Tham khảo bài viết tài liệu sinh 10: những cơ thể sống chưa có cấu tạo tế bào, tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÀI LIỆU SINH 10: NHỮNG CƠ THỂ SỐNG CHƯA CÓ CẤU TẠO TẾ BÀO TÀI LIỆU SINH 10: NHỮNG CƠ THỂ SỐNG CHƯA CÓ CẤU TẠO TẾ BÀO Thuộc nhóm này, có virut và thể ăn khuẩn, là các cơ thể sống chưa cócấu tạo tế bào (còn gọi là cơ thể trước tế bào). Tuy nhiên chúng vẫn cónhững đặc trưng cơ bản của cơ thể sống.1. Virut. Virut được D.I Ivanôpski phát hiện lần đầu tiên vào năm 1892, khinghiên cứu nguyên nhân gây bệnh khảm thuốc lá.Virut chỉ có thể sốngvà sinh sản được trong tế bào của các sinh vật (kể cả con người). Chúnggây ra nhiều bệnh hiểm nghèo, tác hại lớn đến sức khoẻ của con người.Như các bệnh cúm, sởi, đậu mùa, bại liệt ở trẻ em, bệnh dại, bệnhAIDS... Virut cũng gây thiệt hại lớn trong nông nghiệp như gây bệnh tảở lợn; bệnh lở mồm, long móng ở trâu, bò; bệnh xoăn lá ở cà chua; bệnhvàng lụi ở lúa... Virut có kích thước rất nhỏ, từ vài chục đến vài trăm nanômet (nm)(1nm=10-6mm). Ví dụ, virut khảm thuốc lá dài 30nm, virut bệnh đậumùa là 125 – 200 nm, do đó phải dùng kính hiển vi điện tử với độ phóngđại từ 10 vạn đến 1 triệu lần mới thấy được. Virut có dạng hình que (đa số cácvirut gây bệnh cho cây), hình cầu(virut gây bệnh đậu mùa) Cấu tạo cơ thể virut rất đơn giản, thường chỉ gồm một phân tử axitnuclêic (là axit đeôxiribônuclêic (ADN) hoặc axit ribônuclêic (ARN)) vàmột vỏ bọc prôtêin. Mỗi loại virut chỉ mang một trong hai loại axitnuclêic trên. Ví dụ, ở virut đậu mùa là ADN, còn ở virut gây bệnh cúmlà ARN. Virut gây bệnh ở người va` động vật thì có cả loại mang ADNvà cả loại mang ARN. Mỗi loại virut chỉ kí sinh trong một cơ thể nhất định. Chúng sống trongtế bào vật chủ, sinh sản và phát triển, cuối cùng phá huỷ tế bào đó.2. Thể ăn khuẩn. Ngoài các virut kí sinh trên động vật và thực vật, người ta còn pháthiện ra các virut kí sinh trong tế bào vi khuẩn. Chúng có tên chung là thểăn khuẩn. Thể ăn khuẩn cũng như mọi virut khác thường bắt đầu xâm nhập cơthể vật chủ bằng cách bám trên màng tế bào vật chủ, tiết enzim để hoàtan màng rồi tiêm nhân (phân tử ADN) vào trong tế bào, để vỏ lại bênngoài. Vào tế bào vi khuẩn, axit nuclêic của thể ăn khuẩn sinh sản rất nhanh,còn chính vi khuẩn thì sinh tổng hợp ra vỏ prôtêin bao ngoài axit nuclêictừ nguyên liệu của tế bào vật chủ, cho đến lúc nó bị phá huỷ hoàn toàn.Khi đó các thể ăn khuẩn thoát ra ngoài và lại tiếp tục xâm nhập vào cácvi khuẩn khác. Mỗi loại thể ăn khuẩn thường chỉ kí sinh trong một loạivi khuẩn nhất định. Do cấu tạo cơ thể rất đơn giản và sinh sản rất nhanh nên virut và thể ănkhuẩn được dùng làm một đối tượng để nghiên cứu sự sống (di truyền,sinh tổng hợp prôtêin, lai ghép gen...).CÁC CƠ THỂ ĐƠN BÀO Đây là những cơ thể chỉ cấu tạo bằng một tế bào như vi khuẩn, tảo đơnbào và nguyên sinh vật. Vì kích thước cơ thể rất nhỏ nên chúng được gọichung là vi sinh vật.1. Vi khuẩn Vi khuẩn là những cơ thể đơn bào nhỏ nhất, trung bình từ 1 đến 5micrômet (m) (1m=10-3mm). Vi khuẩn rất đa dạng: hình que (trựckhuẩn), hình cầu (cầu khuẩn), hình xoắn (xoắn khuẩn). Cấu tạo cơ thể của chúng rất đơn giản, chỉ gồm chất nguyên sinh vàmàng, chưa có nhân rõ rệt. ADN tập trung ở phần giữa tế bào và chưa cómàng ngăn cách với phần tế bào chất ở xung quanh. Đa số vi khuẩn kí sinh gây bệnh cho thực vật, động vật và người. Vídụ, trực khuẩn gây bệnh bạch hầu, bệnh thương hàn, bệnh lao; cầukhuẩn gây bệnh lậu; xoắn khuẩn gây bệnh giang mai, bệnh tả... Một sốhoại sinh, một số có khả năng tự tổng hợp lấy các chất hữu cơ để sốngnhờ năng lượng của quá trình phân giải các chất ở môi trường xungquanh, hoặc sử dụng năng lượng của ánh sáng mặt trời do chúng có mộtchất tượng tự diệp lục ở cây xanh. Vi khuẩn sinh sản rất nhanh, khoảng 20 phút lại phân chia một lần theokiểu trực phân. Với tốc độ đó, sau 6 giờ, từ 1 vi khuẩn sẽ cho 250000 vikhuẩn mới trong những điều kiện thuận lợi về nhiệt độ va` độ ẩm.2. Vi khuẩn lam. Vi khuẩn lam, cũng như vi khuẩn là loại chưa có nhân rõ rệt nên đượcxếp cùng với vi khuẩn vào nhóm có nhân nguyên thuỷ. Vi khuẩn lam lànhóm sinh vật nguyên thuỷ nhất có chứa diệp lục. Ở chúng, chất diệp lụckhông tập trung trong lục lạp mà tồn tại dưới dạng những hạt nhỏ nằmrải rác trong tế bào chất.3. Tảo đơn bào. Một số tảo đơn bào như tảo lục, tảo vỏ đã có nhân rõ ràng. Nhờ códiệp lục mà tảo có khả năng tự tổng hợp các chất hữu cơ để sống do sửdụng được năng lượng của ánh sáng mặt trời.4. Động vật nguyên sinh. Các động vật nguyên sinh có hình dạng và kích thước rất khác nhau;tuy cơ thể cũng chỉ cấu tạo bằng một tế bào nhưng chúng có tổ chức cơthể phức tạp hơn. Trong tế bào, ngoài nhân còn có nhiều bào quan nằmtrong tế bào chất, giữ những nhiệm vụ khác nhau, bảo đảm sự tiêu hoá,bài tiết và vận động. Đa số các động vật nguyên sinh sống tự do, chỉ có một số ít kí sinh vàgây bệnh. Gặp điều kiện thuận lợi, các động vật nguyên sinh sinh sản và pháttriển rất nhanh. Chúng sinh sản chủ yếu bằng cách phân đôi (trực phân).Khi gặp những điều kiện không thuận lợi về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm...,chúng kết thành bào xác, tạm thời ngừng hoạt động. Khi gặp điều kiệnthuận lợi, bào xác vỡ ra và chúng trở lại hoạt động bình thường. ...
TÀI LIỆU SINH 10: NHỮNG CƠ THỂ SỐNG CHƯA CÓ CẤU TẠO TẾ BÀO
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 171.56 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo án sinh học 10 tài liệu sinh 10 sinh học lớp 10 tài liệu sinh THPT tài liệu giáo án sinh 10Tài liệu có liên quan:
-
GIỚI KHỞI SINH, GIỚI NGUYÊN SINH, GIỚI NẤM
6 trang 101 0 0 -
10 trang 33 0 0
-
55 trang 31 0 0
-
Giáo án Sinh học 10 năm học 2020-2021
114 trang 27 0 0 -
Giáo án Sinh học lớp 10 (cả năm)
135 trang 27 0 0 -
Sinh học 10 - Tiết 14 (bài 15) TẾ BÀO NHÂN THỰC (tiếp theo)
13 trang 25 0 0 -
THỰC HÀNH : NHÂN GIỐNG GIÂM, CHIẾT, GHÉP Ở THỰC VẬT
7 trang 25 0 0 -
7 trang 25 0 0
-
BÀI 8: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT
17 trang 24 0 0 -
Giáo án Sinh Học lớp 10: AXIT NUCLÊIC
9 trang 24 0 0