản xuất vật chất là điều kiện chủ yếu sáng tạo ra bảnthân con người. Nhờ hoạt động sản xuất vật chất mà conngười hình thành nên ngôn ngữ, nhận thức, tư duy, tìnhcảm, đạo đức. Như vậy, nhờ lao động sản xuất mà con người vừa táchkhỏi tự nhiên, vừa hòa nhập với tự nhiên, cải tạo tự nhiên,sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần, đồng thời sángtạo ra chính bản thân con người. 102 Ch ng 3. Ch ngh a duy v t l ch s c. Ý nghĩa phương pháp luận của sản xuất vật chất Để nhận thức và cải tạo xã hội, phải xuất phát từ đờisống sản xuất, từ nền sản xuất vật chất xã hội. Xét đếncùng, không thể dùng tinh thần để giải thích đời sống tinhthần; để phát triển xã hội phải bắt đầu từ phát triển đời sốngkinh tế - vật chất. 2. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệsản xuất a. Phương thức sản xuất Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiệnđồng thời sự tác động giữa con người với tự nhiên và sự tácđộng giữa người với người để sáng tạo ra của cải vật chấtphục vụ nhu cầu con người và xã hội ở những giai đoạnlịch sử nhất định. Phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượngsản xuất với một trình độ nhất định và quan hệ sản xuấttương ứng. * Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao độngvới tư liệu sản xuất, tạo ra sức sản xuất và năng lực thựctiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiêntheo nhu cầu nhất định của con người và xã hội. - Người lao động là con người có tri thức, kinh nghiệm,kỹ năng lao động và năng lực sáng tạo nhất định trong quátrình sản xuất của xã hội. Người lao động là chủ thể sáng tạo,đồng thời là chủ thể tiêu dùng mọi của cải vật chất xã hội.Đây là nguồn lực cơ bản, vô tận và đặc biệt của sản xuất. 103TÀI LI U H C T P TRI#T H C MÁC - LÊNIN - Tư liệu sản xuất là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chứcsản xuất, bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động. + Đối tượng lao động là những yếu tố vật chất của sảnxuất mà lao động con người dùng tư liệu lao động tác độnglên, nhằm biến đổi chúng cho phù hợp với mục đích sửdụng của con người. + Tư liệu lao động là những yếu tố vật chất của sản xuấtmà con người dựa vào đó để tác động lên đối tượng laođộng nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm đápứng yêu cầu sản xuất của con người. Tư liệu lao động gồmcông cụ lao động và phương tiện lao động: Phương tiện lao động là những yếu tố vật chất của sảnxuất, cùng với công cụ lao động mà con người sử dụng để tácđộng lên đối tượng lao động trong quá trình sản xuất vật chất. Công cụ lao động là những phương tiện vật chất mà conngười trực tiếp sử dụng để tác động vào đối tượng lao độngnhằm biến đổi chúng để tạo ra của cải vật chất phục vụ nhucầu con người và xã hội. Công cụ lao động giữ vai tròquyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.Công cụ lao động là yếu tố độc nhất, cách mạng nhất tronglực lượng sản xuất, là nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổikinh tế xã hội trong lịch sử; là thước đo trình độ tác động,cải biến tự nhiên của con người và tiêu chuẩn để phân biệtcác thời đại kinh tế khác nhau. Đặc trưng chủ yếu của lực lượng sản xuất là mối quanhệ giữa người lao động và công cụ lao động. Trong lực 104 Ch ng 3. Ch ngh a duy v t l ch slượng sản xuất, người lao động là nhân tố hàng đầu giữ vaitrò quyết định, vì người lao động là chủ thể sáng tạo và sửdụng công cụ lao động. Người lao động là nguồn gốc củamọi sáng tạo trong sản xuất vật chất, nguồn gốc của sự pháttriển sản xuất. Sự phát triển của lực lượng sản xuất là phát triển ở cảtính chất và trình độ. Tính chất của lực lượng sản xuất nóilên tính chất cá nhân hoặc tính chất xã hội hóa trong việc sửdụng tư liệu sản xuất. Trình độ của lực lượng sản xuất là sựphát triển của người lao động và công cụ lao động. Trình độ của lực lượng s ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài liệu học tập Triết học Mác-Lênin Triết học Mác-Lênin Đấu tranh giai cấp Triết học về con người Ý thức xã hội Cách mạng xã hộiTài liệu có liên quan:
-
Sử dụng phương pháp WebQuest trong dạy học học phần Triết học Mác-Lênin
4 trang 262 0 0 -
2 trang 209 0 0
-
Bài giảng Triết học Mác - Lênin - Chương 3: Chủ nghĩa duy vật lịch sử (2022)
44 trang 166 0 0 -
20 trang 142 0 0
-
2 trang 121 0 0
-
Bài thuyết trình Triết học: Ý thức xã hội
23 trang 119 0 0 -
Tiểu luận: Triết học Mac Lênin về con người - Nguyễn Minh Lợi
27 trang 111 0 0 -
12 trang 110 0 0
-
Đề cương bài giảng Triết học dành cho cao học và sau đại học không chuyên ngành Triết học
146 trang 94 0 0 -
Giáo trình Triết học Mác-Lênin: Phần 2
110 trang 92 2 0 -
Giáo trình Triết học Mác-Lênin (Tái bản lần thứ nhất): Phần 2
261 trang 85 0 0 -
Giáo trình Triết học Mác-Lênin: Phần 1
139 trang 74 2 0 -
Bài giảng Triết học Mác - Lênin - Chương 3: Chủ nghĩa duy vật lịch sử
106 trang 70 0 0 -
Bài giảng môn Triết học: Chương 8 - Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM
20 trang 58 0 0 -
Vấn đề triết học về con người và con người trong quá trình đổi mới hiện nay
16 trang 57 0 0 -
Đề thi và Đáp án môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - ĐH SPKT TP.HCM
4 trang 56 0 0 -
Giáo trình Triết học Mác-Lênin: Phần 2 (năm 2013)
335 trang 51 0 0 -
Tiểu luận đề tài : Đấu tranh giai cấp
14 trang 46 0 0 -
Giáo trình Triết học Mác-Lênin - PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn
147 trang 45 0 0 -
116 trang 44 0 0