Tài liệu tập huấn Bộ luật Dân sự năm 2015
Số trang: 30
Loại file: pdf
Dung lượng: 339.26 KB
Lượt xem: 33
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ngày 24/11/2015, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 (sau đây viết tắt là BLDS năm 2015). Ngày 08/12/2015, Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Lệnh số 20/2015/L-CTN về việc công bố BLDS. Bộ luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, thay thế Bộ luật dân sự số 33/2005/QH1. Tài liệu này cung cấp những kiến thức cần thiết về Bộ luật Dân sự năm 2015, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu tập huấn Bộ luật Dân sự năm 2015 VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO * TÀI LIỆU TẬP HUẤN BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 Hà Nội, tháng 4 năm 2016 1 * Lãnh đạo VKSNDTC duyệt tài liệu: Đ/c Nguyễn Thị Thủy Khiêm, Phó Viện trưởng VKSNDTC * Đơn vị chủ trì biên soạn tài liệu: Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, VKSNDTC; *Thành viên tham gia biên soạn tài liệu: - Hoàng Thị Quỳnh Chi – Phó Vụ trưởng Vụ 5, Kiểm sát viên cao cấp; Tổ trưởng. - Nguyễn Như Hùng - Tổng biên tập Tạp chí kiểm sát, Kiểm tra viên cao cấp. - Vũ Thị Hồng Vân – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học kiểm sát Hà Nội. 2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 20151 (Tài liệu tập huấn trong ngành Kiểm sát nhân dân) Ngày 24/11/2015, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 (sau đây viết tắt là BLDS năm 2015). Ngày 08/12/2015, Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Lệnh số 20/2015/L-CTN về việc công bố BLDS. Bộ luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, thay thế Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 (sau đây viết tắt là BLDS năm 2005).2 I. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 20153 1. Mục tiêu Xây dựng BLDS thực sự trở thành luật chung của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm giữa các bên tham gia; ghi nhận và bảo vệ tốt hơn các quyền của cá nhân, pháp nhân trong giao lưu dân sự; góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành. 2. Quan điểm chỉ đạo Một là, thể chế hóa đầy đủ, đồng thời tăng cường các biện pháp để công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực của đời sống dân sự, cũng như những tư tưởng, nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa về quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, quyền bình đẳng giữa các chủ thể thuộc mọi hình thức sở hữu và thành phần kinh tế đã được ghi nhận trong trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết số 48-NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW và đặc biệt là trong Hiến pháp năm 2013. Hai là, sửa đổi, bổ sung các quy định còn bất cập, hạn chế trong thực tiễn thi hành để bảo đảm Bộ luật dân sự thực sự phát huy được ba vai trò cơ bản là: 1 Tài liệu này do các Báo cáo viên của VKSND tối cao biên soạn trên cơ sở các tài liệu của Ban soạn thảo, bài thuyết trình của các chuyên gia đã tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự án Bộ luật dân sự (sửa đổi), được Lãnh đạo VKSND tối cao phê duyệt để tập huấn, triển khai thi hành BLDS năm 2015 trong ngành Kiểm sát nhân dân. 2 Bộ luật dân sự năm 1995 (được Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/1996); Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 (được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006; Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 (được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24/11/2015, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017). 3 Theo Tờ trình Quốc hội số 390/TTr-CP ngày 12/10/2014 của Chính phủ về dự án Bộ luật dân sự (sửa đổi) 3 (1) Tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu để công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của các các cá nhân, pháp nhân, đặc biệt là trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của bên yếu thế, bên thiện chí trong quan hệ dân sự; hạn chế đến mức tối đa sự can thiệp của cơ quan công quyền vào việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ dân sự; (2) Tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực xã hội, bảo đảm sự thông thoáng, ổn định trong giao lưu dân sự, góp phần phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; (3) Là công cụ pháp lý hữu hiệu để thúc đẩy sự hình thành và phát triển các thiết chế dân chủ trong xã hội, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Ba là, xây dựng Bộ luật dân sự thành Bộ luật nền, có vị trí, vai trò là luật chung của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm; có tính khái quát, tính dự báo và tính khả thi để một mặt, bảo đảm tính ổn định của Bộ luật, mặt khác, đáp ứng được kịp thời sự phát triển thường xuyên, liên tục của các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự; Bốn là, bảo đảm tính kế thừa và phát triển các quy định còn phù hợp với thực tiễn của pháp luật dân sự, cũng như các giá trị văn hóa, tập quán, truyền thống đạo đức tốt đẹp của Việt Nam; có sự tham khảo kinh nghiệm xây dựng Bộ luật dân sự của một số nước, nhất là các nước có truyền thống pháp luật tương đồng với Việt Nam. II. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 Bộ luật có 6 phần, 27 chương với 689 điều, bao gồm: Phần thứ nhất “Quy định chung” (kết cấu gồm 10 chương, 157 điều, từ Điều 1 đến Điều 157) quy định về phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, mối quan hệ giữa BLDS với luật khác có liên quan và điều ước quốc tế, cơ chế pháp lý giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp không có quy định của pháp luật, xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự, địa vị pháp lý của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, tài sản, giao dịch dân sự, đại diện, thời hạn và thời hiệu. Phần thứ hai “Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản” (kết cấu gồm 4 chương, 116 điều, từ Điều 158 đến Điều 273), quy định về nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, bảo vệ và giới hạn quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chiếm hữu, quyền sở hữu, quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt. Phần thứ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu tập huấn Bộ luật Dân sự năm 2015 VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO * TÀI LIỆU TẬP HUẤN BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 Hà Nội, tháng 4 năm 2016 1 * Lãnh đạo VKSNDTC duyệt tài liệu: Đ/c Nguyễn Thị Thủy Khiêm, Phó Viện trưởng VKSNDTC * Đơn vị chủ trì biên soạn tài liệu: Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, VKSNDTC; *Thành viên tham gia biên soạn tài liệu: - Hoàng Thị Quỳnh Chi – Phó Vụ trưởng Vụ 5, Kiểm sát viên cao cấp; Tổ trưởng. - Nguyễn Như Hùng - Tổng biên tập Tạp chí kiểm sát, Kiểm tra viên cao cấp. - Vũ Thị Hồng Vân – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học kiểm sát Hà Nội. 2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 20151 (Tài liệu tập huấn trong ngành Kiểm sát nhân dân) Ngày 24/11/2015, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 (sau đây viết tắt là BLDS năm 2015). Ngày 08/12/2015, Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Lệnh số 20/2015/L-CTN về việc công bố BLDS. Bộ luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, thay thế Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 (sau đây viết tắt là BLDS năm 2005).2 I. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 20153 1. Mục tiêu Xây dựng BLDS thực sự trở thành luật chung của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm giữa các bên tham gia; ghi nhận và bảo vệ tốt hơn các quyền của cá nhân, pháp nhân trong giao lưu dân sự; góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành. 2. Quan điểm chỉ đạo Một là, thể chế hóa đầy đủ, đồng thời tăng cường các biện pháp để công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực của đời sống dân sự, cũng như những tư tưởng, nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa về quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, quyền bình đẳng giữa các chủ thể thuộc mọi hình thức sở hữu và thành phần kinh tế đã được ghi nhận trong trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết số 48-NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW và đặc biệt là trong Hiến pháp năm 2013. Hai là, sửa đổi, bổ sung các quy định còn bất cập, hạn chế trong thực tiễn thi hành để bảo đảm Bộ luật dân sự thực sự phát huy được ba vai trò cơ bản là: 1 Tài liệu này do các Báo cáo viên của VKSND tối cao biên soạn trên cơ sở các tài liệu của Ban soạn thảo, bài thuyết trình của các chuyên gia đã tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự án Bộ luật dân sự (sửa đổi), được Lãnh đạo VKSND tối cao phê duyệt để tập huấn, triển khai thi hành BLDS năm 2015 trong ngành Kiểm sát nhân dân. 2 Bộ luật dân sự năm 1995 (được Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/1996); Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 (được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006; Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 (được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24/11/2015, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017). 3 Theo Tờ trình Quốc hội số 390/TTr-CP ngày 12/10/2014 của Chính phủ về dự án Bộ luật dân sự (sửa đổi) 3 (1) Tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu để công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của các các cá nhân, pháp nhân, đặc biệt là trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của bên yếu thế, bên thiện chí trong quan hệ dân sự; hạn chế đến mức tối đa sự can thiệp của cơ quan công quyền vào việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ dân sự; (2) Tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực xã hội, bảo đảm sự thông thoáng, ổn định trong giao lưu dân sự, góp phần phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; (3) Là công cụ pháp lý hữu hiệu để thúc đẩy sự hình thành và phát triển các thiết chế dân chủ trong xã hội, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Ba là, xây dựng Bộ luật dân sự thành Bộ luật nền, có vị trí, vai trò là luật chung của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm; có tính khái quát, tính dự báo và tính khả thi để một mặt, bảo đảm tính ổn định của Bộ luật, mặt khác, đáp ứng được kịp thời sự phát triển thường xuyên, liên tục của các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự; Bốn là, bảo đảm tính kế thừa và phát triển các quy định còn phù hợp với thực tiễn của pháp luật dân sự, cũng như các giá trị văn hóa, tập quán, truyền thống đạo đức tốt đẹp của Việt Nam; có sự tham khảo kinh nghiệm xây dựng Bộ luật dân sự của một số nước, nhất là các nước có truyền thống pháp luật tương đồng với Việt Nam. II. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 Bộ luật có 6 phần, 27 chương với 689 điều, bao gồm: Phần thứ nhất “Quy định chung” (kết cấu gồm 10 chương, 157 điều, từ Điều 1 đến Điều 157) quy định về phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, mối quan hệ giữa BLDS với luật khác có liên quan và điều ước quốc tế, cơ chế pháp lý giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp không có quy định của pháp luật, xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự, địa vị pháp lý của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, tài sản, giao dịch dân sự, đại diện, thời hạn và thời hiệu. Phần thứ hai “Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản” (kết cấu gồm 4 chương, 116 điều, từ Điều 158 đến Điều 273), quy định về nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, bảo vệ và giới hạn quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chiếm hữu, quyền sở hữu, quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt. Phần thứ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bộ luật Dân sự năm 2015 Bộ luật Dân sự Tài liệu tập huấn Xây dựng bộ luật Dân sự năm 2015 Bảo vệ quyền dân sựTài liệu có liên quan:
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 337 0 0 -
Tổng hợp các vấn đề về Luật Dân sự
113 trang 327 0 0 -
Mẫu Giấy ủy quyền dành cho công ty
3 trang 280 0 0 -
208 trang 241 0 0
-
Một số vấn đề liên quan đến chủ thể là tổ chức không có tư cách pháp nhân
9 trang 217 0 0 -
5 trang 181 0 0
-
Hình thức của di chúc trong pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời kỳ
7 trang 164 0 0 -
Tìm hiểu về pháp luật dân sự và thực tiễn xét xử: Phần 2
286 trang 132 0 0 -
Tìm hiểu về pháp luật dân sự và thực tiễn xét xử: Phần 1
268 trang 114 0 0 -
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định của bộ Luật Dân sự năm 2005
4 trang 86 0 0