
Tài liệu: Viêm phế quản
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu: Viêm phế quản Viêm phế quản Viêm phế quản (VPQ) là một bệnh lý của đường hô hấp, khi bị viêm, niêm mạc phế quản bị kích thích sẽ dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, gây ra khó thở, ho và có thể kèm theo đờm đặc. Viêm đường hô hấp dễ dẫn đến viêm phế quản - Ảnh minh họa Nguyên nhân VPQ được chia thành 2 dạng là cấp tính (kéo dài ngắn hơn 6 tuần) và mạn tính (tái phát thường xuyên trong vòng hơn 2 năm). Ngoài ra, ở những bệnh nhân bị hen phế quản thì niêm mạc phế quản cũng có thể bị viêm và gây nên tình trạng gọi là viêm phế quản dạng hen. Ảnh minh họa VPQ cấp tính Thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, là tình trạng nhiễm khuẩn nhanh & ngắn hạn ở các phế quản và thỉnh thoảng có kèm nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Bao gồm các triệu chứng ho liên tục, có đờm, thường xuất hiện từ 24- 48 giờ sau khi ho; sốt cao, lạnh run; đau hay cảm giác thắt ngực, đau dưới xương ức khó thở, thở ngắn. Hầu hết viêm phế quản cấp có nguyên nhân ban đầu do virus (đôi khi còn do vi khuẩn) tấn công vào lớp niêm mạc của phế quản. Những triệu chứng như sưng, tăng tiết dịch gây ra khó thở, thở khò khè là do cơ thể phản ứng chống lại sự nhiễm khuẩn. VPQ mạn tính Là tình trạng ho khạc lâu ngày, bệnh diễn tiến nặng thường phải được điều trị đều đặn. VPQ mạn tính thường do một hoặc nhiều yếu tố. Có thể do nhiều đợt VPQ cấp lặp đi lặp lại kéo dài sẽ làm suy yếu và gây kích thích ở phế quản và dẫn đến VPQ mạn tính. Ô nhiễm môi trường; tiếp xúc với khói bụi, nghiện thuốc lá nặng v.v... là những nguyên nhân chính gây nên VPQ mạn. VPQ mạn có 3 loại chính: thể đơn thuần ho khạc đờm nhày; thể đờm mủ (hay mắc đi mắc lại); và thể khó thở. Nguyên nhân chủ yếu là sự xâm nhập của vi khuẩn và sự suy giảm khả năng đề kháng của cơ thể. Yếu tố thuận lợi làm suy giảm sức chống đỡ của niêm mạc là khói thuốc lá và không khí ô nhiễm. Triệu chứng ban đầu ho và khạc đờm. Ho xảy ra nhiều trong một năm, từng đợt, dễ xuất hiện khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết, có thể ho khan nhưng thường ho có đờm màu trắng và có bọt. Khi ho lâu ngày, đờm đặc hơn, màu vàng và có mủ. Các đợt ho đờm thường xảy ra lặp đi lặp lại, ban đầu 4-5 lần một năm, mỗi lần 10-15 ngày, về sau thường xuyên và kéo dài hơn. Khó thở là một triệu chứng quan trọng, xảy ra ở giai đoạn muộn hơn. Lúc đầu chỉ là cảm giác “trống hơi” nặng nề như bị đè nén trong ngực, dần dần bệnh nhân cảm thấy thiếu không khí thực sự. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác, tuy không thường xuyên như gầy sút, xanh xao, buồn ngủ lơ mơ suốt ngày, tim đập nhanh... Ảnh minh họa Điều trị VPQ cấp tính có thể được điều trị hiệu quả mà không cần phải tiến hành chăm sóc y tế đặc biệt. Do hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp đều có nguyên nhân từ virus nên các loại kháng sinh không có vai trò điều trị, bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc một tuần. Điều trị thông thường cho VPQ cấp tính bao gồm nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ngưng hút thuốc, tránh bị xúc động. Ở một số trường hợp, bác sĩ có thể kê toa các thuốc thường thấy trong điều trị hen suyễn nhằm mục đích làm sạch đờm nhớt trong phế quản. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được đưa đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị khi có một trong các dấu hiệu sau: Ho nhiều, kéo dài và làm ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc các sinh hoạt hàng ngày, hoặc có kèm đau ngực dai dẳng. Các triệu chứng kéo dài trên 1 tuần, và đờm trở nên nhiều hơn, sậm màu hơn, đặc hơn hoặc có máu. Làm gì để tránh bị tái nhiễm viêm phế quản cấp? Cần bỏ thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc lá, khói bụi. Khói thuốc gây ra tổn thương các cấu trúc phế quản và virus dễ dàng tấn công gây bệnh và làm cho vết thương ở phế quản lâu lành. Ngoài ra, cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để loại bỏ virus dính trên tay trong sinh hoạt hàng ngày. VPQ mạn tính về nguyên tắc, điều trị viêm phế quản mạn cần đạt được 3 mục tiêu: chống nhiễm khuẩn mới; phục hồi lưu thông không khí; chống nguy cơ suy hô hấp. Không nên tự ý mua thuốc ho khi chưa được bác sĩ hướng dẫn. Khi có nhiễm trùng hô hấp, bác sĩ có thể cho dùng kháng sinh phổ rộng từ 5 - 10 ngày để điều trị nhiễm trùng. Nếu bệnh nhân bị kèm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc giãn phế quản kháng hệ thống cholinergic. Đây là những thuốc giúp làm giãn tạm thời các phể quản bị hẹp trong phổi. Ngoài ra cũng có thể sử dụng thuốc nhóm steroid để làm giảm hiện tượng viêm trong các phế quản. Tuy nhiên biện pháp điều trị quan trọng nhất và thành công nhất cho bệnh VPQ mạn tính và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là ngưng hút thuốc. Trong trường hợp VPQ mạn tính có kèm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng, thì cơ thể bị suy giảm về khả năng vận chuyển oxy từ phổi vào máu. Do đó bác sĩ có thể cho bệnh nhân thở oxy liên tục hoặc tùy theo nhu cầu. Những thiết bị cung cấp oxy hiện nay đang được phổ biến một cách rộng rãi. Nếu sử dụng bình oxy tại nhà thì phải đặc biệt chú ý không được đặt thiết bị gần những chất dễ cháy nổ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
viêm phế quản là gì tìm hiểu về viêm phế quản y học thường thức kiến thức y học y học cơ sở lý thuyết y họcTài liệu có liên quan:
-
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 240 0 0 -
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 207 0 0 -
Một số dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc
5 trang 189 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 185 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 132 0 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 131 0 0 -
4 trang 122 0 0
-
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 122 0 0 -
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 118 0 0 -
Giáo trình Y học cơ sở (Tài liệu dành cho Dược trung cấp) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
285 trang 87 1 0 -
9 trang 84 0 0
-
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 84 0 0 -
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 62 0 0 -
Kiến thức y học - Sức khỏe quý hơn vàng: Phần 1
177 trang 55 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 53 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 52 0 0 -
Giáo trình sức khỏe môi trường_Bài 1
26 trang 51 0 0 -
Câu hỏi trắc nghiệm: Chuyển hóa muối nước
11 trang 48 0 0 -
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc MEPRASAC HIKMA
5 trang 48 0 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 46 0 0