Danh mục tài liệu

Tài liệu: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 207.88 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

. Đại cương Đau vùng cổ vai là bệnh lý khá phổ biến, bệnh do nhiều nguyên nhân, thường xảy ra ở người lớn, đặc biệt từ trên 40 tuổi, làm ảnh hưởng nhiều đến năng xuất lao động xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổThoát vị đĩa đệm cột sống cổ1. Đại cươngĐau vùng cổ vai là bệnh lý khá phổ biến, bệnh do nhiều nguyên nhân,thường xảy ra ở người lớn, đặc biệt từ trên 40 tuổi, làm ảnh hưởng nhiều đếnnăng xuất lao động xã hội. Theo Kramer Jurgen, tỷ lệ mắc bệnh đĩa đệm cộtsống cổ chiếm 36,1%, đứng thứ hai sau bệnh lý đĩa đệm cột sống thắt lưng.Ở các trung tâm chuyên khoa thần kinh, chứng đau vùng cổ vai chiếm tới18,2% của cơ cấu mặt bệnh điều trị nội trú. Tại các phòng khám đa khoa, tỷlệ bệnh nhân đau cổ – vai đến khám khoảng 28 – 35%. Hồ Hữu Lương và cscho thấy tỷ lệ bệnh nhân đau cổ – vai – cánh tay điều trị tại khoa Thần kinh– Bệnh viện 103 trong 10 năm từ 1990 – 1999 chiếm 23,1%. Vì vậy, nghiêncứu tìm hiểu nguyên nhân các chứng bệnh đau cổ – vai, đồng thời điều trị vàdự phòng các chứng bệnh này là một yêu cầu cấp thiết đối với đời sống xãhội, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều chuyên ngành nội, ngoại khoa, điều trị lýliệu, phục hồi chức năng.1.1. Nhắc lại sơ lược giải phẫu, sinh lý cột sống cổ:Cột sống có 32 – 33 đốt, trong đó 7 đốt sống cổ từ C1 – C7, đốt C1 còn gọi làđốt đội, đốt C2 còn gọi là đốt trục. Cột sống cổ có đường cong ưỡn ra trước.Thân đốt sống có đường kính ngang lớn hơn đường kính trước – sau, ở mặttrên có hai mỏm móc hay gọi là “mấu bán nguyệt”, cuống sống tròn và dày,mỏm ngang có lỗ ngang cho động mạch đốt sống đi qua, từ C2. Gai sốngtách làm hai củ dài dần từ C2 – C7. Lỗ đốt sống to dần từ C1 – C5, nhỏ dần từC6 và C7.Giữa hai đốt sống từ C2 trở xuống có các đĩa đệm gian đốt sống, các đĩa đệmnày dày ở phía trước, mỏng ở phía sau, tạo nên đường cong ưỡn ra trước.Mỗi đĩa đệm được cấu tạo bởi các vòng sợi collagen và nhân nhầy có chiềucao 3mm bằng 2/5 chiều cao thân đốt sống1.2. Đĩa đệm cột sống cổ* Đĩa đệm cột sống cổ là bộ phận chính để liên kết các đốt sống. Đĩa đệmđược cấu tạo bởi: nhân nhầy, vòng sợi, mâm sụn.- Nhân nhầy nằm ở khoảng nối 1/3 giữa với 1/3 trước (nằm ở phía trước hơnso với đoạn thắt lưng).- Vòng sợi: ở phía sau cũng dày hơn phía trước do đó hạn chế lồi hoặc thoátvị đĩa đệm (TVĐĐ) vào ống sống.- Mâm sụn: thuộc về thân đốt sống nhưng có liên quan với đĩa đệm. Mâmsụn gắn chặt vào tấm cùng của thân đốt sống bằng một lớp canxi có nhiều lỗnhỏ có tác dụng dinh dưỡng cho đĩa đệm (theo kiểu khuyếch tán) và bảo vệxương khỏi bị nhân nhầy ép vào, bảo vệ đĩa đệm khỏi bị nhiễm khuẩn từxương đi tới.Đĩa đệm bình thường không hiện hình trên phim X.quang thường (trừ khi bịvôi hoá).Chiều cao đĩa đệm được xác định bằng khoảng cách giữa hai thân đốt sống.Bình thường tỷ lệ chiều cao đĩa đệm so với thân đốt sống là 1/6 – 1/4.Nhân nhầy có sự di chuyển khi cột sống cử động. Trong động tác gấp người,nhân nhầy chuyển động về phía sau, đĩa đệm hẹp lại ở phía trước. Trong tưthế nghiêng phải, nghiêng trái, đĩa đệm cũng di chuyển theo hướng ngượclại. Biến đổi trên dây xảy ra trên toàn bộ đoạn cột sống có tham gia động tác.Trường hợp TVĐĐ, có thể thấy khe đĩa đệm có “góc mở chọn lọc” ở một vịtrí nhất định (trong khi các khe đĩa đệm khép lại thì đĩa đệm bị thoát vị lại cógóc mở).* Thần kinh và mạch máu của đĩa đệm rất nghèo nàn- Thần kinh: đĩa đệm được các nhánh màng tủy (ramus meningeus) phân bốcảm giác (do V.Luschka phát hiện năm 1850) và được gọi là dây thần kinhquặt ngược Luschka. Nhánh màng tủy là một nhánh ngọn của dây thần kinhtuỷ sống đi từ hạch sống, sau khi đã tiếp nhận những sợi giao cảm của chuỗihạch giao cảm cạnh sống, trở lại chui qua lỗ tiếp hợp, uốn theo cung sau vàođường giữa, nằm sau dây chằng dọc sau rồi phân bố các nhánh cảm giác chodây chằng dọc sau, màng cứng và những lớp ngoài cùng của vòng sợi đĩađệm, bao khớp đốt sống, cốt mạc đốt sống bằng những sợi ly tâm và giaocảm.Những thành phần có phân bố thần kinh cảm giác chịu kích thích cơ học làdây chằng dọc sau, bao khớp đốt sống và bản thân dây thần kinh tủy sống.- Mạch máu của đĩa đệm: chủ yếu có ở xung quanh vòng sợi (trong nhânnhầy không có mạch máu). Đĩa đệm được nuôi dưỡng chủ yếu bằng khuyếchtán (theo Schmorl, 1932), các chất liệu chuyển hoá được chuyển từ khoangtủy của thân đốt sống qua các lỗ sàng của bề mặt thân đốt và lớp canxi dướimâm sụn để bảo đảm dinh dưỡng cho khoang gian đốt sống.Những sợi và tổ chức liên kết của đĩa đệm chỉ được nuôi dưỡng bằng mạchmáu tới lúc 2 tuổi sau đó các mạch máu trong khoang gian đốt biến đi khicon người chuyển sang hoạt động ở tư thế đứng thẳng. Do nuôi dưỡng kémnên quá trình thoái hoá đĩa đệm xuất hiện sớm.2. Bệnh căn, bệnh sinh thoát vị đĩa đệmVề cơ chế bệnh sinh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (TVĐĐ/CSC) có thể kháiquát như sau:+ Đĩa đệm bị thoát hoá do hai quá trình:- Quá trình thoái hoá sinh học (THSH) theo tuổi (lão hoá) và do đĩa đệmCSC phải chịu áp lực trọng tải của đầu.- Thoái hoá bệnh lý (THBL) do nhiều yếu tố bệnh lý: yếu tố cơ học (CH),miễn dịch (MD), chuyển hoá (C/H), di truyền (DT).Quá trình thoái hoá sinh học và thoái hoá bệnh lý của đĩa đệm đan xem nhau(khó phân biệt), gây nên thoái hoá hỗn hợp đĩa đệm (thoái hóa nhân nhầy),nứt rách vòng sợi gây thoát vị nhân nhầy qua chỗ nứt của vòng sợi (gọi làthoát vị đĩa đệm – hernie discal).+ Khởi phát của TVĐĐ có thể từ từ trên cơ sở đĩa đệm đã bị thoái hoá (thoáihoá sinh học và thoái hoá bệnh lý) hoặc TVĐĐ khởi phát sau một chấnthương gấp quá mức CSC do chấn thương.Một số ít trường hợp TVĐĐ/CSC xảy ra ở đĩa đệm bình thường (chưa bịthoái hoá) do một chấn thương CSC bị gấp quá mức, mạnh và đột ngột.3. Lâm sàng3.1. Khởi phát- 85% khởi phát từ từ, chủ yếu là đau mỏi, hạn chế vận động cột sống cổ,đau đĩa đệm; đau thường xuyên (60% trường hợp), đau sau khi ngủ dậy(30% trường hợp). Biểu hiện lâm sàng thành từng đợt.- 15% khởi phát đột ngột sau chấn thương gấp cột sống cổ quá mức.- Tuỳ thuộc vào vị trí và giai đoạn TVĐĐ/CSC mà triệu chứng lâm sànghoặc riêng lẻ, hoặc phối hợp thành các hội chứng. Trường hợp TVĐĐ nhiềutầng hoặc có thoái hoá cột sống cổ nặng có bệnh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: