Tang lễ - Những điều cần biết dành cho người Việt do GS. Trần Văn Chi biên soạn giới thiệu tới bạn đọc những quan niệm về cái chết đối với người Việt Nam, những điều liên quan đến người chết, mê tín liên quan đến người chết,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết tài liệu thú vị này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tang lễ - Những điều cần biết dành cho người Việt - GS. Trần Văn Chi (biên soạn) LỄ TANG Những Điều Cần Biết Dành Cho Người Việt GS Trần Văn Chi biên soạn I - Quan Niệm Về Cái Chết Đối Với Người Việt NamTừ xa xưa người Việt Nam sống với tâm thức: Con người ta sanh ra, lớn lên, dựng vợ gả chồng, sinhcon đẻ cái, tạo lập công danh sự nghiệp… cuối cùng cũng theo quy luật sinh lão bệnh tử. Do xem vàchấp nhận cái chết là quy luật nên người Việt Nam đón nhận cái chết trong tinh thần chủ động thưthản như sắm trước quan tài (gọi là Thọ), xây dựng sanh phần (gọi là Kim tỉnh) cho chính bản thân khicòn sống. Nhân sanh quan người Việt xưa nay cũng cho là sống ở, thác về, xem cuộc sống trên mặt đất chỉ là cõi trọ tạm bợ, và chết không phải là hết, mà về cõi vỉnh cữu. Do vậy người chết cần được mồ yên mả đẹp, việc động mồ động mả rất kiêng cử ví có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của con cháu nhiều đời. Người Việt còn sống theo đạo lý: nghĩa tử là nghĩa tận, tức là bao nhiêu hờn oán đều xóa bỏ khi đối tượng đã chết, vì chết là dứt nợ trần gian. Không ai truy cứu người chết bao giờ. Trong dân gian tới nay ngay vẫn còn mộtbộ phận lớn người tin vào linh hồn, cho rằng người chết rồi thì linh hồn sẽ sống ở cõi âm, nơi đó linhhồn cũng sinh hoạt như ở dương thế.Sống làm vợ khắp người taKhéo thay thác xuống làm ma không chồngTruyện Kiều - Nguyễn DuDầu quan niệm cái chết thế nào thì tang lễ là một hình thức bày tỏ lòng nhớ ơn và thương xót củangười sống đối với người chết.Người Việt quan niêm lễ tang là một phần của đạo hiếu mà con cháu dành cho ông bà cha mẹ khiquá cố. Do vậy qua các triều đại thời phong kiến nhà vua cho soạn nghi thức lễ tang thành nhữngquy điều, dạy bá tánh phải tuân theo.Con người có tổ có tôngNhư cây có cội như sông có nguồnCa dao -1-Tục lệ về tang ma của người Việt xưa dầu chịu ảnh hưởng người Tàu, nhưng vẫn giữ được nét đặcthù văn hóa Việt Nam.Thọ Mai Gia Lễ là bộ sách nói về lễ tang của Việt Nam dựa vào sách Chu CôngGia Lễ của Trung Hoa. Tác giả Thọ Mai tên thật là Hồ Sỹ Tân (1690-1760) thời vua Lê chúa Trịnh,người làng Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu, đậu Tiến sĩ năm 1721.Việc tang ma của Việt Nam xưa nay dựa vào sách Thọ Mai Gia Lễ. Với triều đình, nhà quý phái thì lễtang có vô số những nghi lễ nhiêu khê, rườm rà, phức tạp, tốn kém. Thí dụ khi vua băng hà, các quan,các hoàng thân, các bà nội cung luân phiên dâng lễ tế, các cuộc vui chơi, hội hè, cưới gả trong nước bịcấm, từ quan lại đến cung đình đều phải để tang từ ba tháng 10 ngày đến ba năm, Bộ Lễ lo việc tanglễ, Khâm Thiên Giám lo chọn ngày giờ hành lễ, thi hài nhà vua được chôn theo với vô số vàng bạcchâu báu, lăng tẩm được xây dựng nguy nga tráng lệ, có khi phải mất từ vài ba chục năm về trước lúcnhà vua vừa mới lên ngôi, hao tốn không biết bao nhiêu tiền bạc và có cả xương máu nữa.Lễ tang xuống đến làng xã, người bình dân tổ chức đơn giản, chú trọng ở lòng thành nói lên cách ăn ởđối xử sao cho phải đạo làm người, nói lên lòng hiếu thảo của người sống đối với người chết.Quy tắc vè tang chế lâu dần trở thành phong tục tốt và mang ý nghĩa thiêng liêng, được mọi ngườiViệt công nhận không phân biệt tôn giáo, địa vị tầng lớp giàu nghèo trong xã hội.Xuất phát từ việc xem trọng người chết nên người Việt Nam kính trọng người lớn tuổi như câu châmngôn “Kính lão đắc thọ”, có ý khuyên chúng ta nên kính trọng người lớn tuổi hơn mình, thì sau nàychúng ta mới được sống lâu. Người già vì thế được con cháu chăm sóc; được làng xóm xã hội nểtrọng, lâu ngày trở thành truyền thống văn hóa của Việt Nam.Truyền thống kính lão được người ViệtNam giữ gìn và phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.Khi ông bà, cha mẹ đến 60, 70, 80 tuổi thường được con cháu làm lễ mừng thọ. Đó không chỉ là dịpvui mừng trong gia đình, mà còn là niềm vui chung của dòng họ, làng xóm.Trong lịch sử Việt Nam, có nhiều câu chuyện nói lên truyền thống trọng lão được truyền tụng tới nay.Như thời nhà Trần quy định lệ lên lão là từ tuổi 60 trở lên, được miễn tất ...