Danh mục tài liệu

Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay - Mạc Tuấn Linh

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 214.53 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm giúp các bạn chuyên ngành Xã hội học có thêm tài liệu tham khảo, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay" dưới đây. Nội dung bài viết trình bày những khó khăn và thách thức của nền kinh tế của nước ta, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay - Mạc Tuấn LinhDiễn đàn.... Xã hội học, số 2 - 1997 15TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘIỞ NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAYMẠC TUẤN LINH Đường lối đổi mới của Đảng đã đưa đến sự biến đổi sâu sắc trong đời sống kinh tế - xãhội nước ta. Nhờ có đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, kinhtế tăng trưởng nhanh và ổn định. Nếu như thời kỳ 1986 – 1990 tốc độ tăng GDP bình quânhàng năm là 3,25% thì thời kỳ 1991 – 1995 tốc độ này là 8,2%. Riêng năm 1995 tốc độ tăngGDP đạt 9,5%. Một trong những thành tựu nổi bật nhất của đổi mới kinh tế ở nước ta là kiềmchế và kiểm soạt được lạm phát. Lạm phát đã bị đẩy lùi từ 74,7% năm 1986 xuống còn 67,1%năm 1991 và còn 12,7% năm 1995. Thành tựu này càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh cảumột nền kinh tế đang chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường mà nhiềunước cũng trải qua quá trình này nhưng không đạt được. Chính sách đổi mới đã tác động tíchcực tới tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nôngnghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ 1991– 1995 đạt mức 4,5%. Sản xuất lương thực không những đáp ứng nhu cầu trong nước, đảmbảo được an ninh lượng thực quốc gia mà còn xuất khẩu được mỗi năm khoảng 2 triệu tấngạo. Đầu tư toàn xã hội bằng nhiều nguồn vốn khác nhau đã tăng lên khá nhanh và năm 1995đạt 27,4% so với GDP. Nhiều công t rình thuộc kết cấu hạ tầng và cơ sở kỹ thuật trọng yếu đãđược xây dựng, tạo thêm sức mạnh vật chất và thế cân đối mới cho bước phát triển tiếp theo. Tăng trưởng kinh tế đã góp phần tích cực để cải thiện và nâng cao đời sống của cáctầng lớp dân cư. Nhìn chung, mặt bằng mức sống của các tầng lớp dân cư, kể cả tầng lớpnghèo nhất, đều được nâng lên. Do sự phát triển kinh tế, nhiều khu công nghiệp mới, nhiềungành nghề mới đã được mở ra, đã tạo thêm được nhiều chỗ làm việc cho lao động xã hội.Đổi mới đã tạo ra quan niệm mới về việc làm ở nước ta. Theo quan niệm mới này, mọi việclàm có ích, được phát luật cho phép, tạo ra thu nhập đều được trân trọng. Bước đầu chúng tađã hình thành được thị trường lao động, người lao động đã được tự do trong tìm kiếm việclàm. Người có điều kiện cũng đã được khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, tạo công ănviệc làm. Sự ra đời của Bộ luật Lao động tạo ra khuôn khổ pháp lý, tạo ra mối quan hệ mới,đã góp phần làm cho thị trường lao động được lành mạnh hóa, công bằng xã hội từng bướcđược bảo đảm. Những điều này đã làm cho tiềm năng lao động được giải phóng, pháp huyđược yếu tố nội lực của con người. Người lao động đã tích cực, chủ động tạo việc làm chomình và góp phần thu hút thêm lao động xã hội. Nhờ những giải pháp của Nhà nước và của xãhội và cá nhân, hàng năm chúng ta đã giải quyết được cho khoảng 1,2 triệu lao động có việclàm. Xã hội và cá nhân đã chủ động tự tạo việc làm là chính, đồng thời nhà nước cũng tạo mọiđiều kiện để người dân tạo việc làm, chuyển hướng từ người lao động thụ động trông chờ nhànước tạo cho mình chỗ làm việc sang việc người lao động chủ động tạo việc làm. Vì vậy có Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn16 Tăng trưởng kinh tế....thể thấy, trong số lao động được tạo việc làm, gần 80% là do dân và các tổ chức xã hội tạo ra.Bên cạnh đó, bằng các giải pháp của nhà nước đã góp phần tạo ra đáng kể số chỗ làm việc.Chỉ tính riêng việc cho vay vốn thông qua Quỹ quốc gia giải quyết việc làm mỗi năm đã cóhàng chục ngàn dự án đã được vay với số vốn hàng trăm tỷ đồng, đã thu hút được hàng trămngàn lao động (năm 1996 cho vay trên 15 ngàn dự án với tổng số vốn gần 500 tỷ đồng, thuhút khoảng 300 ngàn lao động). Đường lối Đổi mới đã tạo ra động lực mới trong đời sống kinh tế - xã hội của đại bộphận dân cư nước ta. Chỉ trong vòng 10 năm Đổi mới tỷ lệ người giàu, hộ giàu đã tăng lênđáng kể; tỷ lệ người nghèo, hộ nghèo cũng giảm đi khá nhanh. Nhà nước một mặt khuyếnkhích người dân làm giàu, mặt khác đã có các chính sách và biện pháp hỗ trợ người nghèo.Nhờ vậy, tỷ lệ nghèo đói đã giảm từ 50% (năm 1989) xuống còn 20,37% (năm 1995) và còn19,23% (năm 1996) – theo chuẩn nghèo của Việt Nam. Năm 1996, bằng nhiều hình thức vàgiải pháp khác nhau chúng ta đã tạo ra được nguồn vốn tài chính trên 2000 tỷ đồng để thựchiện xóa đói giảm nghèo và đã thu hút được sự hỗ trợ của nhiều cá nhân, tổ chức xã hội trongvà ngoài nước trong vấn đề xóa đói giảm nghèo. Một mặt tập trung đầu tư phát triển một sốvùng kinh tế động lực, mặt khác Nhà nước đã chú trọng phát triển kinh tế - xã hội ở các vùngkhác, đặc biệt đã chú trọng đến một số vùng núi, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng. Nhờ vậy,đã cố gắng phần nào tạo ra cơ hội bình đẳng tương đối trong sự phát triển giữa các vùng. Có thể thấy rõ rằng giai đoạn phát triển trong nhữ ...